slimshady_9x

New Member
Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện cơ cấu bộ mỏy quản lý của công ty cổ phần tư vấn thí nghiệm thí công trình giao thông
LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình hội nhập hiện nay, nền kinh tế đang có những biến chuyển không ngừng. Các biến chuyển về mặt kinh tế đã không ngừng tác động đến các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Sự tác động này không chỉ đòi hỏi sự biến chuyển của các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân mà ngay trong các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần có những thay đổi nhằm hoàn thiện bộ máy cho phù hợp với yêu cầu của thực tế
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần tư vấn thí nghiệm công trình giao thông 1, khi đi sâu vào nghiên cứu bộ máy quản lý em thấy thực trạng bộ máy còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhât, Cơ cấu tổ chức của c«ng ty còn cồng kềnh nhiều bộ phận, phòng ban có chức năng chồng chéo
Thứ hai, Cơ chế thủ trưởng chỉ huy làm giảm tính chủ động của nhân viên
cấp dưới.
Từ những lý do trên em xin chọn đề tài “ Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần tư vấn thí nghiệm thí công trình giao thông1”
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là : Cơ cấu, chức năng quá trình phân công phân nhiệm tại công ty cổ phần tư vấn thí nghiệm công trình giao thông1.
Đối tượng nghiên cứu: Bộ máy quản lý và các phòng ban chức năng tại công ty cổ phần tư vấn thí nghiệm công trình giao thông 1.
Việc nghiên cứu đề tài trên nhằm mục đích:
Thứ nhất, Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần tư vấn thí nghiệm công trình giao thông 1 thấy được chức năng nhiệm vụ của đơn vị cũng như từng bộ phận thấy được mối quan hệ giữa chúng.
Thứ hai, từ thực tế nghiên cứu thấy được những hạn chế của cơ cấu bộ máy quản lý
Thứ ba, đề ra một vài giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu hiện tại
Để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài trên em sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê, quan sát kết hợp với điều tra bằng bảng hỏi từ đó rút ra những số liệu sơ cấp ban đầu cộng với quá trình xử lý thông tin kết hợp với lý thuyết đã được học từ đó nhận biết và đánh giá được thực trạng của đối tượng cần nghiên cứu.
Đối tượng điều tra: chủ yếu là cán bộ quản lý, chuyên viên của các phòng ban bộ phận, các đối tượng quản lý của cơ sở (nếu có).
Quy mô điều tra: khoảng 30 % các đối tượng trên.
Kết cấu của đề tài gồm
Phần I : Cơ sở lý thuyết của đề tài
Phần II : Phân tích thực trạng tại đơn vị
Phần III: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý của đơn vị.

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1. Các khái niệm cơ bản
Khái niệm về quản lý
Quản lý là trình tác động không ngừng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, đồng thời sử dụng một cách có hiệu quả tiềm năng, cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Từ định nghĩa trên ta thấy để có quá trình quản lý phải đảm bảo những điêu kiện sau:
- Phải tồn tại một chủ thể quản lý tạo ra tác động và phải có một đối tượng quản lý chịu các tác động đó.
- Phải xây dựng các mục tiêu cụ thể để từ đó chủ thể quản lý sẽ có các biện pháp tác động cụ thể lên đối tượng quản lý.
- Chủ thể phải thực hiện các hành động một cách liên tục
Tóm lại quá trình quản lý bao gồm các quá trình lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, lãnh đạo việc thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá quá trình thực hiện.
Khái niệm về tổ chức
Tổ chức là một khái niệm được sử dụng linh hoạt
Thứ nhất, tổ chức là hệ thống bao gồm nhiều cá nhân cùng hoạt động vì mục đích chung
Thứ hai, tổ chức là quá trình triển khai các kế hoạch.
Thứ ba, tổ chức là quá trình quản trị, bao gồm việc đảm bảo cơ cấu tổ chức và nhân sự cho hoạt động của tổ chức.
Theo Ducan (1981): Tổ chức là quá trình liên kết các cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong hệ thống nhằm thực hiện mục đích đề ra của tổ chức dựa trên các nguyên tắc quản lý nhất định .
Tóm lại tổ chức bao gồm các nội dung sau:
- Tổ chức trước do con người chủ động tập hợp nhau lại. Từ đó ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của con người trong tổ chức.
- Trong tổ chức thì mọi hoạt động của con người thường cùng hướng tới một mục tiêu nhất định đã được đề ra.
- Mối quan hệ giữa người với người cần được xác định theo một cơ cấu đã được quy ước.
Khái niệm về cơ cấu tổ chức
Hiện nay tồn tại hai trường phái quan niệm về cơ cấu tổ chức :
Theo Roobin (1998): Cơ cấu tổ chức là việc xác định các công việc được tập hợp, phân công phối hợp một các chính thức như thế nào.
Theo Griffin và Moorhead (2001): cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, các mối quan hệ báo cáo quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức.
Theo hai định nghĩa trên ta có thể nhận thấy mục đích của cơ cấu tổ chức là bố trí sắp xếp lại và phối hợp các hoạt động của con người lại nhằm thống nhất mục tiêu. Cơ cấu tổ chức là tổng thể các bộ phận được chuyên môn hóa, có mối liên hệ với nhau, chúng cùng có nhiệm vụ và trách nhiệm cũng như quyền hạn nhất định được bố trí theo các cấp khác nhau
Tóm lại: Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể tổ chức ra thành các bộ phận nhỏ theo từng tiêu chí nhất định. Những bộ phận đó thực hiện những chức năng nhất định nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của tổ chức.

Bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý của tổ chức là hệ thống những con người cùng các phương tiện của tổ chức, được liên kết theo một nguyên tắc và quy tắc nhất định mà tổ chức thừa nhận để lãnh đạo quản lý toàn bộ các hoạt động của hệ thống nhằm đạt được mục đã định.
Từ khái niệm trên ta thấy bộ máy quản lý bao gồm hai hệ thống có sự tách rời nhau và xác định rõ đó là hệ thống chỉ huy và hệ thống chức năng:
- Hệ thống chỉ huy bao gồm các quyết định, các quyền lực của chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý.
- Hệ thống chức năng bao gồm các công việc nhiệm vụ được xác định rõ ràng cho từng đối tượng, từng cấp, từng lĩnh vực.
Khái niệm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Thứ nhất: Cơ cấu bộ máy quản lý là tổng thể các bộ phận khác nhau có mối liên hệ với nhau được chuyên môn hóa được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được được bố trí theo từng cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản lý của doanh nghiệp và thực hiện mục đích chung đã được xác định của doanh nghiệp.
Thứ hai : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là một hình thức tổ chức mà trong đó quá trình quản lý được thực hiện dựa trên cơ sở phân định các chức năng quản lý cho các bộ phận quản lý hành chính khác nhau
Trong doanh nghiệp tồn tại hai cơ cấu đó là cơ cấu bộ máy quản lý và cơ cấu bộ máy sản xuất kinh doanh. Hai cơ cấu này có tác động qua lại lẫn nhau: Cơ cấu bộ máy quản lý tác động trực tiếp lên cơ cấu sản xuất, lên kế hoạch, giám sát đánh giá việc thực hiện... mặt khác cơ cấu sản xuất tác động lại quy mô của cơ cấu quản lý, cách thức điều hành...
Trong cơ cấu bộ máy quản lý bao giờ cũng tồn tại bộ phận quản lý và cấp quản lý
Bộ phận quản lý: là một đơn vị quản lý riêng biệt có những chức năng quản lý nhất định chẳng hạn như phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng bán hàng...
Cấp quản lý : là sự thống nhất của các bộ phận quản trị ở cùng một trình độ nhất định như cấp tỉnh, huyện...
Như vậy bộ phận quản lý phản ánh quy mô chức năng của bộ máy theo chiều ngang còn cấp quản lý lại phản ánh sự phân chia theo chiều dọc. Sự phân chia các chức bộ máy quản lý theo chiều ngang phản ánh trình độ chuyên môn hóa cảu tổ chức còn sự phân chia theo chiều dọc lại phản ánh năng lực quản lý của bộ máy.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 3
1. Các khái niệm cơ bản 3
2. Chức năng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 6
II. CÁC KIỂU BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 8
1. Các kiểu cơ cấu bộ máy quản lý: 8
1.1 Cơ cấu trực tuyến 8
1.2 Cơ cấu theo chức năng. 9
1.3 Cơ cấu trực tuyến – chức năng. 10
1.4 Cơ cấu trực tuyến – tham mưu. 11
2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của tổ chức 13
3. Tính tất yếu phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy 13
3.1 Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 13
3.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tạo tiền đề để thực hiện tốt kế hoạch đặt ra trong từng thời kỳ. 13
3.3 Những yêu cầu khi xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý 14
3.4. Nội dung hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 14
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THÍ NGHIỆM CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I 15
I. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THÍ NGHIỆM CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I. 15
1.Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c«ng ty. 15
2. Chøc n¨ng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần tư vấn thí nghiệm công trình giao thông I. 16
3. Phân tích các mối quan hệ trong cơ chế hoạt động. 22
3.1. Các mối quan hệ hàng ngang: 22
3.2 Các mối quan hệ theo hàng dọc 22
4. Nhận xét về chức năng nhiệm vụ của c«ng ty cæ phÇn t vÊn thÝ nghiÖm c«ng tr×nh giao th«ng I. 23
II. THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ 24
1. Bộ máy quản lý tại c«ng ty cæ phÇn t vÊn thÝ nghiÖm c«ng tr×nh giao th«ng I. 24
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ TỪNG BỘ PHẬN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BỘ PHẬN 28
3.1GIÁM ĐỐC CÔNG TY 28
3.2 PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH : 29
3.3 PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT –KIÊM ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO VỀ CHẤT LƯỢNG : 29
3.4 TRƯỞNG PHÒNG : 29
3.5 PHÓ PHÒNG: 30
3.6 NHÂN VIÊN : 30
3.7 PHÒNG KỸ THUẬT -KẾ HOẠCH : 30
3.8 PHÒNG CÔNG NGHỆ-THỊ TRƯỜNG: 32
3.9 PHÒNG VẬT TƯ- THIẾT BỊ 33
3.10 XƯỞNG SẢN XUẤT PHỤ GIA 34
3.11. ĐỘI ĐỊA - KỸ THUẬT 35
3.12 PHÒNG THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG: 35
3.13 TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁM SÁT 36
3.14 PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN: 38
3.15 VĂN PHÒNG TỔNG HỢP 40
1. Nhận xét về thực trạng cơ cấu bộ máy 41
1.1 Sự phân công phân nhiệm giữa các bộ phận. 41
1.2 Sự phối hợp thực hiện công việc và sự chỉ đạo của cấp trên: 42
1.3 Cơ cấu và trình độ của cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu của đơn vị. 44
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THÍ NGHIỆM CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I 47
I. HOÀN THIỆN CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ 47
II. CƠ CẤU CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN PHÒNG BAN M¥Ý. 49
1. Phòng Tổ chức Hành chính 49
2. Phòng Tổng hợp 50
3. Dự kiến cơ cấu bộ phận “ một cửa ”: 51
III. HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ 53
1. Thực hiện nguyên tắc giao quyền 53
1.1 Các nguyên tắc chung trong việc giao quyền. 53
1.2 Giao quyền cụ thể tại các bộ phận trong đơn vị. 53
2. Những biện pháp khắc phục tình trạng hạn chế trong ủy quyền 54
IV. CẢI TIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN LỰC 55
1. Đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ công chức: 55
2. Đổi mới phương pháp đánh giá: 56
3. Đẩy mạnh đào tạo nâng cao trình độ 56
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58


Điều hành hoạt động nghiệp vụ
- Khâu tiếp nhận yêu cầu : thực hiện tại bàn giao dịch của trung tâm, công việc này do nhân viên của phòng tæ chøc hµnh chÝnh đảm nhận.
- Khâu tập hợp thông tin, phân phối xử lý: Nhân viên phòng Tæ chøc hµnh chÝnh sau khi tiếp nhận sẽ tiến hành phân loại về cho các chuyên viên của các bộ phận nghiên cứu giải quyết.
- Khâu giải quyết: sau khi tiếp nhận yêu cầu trung tâm giao dịch “một cửa” bàn giao lại các chuyên viên của các phòng ban lập tức giải quyết theo lộ trình thời gian đã quy định.

I. HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ
1. Thực hiện nguyên tắc giao quyền
1.1 Các nguyên tắc chung trong việc giao quyền.
- Xây dựng quy chế ủy quyền cụ thể bằng văn bản chính thức. Văn bản này được xây dựng dựa trên sự tham khảo ý kiến lãnh đạo công ty, sự tham gia của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Đưa việc đánh giá công tác ủy quyền và thực hiện ủy quyền vào quy trình đánh giá cán bộ công nhân viên.
- Việc ủy quyền được xây dựng đi đôi với việc tiếp nhận quyền hạn và chịu trách nhiệm trong việc giao quyền cũng như việc thực hiện quyền được giao.
1.2 Giao quyền cụ thể tại các bộ phận trong đơn vị.
- Ban giám đốc: trong nội bộ Ban giám đốc Giám đốc là người phụ trách chung và có trách nhiệm báo cáo với cấp trên và chịu trách nhiệm ban hành các văn bản chuyên môn trong thẩm quyền của công ty. Phân định rõ hai phó Giám đốc một người chịu trách nhiệm về các bộ phận tác nghiệp, một người chịu trách nhiệm về bộ phận tham mưu. Các phó giám đốc có quyền phân công phân nhiệm cho các bộ phận trong thẩm quyền của mình cũng giải quyết các phát sinh trong bộ phận mình phụ trách.
- Trong nội bộ phòng:
+ Trưởng phòng là người phụ trách chung, phân công phân nhiệm cho các thành viên trong phòng và chịu trách nhiệm một số nhiệm vụ chủ yếu của phòng mình.
+ Phó phòng phụ trách cán bộ công nhân viên trong phòng đồng thời chịu trách nhiệm một số nhiệm vụ còn lại của phòng khi trưởng phòng ủy quyền.
+ Các nhân viên trong phòng mỗi người phải chịu trách nhiệm ít nhất một nhiệm vụ của phòng trở lên. Các nhân viên được phân định rõ lĩnh vực phụ trách và phối hợp thực hiện công việc với các thành viên khác như thế nào.
2. Những biện pháp khắc phục tình trạng hạn chế trong ủy quyền
- Xác định các công việc được giao và giao phó quyền hạn theo kết quả đạt được. hay giao quyền đủ lớn để có thể hoàn thành các công việc, mục tiêu được giao.
- Lựa chọn con người theo công việc cần làm. Phân công công việc phù hợp với khả năng trình độ của từng cá nhân. Tránh việc giao chung cho từng tập thể dẫn đến tình trạng ỷ lại phân công không đúng khả năng cho các cá nhân.
- Duy trì các đường dây thông tin mở. cần có một sự thông suốt về thông tin giữa cấp trên và cấp dưới, nhằm cung cấp cho cấp dưới những thông tin cần thiết cho việc thực thi đúng quyền hạn được giao. Khi đó việc giao quyền sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Thiết lập được sự kiểm tra đúng đắn. Việc ủy quyền phải kết hợp với những biện pháp đảm bảo quyền đó được thực hiện đúng. Nếu muốn việc kiểm tra không gây trở ngại cho việc giao quyền, chúng ta kiểm tra phải
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác quản trị về cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng luxury, khách sạn luxury Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0
V Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
G Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại nhà máy cơ khí Hồng Nam Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng Luận văn Kinh tế 0
V Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top