ngoc_tin

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn: Hiệu quả kinh tế và xã hội của hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay. Khảo sát ba chương trình truyền hình "Năng lượng cho phát triển đất nươc", "S Việt Nam-Hương vị cuộc sống" và "7 ngày vui sống" trên kênh VTV1 từ 05/2010-05/2011 : Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng: 60 32 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2011
Chủ đề: Xã hội hóa
Báo chí
Chương trình
Truyền hình
Miêu tả: 85 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và diện mạo của hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu thực trạng của việc xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay thông qua kênh truyền hình VTV1-kênh Thời sự chính trị Tổng hợp. Phân tích thành công và hạn chế của hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình dưới các bình diện: về kinh tế báo chí, về chất lượng chương trình, về việc đa dạng hóa sản phẩm truyền thông đáp ứng nhu cầu của công chúng thông qua ba chương trình truyền hình “Năng lượng cho Phát triển đất nước”, “S Việt Nam-Hương vị cuộc sống” và “7 ngày vui sống” trên kênh VTV1. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam
MỤC LỤC...................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................2
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO CỦA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SẢN
XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.......................13
1.1. Khái niệm về xã hội hóa , xã hội hóa báo chí truyền thông và xã hội hóa truyền
hình............................................................................................................................13
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xã hội hóa và xã hội hóa sản xuất
chƣơng trình truyền hình.........................................................................................17
1.3. Diện mạo của hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................................20
1.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền
hình……………………………………………………………………………….. 27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG XÃ
HỘI HÓA SẢN XUẤT BA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH “NĂNG LƢỢNG
CHO PHÁT TRIỂN ĐẤT NƢỚC”,“S VIỆT NAM- HƢƠNG VỊ CUỘC SỐNG”
VÀ “7 NGÀY VUI SỐNG” VÀ TRÊN KÊNH VTV1Error! Bookmark not
defined.
2.1. Giới thiệu chung về các chƣơng trình “Năng lƣợng cho Phát triển đất nƣớc”,
“S Việt Nam- Hƣơng vị cuộc sống” và “7 ngày vui sống” trên kênh VTV1 ..........29
2.3. Thuận lợi và khó khăn trong xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình ở
VTV1.........................................................................................................................42
2.4. Hiệu quả kinh tế của hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình.47
Chƣơng 3: HIỆU QUẢ XÃ HỘI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG
TRÌNH Ở ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM..........Error! Bookmark not defined.
3.1. Hiệu quả xã hội của xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình (nghiên cứu
chƣơng trình “Năng lƣợng cho phát triển đất nƣớc”, “S Việt Nam- Hƣơng vị cuộc
sống” và “7 ngày vui sống”.......................................................................................60
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình
truyền hình.................................................................................................................69
KẾT LUẬN...............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................81
PHỤ LỤC..................................................................................................................85
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1997 đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị,
nghị quyết mở đường cho hoạt động xã hội hóa một số lĩnh vực trong đời sống xã
hội, cụ thể là: Nghị quyết 90/CP (ngày 21/8/1997) về phương hướng và chủ trương
xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế và văn hoá của Chính phủ; Nghị định
73/1999/NĐ-CP về chủ trương xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; Nghị
quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao. Những chính sách này đã
tạo động lực mạnh mẽ cho việc xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể
dục thể thao, thu hút và huy động được nhiều nguồn lực của các đơn vị, cá nhân
trong xã hội vào tham gia vào các hoạt động này.
Sau 7 năm triển khai Nghị quyết 90/CP, công tác xã hội hóa các hoạt động
giáo dục, y tế và thể dục thể thao đã thu được những kết quả quan trọng nhưng việc
xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa được vẫn triển khai một cách thận trọng. Riêng
trong liñ h vưc̣ phát thanh- truyền hình, năm 2005, sau khi Chính phủ ban hành Nghị
quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 về đẩy maṇ h viêc̣ xã hôị hóa các hoaṭ
đôṇ g giáo duc̣ , y tế , văn hóa và th ể dục thể thao ; viêc̣ xã hội hóa sản xuất các
chương trình phát thanh- truyền hình mớ i phát triển môṭ cách rõ nét và maṇ h mẽ .
Trước kia, chỉ có các đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất chương
trình truyền hình (các Đài truyền hình Nhà nước) mới được tổ chức sản xuất
chương trình. Ngày nay truyền hình không chỉ là hoạt động sản xuất chương trình
báo chí với chức năng tuyên truyền mà còn phát triển các chức năng khác như giải
trí, cung cấp thông tin kinh tế, chỉ dẫn… Nhu cầu của công chúng cũng ngày càng
đa dạng và khắt khe hơn, đòi hỏi truyền hình phải ngày càng phong phú hơn, chất
lượng cao hơn cả về nội dung và hình thức thể hiện. Bên cạnh đó, các đài truyền
hình đều đứng trước áp lực tăng kênh, tăng thời lượng, đa dạng hóa nội dung và
hình thức thể hiện. Truyền hình là ngành đòi hỏi kinh phí hoạt động và nguồn nhân
lực lớn. Tác phẩm truyền hình là sản phẩm của tập thể; Ekip làm chương trình có
thể gồm: phóng viên biên tập, phóng viên quay phim, kĩ thuật, lái xe…kèm theo đó
là hàng loạt các vị trí có liên quan như kĩ thuật dựng hình, kĩ thuật âm thanh, ánh
sáng, sân khấu, dựng cảnh, đội ngũ trợ lý… Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ
chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó, đồng thời đáp ứng tốt những đòi hỏi ngày
càng cao của công chúng, truyền hình Việt Nam không thể chỉ dựa vào nguồn ngân
sách Nhà nước để duy trì và phát triển hoạt động của mình, mà cần thu hút
nguồn trí lực và tài lực của toàn xã hội.
Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, do vậy, đã phát triển khá
mạnh mẽ trong khoảng gần chục năm qua. Nhờ có sự hợp tác với các đơn vị bên
ngoài Đài Truyền hình mà rất nhiều chương trình đã được sản xuất và phát sóng mà
không cần huy động kinh phí ngân sách của nhà Đài. Hàng trăm công ty truyền
thông ra đời, trong đó, rất nhiều công ty chủ động, tích cực hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất chương trình truyền hình. Nhiều chương trình mới, thậm chí, kênh truyền
hình mới đã ra đời, đặc biệt là các chương trình trò chơi giải trí, thông tin kinh tế và
phổ biến kiến thức như “Ai là triệu phú” (VTV3- Đài Truyền hình Việt Nam), “Việt
Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” (VTV1), “Hành trình kết nối những trái tim” (Đài Truyền
hình Hà Nội…), “Như chưa hề có cuộc chia ly” (Trung tâm THVN tại Thành phố
Hồ Chí Minh), O2TV (Kênh VCTV10), Kênh VBC, Kênh RealTV… Khoảng mười
năm nay, các hoạt động xã hội hóa truyền hình đã và đang được tổ chức thực hiện
một cách sôi nổi ở Đài Truyền hình trung ương và các địa phương trên cả nước. Tuy
nhiên cho tới nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu hiệu quả của các hoạt
động này, xét từ phương diêṇ hiêụ quả kinh tế và hiêụ ứ ng đối vớ i xã hôị .
Mặc dù hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trong thời
gian vừa qua đã thu được một số thành công nhưng trong lý luận và thực tiễn xã hội
hóa hoạt động sản xuất truyền hình vẫn tồn tại những vấn đề cần được nghiên
cứu. Cho đến nay, khái niệm xã hội hóa truyền hình vẫn gây rất nhiều tranh cãi
trong giới chuyên môn, các nhà nghiên cứu báo chí nói riêng và dư luận nói chung.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề bất cập của việc xã hội hóa truyền hình như chất lượng
các chương trình có yếu tố xã hội hóa không đồng đều, việc “bán sóng” hay “bội
thực quảng cáo” trong các chương trình truyền hình cũng đã được dư luận đặc biệt
quan tâm. Ngoài ra, nhiều đơn vị xã hội hóa chỉ quan tâm vào sóng của đài truyền
hình Trung ương hay các đài truyền hình lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh mà không quan tâm đến các đài địa phương, khiến cho hoaṭ đôṇ g xã hội hóa
chỉ tập trung vào môṭ số “troṇ g điểm”.
Ngày nay, còn phải kể tới tác động của các yếu tố chính trị- kinh tế- xã hội,
đặc biệt là cuộc khủng hoàng và suy thoái nền kinh tế thế giới 2008-2009 và sự kiện
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương maị thế giới (WTO) cũng làm cho
xu hướng xã hội hóa truyền hình bị ảnh hưởng. Điều này cũng làm gia tăng hơn nữa
những tác động cả tích cực và tiêu cực của xu hướng xã hội hóa đối với truyền hình.
Còn nhiều vấn đề đang được đặt ra trong bối cảnh xã hội hóa sản xuất chương trình
truyền hình Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn này,
người viết sẽ tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và xã hội của xã hội hóa sản
xuất chương trình truyền hình tại Đài Truyền hình Việt Nam (khảo sát kênh VTV1).
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong lý luận về báo chí truyền thông của các nước tư bản, báo chí truyền
thông là ngành công nghiệp cung cấp “nội dung thông tin giải trí” (media content)
cho khách hàng. Đây là ngành công nghiệp nhằm “sáng tạo ra một sản phẩm trí
tuệ”, “đóng gói” và “tối đa hóa lợi nhuận bằng cách phân phối/bán sản phẩm đó
càng nhiều lần càng tốt, cho đối tượng công chúng càng đông đảo càng tốt với giá
cao nhất có thể” (Doyle 2005, tr.18). Và ở các nước đó, trong ngành công nghiệp
truyền hình ở cả ba công đoạn nêu trên đều có yếu tố “xã hội hóa”, nghĩa là có sự
tham gia của các tổ chức cá nhân khác trong xã hội, không chỉ có các đài truyền
hình. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình chính trị- kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia
mà mức độ “xã hội hóa” ở từng công đoạn là khác nhau.
Trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, mô hình phát triển báo chí truyền
thông có nhiều khác biệt với mô hình phát triển báo chí và truyền thông ở Việt nam.
Nhưng tựu trung, ngành truyền thông ở các nước này hầu hết phát triển dựa trên cơ
sở mang lại lợi ích cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh truyền thông. Các nghiên
cứu quốc tế đưa ra rất nhiều mô hình truyền thông: Đa nguyên phân cực, Báo chí tự
do và Nghiệp đoàn dân chủ…Tuy nhiên, các tài liệu, sách báo về báo chí truyền
thông ở nước ngoài, đặc biệt là những công trình giới thiệu hoạt động sản xuất, kinh
doanh báo chí chưa được dịch sang tiếng Việt nhiều.
Ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận và
luận văn tìm hiểu về lĩnh vực truyền hình. Xét riêng về hoạt động xã hội hóa trong
lĩnh vực truyền hình, có thể kể đến khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu vấn đề xã hội
hóa truyền hình ở Việt Nam” do tui (Nguyễn Thị Tuyết Nhung) thực hiện và bảo
vệ thành công vào tháng 6 năm 2007 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là
một trong những công trình khoa học ở cấp tương đương, lần đầu tiên nghiên cứu
về lĩnh vực này. Tuy nhiên, khóa luận chỉ tập trung khảo sát chương trình “Làm
giàu không khó” trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) từ tháng 1 đến tháng
5 năm 2007. Mặc dù khóa luận đã cố gắng chỉ ra ưu, nhược điểm của chương trình
“Làm giàu không khó”, cũng như một số bất cập trong quá trình truyền hình bắt đầu
thực hiện xã hội hóa, nhưng đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, ở quy mô nhỏ của
một chương trình gameshow.
Khóa luận Tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Thanh Hà mang tên: Vấn đề xã
hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình (Khảo sát các chương trình:
“Đuổi hình bắt chữ”, “Hộp đen”, “Cơ hội 999” từ tháng 1 đến hết tháng 8 năm
2009) bảo vệ tại Khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2009) cũng đưa ra một số vấn đề mang tính chất khai
phá về xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Đài Truyền hình Hà nội. Các
nội dung chủ yếu là: Một số chủ trương về Xã hội hóa các lĩnh vực trong đời sống
xã hội; thực trạng xã hội hóa sản xuất ba chương trình của Đài Truyền hình Hà Nội
(đưa ra xuất xứ, hình thức sản xuất, luật chơi và cách chơi, ý kiến phản ứng của
khán giả); đánh giá một số thành công và hạn chế của các chương trình trên; đưa ra
một số giải pháp chung cho thúc đẩy xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình.
Luận văn Thạc sỹ của Vũ Thị Thu Hà- bảo vệ tháng 10 năm 2007 tại Khoa
Báo chí và Truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà nội (Khảo sát việc xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình tại
Đài Truyền hình Hà tây từ 2004-2006) chủ yếu tập trung nghiên cứu về thực trạng
hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình ở một đài truyền hình cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, có một số bài tham luận tại các hội thảo về xã hội hóa truyền
hình như hội thảo tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 (tổ chức ngày
05/01/2006 tại Nha Trang- Khánh Hoà) và lần thứ 26 (tổ chức ngày 11/01/2007 tại
Thành phố Hồ Chí Minh) hay một số bài nghiên cứu đăng tải trên các báo và tạp
chí trung ương và địa phương cũng đề cập đến vấn đề này. Tuy có một số bài viết
gần gũi với hướng nghiên cứu của đề tài, nhưng cho đến nay, chưa có một công
trình khoa học ở cấp tương đương trùng lặp với ý tưởng nghiên cứu của chúng tôi.
Bởi vậy, đề tài hứa hẹn sẽ có nhiều đóng góp mới mẻ cho hoạt động nghiên cứu lý
luận và thực tiễn sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu thực trạng của việc xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình
tại Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay thông qua kênh truyền hình VTV1- kênh
Thời sự chính trị Tổng hợp.
Phân tích thành công và hạn chế của hoạt động xã hội hóa sản xuất chương
trình truyền hình dưới các bình diện: về kinh tế báo chí, về chất lượng chương trình,
về việc đa dạng hóa sản phẩm truyền thông đáp ứng nhu cầu của công chúng.
Cuối cùng, đề tài nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng việc XHH sản xuất chương trình truyền hình.
Nhiệm vụ
Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn đề xã hội
hóa một số lĩnh vực trong đời sống như y tế, giáo dục, thể dục thể thao, văn hóa,
đặc biệt là những văn bản liên quan đến việc xã hội hóa trong hoạt động báo chí, và
trong lĩnh vực truyền hình.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền
hình và quy trình thực hiện một chương trình truyền hình có yếu tố xã hội hóa trên
các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
Khảo sát đánh giá ý kiến của khán giả truyền hình đối với một số chương
trình truyền hình có yếu tố XHH.
Đề xuất những giải pháp và kiến nghị để thúc đẩy việc xã hội hóa sản xuất
chương trình truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Đề tài sẽ sưu tầm, hệ thống các
văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực báo chí truyền
thông, đặc biệt là lĩnh vực truyền hình. Các tài liệu cụ thể là: Luật báo chí năm 1989
và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1992. Các văn bản quy
phạm pháp luật: Nghị quyết Đại hội TW 5 khóa X của Ban chấp hành Trung ương
Đảng về Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; Nghị quyết 90/CP
(ngày 21/8/1997) của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các
hoạt động giáo dục, y tế và văn hoá; Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chủ trương xã
hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày
18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn
hoá và thể dục thể thao; Thông tư số 19/2009/TT-BTTT 28/5/2009 của Bộ Thông
tin và Truyền thông; Quy định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương
trình phát thanh và truyền hình.
Các công trình nghiên cứu, sách, báo, tư liệu, tài liệu, các luận văn và khóa
luận liên quan đến đề tài. Các bài báo liên quan tới vấn đề luận văn nghiên cứu trên
các phương tiện truyền thông đại chúng ở trung ương và địa phương.
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Đối tượng chịu tác
động trực tiếp, đối tượng hưởng lợi nhiều nhất của các chương trình truyền hình là
công chúng. Hiệu quả đầu tiên cần được nghiên cứu của một chương trình truyền
hình là hiệu quả truyền thông của nó. Do vậy, đề tài thực hiện một điều tra xã hội
học có quy mô nhỏ để đánh giá hiệu quả, chất lượng các chương trình truyền hình
được xã hội hóa thông qua ý kiến của công chúng. Cuộc điều tra được thực hiện
bảng hỏi phát ra cho 300 mẫu là đối tượng học sinh sinh viên và công nhân viên
chức đang sống và làm việc trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Các số liệu điều tra xã hội
học bằng bảng hỏi thu được có giá trị cho nhóm mẫu này. Trong thực tế, mẫu
nghiên cứu còn nằm trong nhiều đối tượng khác, nhiều cộng đồng dân cư, khu vực
địa lý… của thủ đô Hà nội. Tuy nhiên, các nhóm mẫy này sẽ được khảo sát ở các
nghiên cứu xã hội học khác, phục vụ các đề tài nghiên cứu khác phù hợp hơn.
- Phƣơng pháp quan sát trực tiếp: Do người thực hiện đề tài là cộng tác
viên tại Đài Truyền hình Việt Nam, nên tui có điều kiện tiếp xúc, quan sát, tìm hiểu,
tiếp cận thực tế sản xuất chương trình truyền hình, đăc̣ biêṭ là các ch ương trìn h
truyền hình có yếu tố xã hội hóa để phân tích, đánh giá, tìm ra sự đa dạng trong quá
trình xã hội hóa sản xuất chương trình, đồng thời, phát hiện những khó khăn, thuận
lợi, thành công và hạn chế của các chương trình cụ thể.
- Phƣơng phá p nghiên cứu trƣờng hợp: Đề tài lựa chọn kênh truyền hình
để nghiên cứu là kênh VTV1.
- Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia: Ngoài ra, người thực hiện đề tài sẽ
tiến hành gặp gỡ và phỏng vấn các nhà quản lý của Đài Truyền hình Việt Nam (như
nguyên Phó Tổng giám đốc Trần Đăng Tuấn, môṭ số lãnh đạo các công ty truyền
thông tham gia công tác xã hội hóa truyền hình như: Giám đốc công ty Motion
Media; Giám đốc Công ty Truyền thông Đất Việt; Giám đốc Công ty Chu Thị...).
Ngoài ra chúng tui còn phỏng vấn một số nhà nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt
Nam để tìm hiểu, thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia về vấn đề xã hội hóa
sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như khảo sát,
phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, suy luận…
5. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ của luận văn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề XHH sản
xuất chương trình ở Đài Truyền hình Việt Nam, khảo sát trên kênh VTV1- kênh
Thờ i sự chính tri ̣tổng hơp̣ của Đài Truyền hình Viêṭ Nam , từ thời điểm tháng 1
năm 2010 tới hết tháng 05 năm 2011.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài là chỉ ra một cách hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động xã
hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, giải đáp những vấn đề cơ bản trong lý
luận về xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình như: Xã hội hóa truyền hình là gì?
Các hình thức của xã hội hóa truyền hình? Thực trạng xã hội hóa truyền hình ở Việt
Nam hiện nay; Hiệu quả của kinh tế và xã hội của xã hội hóa truyền hình?
Đề tài nhằm phát hiện và đưa ra một số giải pháp để giải quyết những mâu
thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện xã hội hoá truyền hình. Từ đó kiến nghị
các giải pháp hợp lý cho phát triển xu hướng này, đặc biệt là ở kênh VTV1- Đài
Truyền hình Việt Nam.
Đồng thời đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích về vấn đề này cho các đơn
vị, cá nhân làm truyền hình, tham gia công tác XHH truyền hình, hay giảng dạy về
truyền hình.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục; luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và diện mạo của hoạt động xã hội hóa sản xuất chương
trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Thực trạng và hiệu quả kinh tế của hoạt động xã hội hóa sản xuất ba
chương trình truyền hình “Năng lượng cho Phát triển đất nước” , “S Việt Nam- Hương vị
cuộc sống” và “7 ngày vui sống” và trên kênh VTV1
Chương 3: Hiệu quả xã hội và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Đài Truyền hình Việt Nam
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO CỦA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Khái niệm về xã hội hóa, xã hội hóa báo chí truyền thông và xã hội
hóa truyền hình
1.1.1. Xã hội hoá
Từ sớm, Các Mac (Karl Marx) và V.I. Lê-nin (Vladimir Ilyich Lenin) đã đưa
ra quan điểm về xã hội hóa nhưng lại chỉ tập trung nghiên cứu về xã hội hoá tư liệu
sản xuất trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm về xã hội hoá của Các Mac: Từ “xã hội hoá” theo truyền thống
có hai nghĩa chính, một nghĩa nhìn từ phía chủ nghĩa tư bản, một nghĩa nhìn từ phía
nhà nước “xã hội chủ nghĩa”. Xã hội hoá theo Các Mac là: “sự tiến xa hơn nữa của
quá trình xã hội hoá lao động… thành khai thác xã hội, và do đó, là tư liệu sản xuất
chung” và hai là “sự tiết kiệm mọi tư liệu sản xuất trong sử dụng như là tư liệu sản
xuất của lao động tập thể, xã hội hoá” cho phép chúng ta hình dung từ “xã hội hoá”
theo nghĩa mặt biểu hiện của lao động tập thể, đã thành đơn vị đo đếm được, tập
hợp được, phân phối được, trả lương hàng loạt được, trên binh diện toàn xã hội (hay
toàn cầu), và vì thế có thể khai thác hay bóc lột được. Tiến trình xã hội hoá lao động
bao gồm sự biến dạng lao động đơn thuần thành lao động với tư cách tư liệu sản
xuất chung, tập thể. Vậy, “xã hội hoá lao động” gồm việc biến cá thể độc lập thành
chỉ còn một mặt biểu hiện đơn thuần của con người toàn diện (50).
Quan điểm của V.I. Lê-nin về xã hội hoá: Nghĩa thứ hai của từ “xã hội
hoá” theo V.I. Lê-nin cũng vẫn đặt trên cơ sở mặt biểu hiện cấp cao của lao động/tư
liệu sản xuất trên bình diện toàn xã hội trong giai đoạn nhà nước thay mặt xã hội
làm chủ, tổ chức lao động, quản lý sản xuất, “kiểm kê và phân phối hợp lý” tư liệu
sản xuất xuyên qua luật pháp và chính trị, toàn phần hay gần toàn phần. V.I. Lê-nin
viết: “Khi chúng ta vẫn còn trong khuôn khổ sản xuất hàng hoá và tư bản chủ nghĩa,
bãi bỏ tư hữu đất đai là quốc hữu hoá đất đai. Từ „xã hội hoá‟ chỉ biểu lộ khuynh
hướng, ước mơ, một bước sửa soạn tiến tới chủ nghĩa xã hội.” (trích trong
Subservience to the bourgeoisie in the guise of “economic analysis” (50).
hiện một thái độ trân trọng đối với người xem mà còn là kênh thu thập thông tin có
ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chương trình truyền hình.
Tiểu kết chương 3
Như vậy, các chương trình truyền hình sản xuất bằng cách xã hội hóa
đã đem lại những hiệu quả đầu tiên đáng khích lệ, đặc biệt là trong việc tác động tới
công chúng của truyền hình. Xét về bản chất, chương trình chỉ được đánh giá tốt khi
nó đáp ứng được các tiêu chí phù hợp với nhu cầu thông tin lành mạnh của công
chúng. Không có một đại lượng hoàn toàn chính xác để đánh giá chất lượng các
chương trình truyền hình này. Tuy nhiên, sự quan tâm bước đầu và phản hồi có
chiều hướng tích cực từ phía công chúng đã chứng tỏ hiệu quả của cách sản
xuất xã hội hội hóa với chương trình. Xã hội hóa truyền hình là hoạt động mới được
thực hiện, cả nhà quản lý, Đài Truyền hình và các đơn vị tham gia xã hội hóa sản
xuất chương trình đều không khỏi gặp bỡ ngỡ. Hơn nữa, trong xu hướng cạnh tranh
của nền kinh tế thị trường, chừng mực nào đó xu hướng thương mại hóa truyền hình
đang diễn ra ở một bộ phận các đơn vị tham gia...đã tác động trái chiều vào sự phát
triển và nâng cao chất lượng sản xuất chương trình truyền hình xã hội hóa ở nước
ta. Những giải pháp trên đây mang tính gợi mở cho các đơn vị tham gia sản xuất
chương trình. Tuy nhiên, với mỗi chương trình, mỗi hình thức hợp tác khác nhau,
các giải pháp này phải được vận dụng một cách hợp lý để tạo hiệu quả cao nhất. Và
chất lượng chương trình chỉ thực sự được nâng cao khi người tham gia sản xuất
chương trình đề cao yếu tố chất lượng lên trên các yếu tố về kinh tế và quyền lợi.
Bởi vì, chất lượng chương trình càng cao, khán giả càng yêu thích, rating càng
lớn...thì quyền lợi kinh tế và của người làm chương trình ngày càng được nâng cao.
Không thể ngụy biện bằng các yếu tố khó khăn để che giấu sự thiếu chuyên nghiệp
và tinh thần trách nhiệm trong sản xuất chương trình truyền hình- những sản phẩm
tinh thần được cung cấp tới hàng triệu người và có tác động lớn tới xã hội đang
hàng ngày hàng giờ được phát sóng.
KẾT LUẬN
Tuy chưa nghiên cứu được một cách đầy đủ và toàn diện về hiệu quả kinh tế
và xã hội của các chương trình truyền hình được sản xuất bằng cách xã hội
hóa sản xuất chương trình, luận văn đã cố gắng đề cập tới những góc cạnh đánh giá
chung và rõ nét nhất của vấn đề này. Không thể phủ nhận những yếu tố tích cực mà
xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình đem lại, đó là: sự tiết kiệm chi phí cho
Nhà nước trong khi nội dung chương trình vẫn được đảm bảo; số lượng chương
trình sản xuất được tăng lên; số đầu chương trình cũng tăng dần theo thời gian. Sau
VTV3 hiện nay VTV1 cũng đã phát sóng 24h/ngày, trong đó có sự đóng góp lớn
của các chương trình truyền hình mang yếu tố xã hội hóa, nguồn lực xã hội được sử
dụng hiệu quả vào thông tin tuyên truyền của Đài Truyền hình nhằm phổ biến
dường lối chính sách của Nhà nước; việc thực hiện của các cơ quan công quyền và
phản hồi của quần chúng nhân dân. Trong một chừng mực nhất định cách
sản xuất chương trình này tạo ra sự kết nối giữa Nhà nước, Đài truyền hình, các tổ
chức chính trị- xã hội các đơn vị kinh doanh và quần chúng nhân dân. Một lượng
việc làm lớn được tạo ra cho xã hội, đồng thời một lượng thông tin lớn cũng được
khai thác để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của quần chúng nhân dân.
Xã hội hóa đã được chứng minh là hoạt động đúng theo quan điểm của
Đảng, đường lối chính sách của nhà nước và nguyện vọng của quần chúng nhân
dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tính chất mới mẻ, đa dạng, phức tạp và
phong phú của các hoạt động này không chỉ tạo ra những khó khăn cho những đơn
vị và cá nhân tham gia, nó còn gây ra những luồng quan điểm, dư luận ý kiến trái
chiều nhau về hiệu quả và tính trách nhiệm xã hội của các chương trình được sản
xuất ra. Về vấn đề này, ông Trần Đăng Tuấn - Nguyên Phó tổng Giám đốc Đài
Tryền hình Việt Nam thì “Vấn đề ở đây là khán giả, chẳng hạn như phối hợp cùng
với một công ty nào đó sản xuất chương trình truyền hình như gameshow chẳng
hạn, nếu làm ra một chương trình tốt thì món ăn tinh thần tốt là anh đã làm trọn vẹn
trách nhiệm xã hội của mình, và trong đó có cả lợi ích về tài chính vì được xã hội
đón nhận thì công ty ấy cũng thu được món lợi và Đài truyền hình cũng có lợi,
trước hết là đem lại sản phẩm tốt cho người dân” (Hội thảo Xã hội hoá sản xuất
chương trình truyền hình- Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 26 năm 2007).
Tuy nhiên, để theo kịp sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp thông
tin trong và ngoài nước, để giữ vững vai trò chức năng của báo chí cách mạng Việt
Nam và xa hơn nữa để cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế giới; việc nâng cao
chất lượng sản xuất chương trình là yếu tố tiên quyết. Không thể duy ý chí mà
khẳng định việc nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình xã hội hóa là dễ
dàng. Điều này đòi hỏi trách nhiệm, sự công tâm và lòng yêu nghề của cả nhà quản
lý, người làm truyền hình chuyên nghiệp và các đơn vị tham gia tổ chức sản xuất
chương trình truyền hình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên Luận văn Kinh tế 2
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top