dongxuanhathu44

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
TÓM TẮT
Toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ nhanh, rộng lôi kéo tất cả các quốc gia dân tộc vào vòng
xoáy của nó. Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang chủ động hội nhập
với khu vực và thế giới. Là một địa bàn chiến lược của đất nước, Tây Nguyên có nhiều tiềm
năng khơi dậy và phát triển. Trươc bối cảnh chung đó, bên cạnh giải quyết các vấn đề cơ bản
về kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền
thống các dân tộc trong khu vực là một nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng nền văn hoá
Việt Nam đa dạng, thống nhất, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chuẩn bị những tiền đề, bản
lĩnh văn hoá vững vàng khi hội nhập để phát triển.
ABSTRACT
Globalization today is occurring extensively, at a high speed and has attracted many peoples
as well as countries. As a result, Viet Nam, which is in its indutriallization and modernization
stage, also positively joins in the integration process with the region and the whole world. Tay
Nguyen – a very important place – has its own many potentialities to explore. With this
background, besides the tasks of solving the fundamental socio-economic problems, Tay
Nguyen has to maitain and develop the cultural characteristics to build a Vietnamese culture
diversified, unified, advanced and inbued with national identities in prepartion for the coming
integration and development.
Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu của thế giới đương đại trong những thập kỷ gần đây.
Đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất lôi kéo tất cả các quốc gia dân tộc,
các khu vực và các tổ chức quốc tế vào vòng xoáy của nó. Toàn cầu hoá hiện nay không chỉ là
toàn cầu hoá về kinh tế, mà còn là toàn cầu hoá về văn hoá xã hội. Từng quốc gia, dân tộc
cũng như toàn nhân loại không chỉ đang đứng trước những vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt mà
còn phải giải quyết những vấn đề văn hoá hết sức cấp bách. Toàn cầu hoá đem lại những ảnh
hưởng tích cực, những cơ hội hội nhập, giao lưu phát triển cho các nước đang phát triển, tạo
ra sự xích lại gần nhau hơn để giải quyết những vấn đề chung như hoà bình, ổn định, hợp tác
và phát triển. Mặt khác, nó cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều lĩnh vực nhất
là trên lĩnh vực văn hoá và bản sắc văn hoá của từng quốc gia, dân tộc.
Bước sang thế kỷ XXI, trong quá trình hội nhập với thế giới, khi mà khoa học công
nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, Đảng ta đã nêu rõ quan
điểm: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa
dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển… Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,
bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc
gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường” (3,tr.119-120). Trong quá trình chủ
động hội nhập, đứng trước những nguy cơ, thách thức “đồng hoá văn hoá”, “hoà nhập dẫn
đến hoà tan”, dân tộc Việt Nam đã tìm thấy trong vốn văn hoá truyền thống của mình và
những tinh hoa văn hoá của nhân loại những sức mạnh to lớn có thể huy động phục vụ có hiệu
quả cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để giải quyết
những vấn đề gay gắt và phức tạp của toàn cầu hoá, Đảng đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo cơ bản
nhất: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội” (1.tr.55). Tại Đại hội IX, Đảng đã khẳng định lại và nêu rõ: “Mọi
hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung,
tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và ngoài
xã hội. Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền
thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc” (2,tr.114).
Với 5 tỉnh gồm Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng và là một trong sáu
vùng kinh tế của cả nước, tuy diện tích tự nhiên chỉ bằng 16,3% diện tích tự nhiên của cả
nước và dân số cũng chỉ chiếm 5,3% cả nước, nhưng Tây Nguyên lại là một địa bàn chiến
lược rất quan trọng, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Các dân tộc
Tây Nguyên có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, có nền văn hoá cổ truyền độc
đáo, phong phú và rất đa dạng. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá đa dạng trong thống
nhất, là vườn hoa muôn màu muôn sắc toả ngát hương thơm thì văn hoá cổ truyền các dân tộc
Tây Nguyên là một trong những bộ phận cấu thành rất quan trọng để làm nổi bật nên diện
mạo đó. Sau ngày giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên, thực hiện
chính sách đại đoàn kết dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, trân trọng, bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Sau gần 20
năm đổi mới, cùng với sự phát triển chung của đất nước, bộ mặt kinh tế - xã hội Tây Nguyên
có nhiều thay đổi tích cực, đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc được
cải thiện rõ nét. Bên cạnh những thành tựu cơ bản đó, hiện nay nhiều vấn đề về kinh tế, văn
hoá xã hội ở Tây Nguyên còn cần tiếp tục được giải quyết trong thời gian sắp đến, trong
đó đáng chú ý là trên lĩnh vực văn hoá. Câu hỏi đặt ra là trong quá trình hội nhập và toàn cầu
hoá, làm thế nào để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên?
Lần về cội nguồn, Tây Nguyên là địa bàn cư trú của 13 đồng bào dân tộc thiểu số bản
địa có truyền thống văn hoá lâu đời như Bana, Êđê, M’nông, Striêng, Giarai, K’hor… Sau
năm 1975, với chủ trương của Đảng và Nhà nước tổ chức di dân đi xây dựng vùng kinh tế
mới, đến nay ở Tây Nguyên đã có khoảng 40 dân tộc anh em cùng làm ăn sinh sống. Sống
chan hoà, đan xen, đoàn kết trên dải đất cao nguyên hẹp từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc
Tây Nguyên đã có sự giao lưu và những ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục tập quán sản xuất,
sinh hoạt văn hóa. Những nét tương đồng và dị biệt trong văn hoá các tộc người ở Tây
Nguyên đã làm cho bức tranh đời sống văn hoá trong khu vực có nhiều mảng màu, sắc thái
khác nhau. Nền văn hoá cổ truyền của các tộc người Tây Nguyên là nền văn hoá hình thành
trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy, tự cấp, tự túc, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,
gắn bó hoà quyện với thiên nhiên, mang nhiều dấn ấn của chế độ mẫu hệ và tàn dư của chế độ
công xã thị tộc nguyên thuỷ. Các giá trị văn hóa, văn nghệ cổ truyền các tộc người Tây
Nguyên phản ảnh mơ ước, nguyện vọng ấm no, sung túc của con người nông nghiệp. Dù đang
ở giai đoạn thấp của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
rất giàu khả năng sáng tạo và biểu cảm nghệ thuật. Nhắc đến những sắc thái đặc sắc của văn
hoá trong khu vực, người ta sẽ nhớ ngay đến sắc thái văn hóa cộng đồng với những bộ phận
như:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tadinh2006

New Member
Re: [Free] Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên trước bối cảnh toàn cầu hoá

download
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh Hải Dương trong bối cảnh kinh tế thị trường Kinh tế chính trị 0
A Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường Kinh tế chính trị 0
O Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việ Kinh tế chính trị 0
Z Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay Kinh tế chính trị 0
D Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay Kinh tế chính trị 2
C Vận dụng quan điểm Mácxít về phủ định biện chứng vào việc giữ gìn và phát huy văn hoá Tày ở Cao Bằng Kinh tế chính trị 0
H Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông ở Văn hóa, Xã hội 0
N Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa, Xã hội 0
V Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thá Văn hóa, Xã hội 0
K Vai trò của báo chí trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam hôm nay Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top