daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, diện tích tự nhiên 1.400km2. Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam. Phía đông bắc và đông giáp tỉnh Nam Định, có sông Đáy làm địa giới. Phía đông nam giáp vịnh Bắc Bộ, bờ biển dài 14,7km. Phía tây nam giáp tỉnh Thanh Hoá, có hệ thống đồi núi Nho Quan - Tam Điệp làm địa giới. Phía tây bắc giáp tỉnh Hoà Bình. Địa hình tỉnh Ninh Bình hình thành ba vùng: phía tây và tây bắc là vùng đồi núi, có rừng nguyên sinh Cúc Phương (nay là Vườn quốc gia Cúc Phương) và những dãy núi trùng điệp; phía đông và đông nam là vùng đồng bằng và vùng ven biển do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp, vùng đất mở ven biển Kim Sơn hàng năm “tiến” ra biển từ 80 đến 100m tạo nên vùng đất mới phì nhiêu màu mỡ.
Do được ưu đãi của thiên nhiên, vùng đất Ninh Bình có sơn thanh, thủy tú, là một trong những nơi có sự hội tụ của khí thiêng sông núi, vì vậy đất Ninh Bình được coi là nơi “địa linh nhân kiệt”. Nơi đây đã sinh ra những con người kiệt xuất, có vai trò và ảnh hưởng to lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tiêu biểu nhất là Đinh Tiên Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên thiết lập chế độ phong kiến tập quyền, mở đầu thời kỳ phong kiến độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nơi đây còn có những địa danh ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Kinh đô Hoa Lư (sau này là Cố đô Hoa Lư). Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh đã chọn vùng đất Hoa Lư làm Kinh đô nhằm đảm bảo cho sự ổn định để xây dựng đất nước.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Kinh đô Hoa Lư là Kinh đô đầu tiên của chế độ phong kiến. Kinh đô nằm gọn trong địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư ngày nay. Khu vực cố đô rộng khoảng 300ha, xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi hùng vĩ tựa như bức tường thành tự nhiên. Khoảng trống giữa các sườn núi được xây dựng kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp đá cao từ 8 đến 10m, có đoạn phía trong là sân gạch, phía ngoài đắp đất, có đoạn đắp đá lẫn đất và có đoạn đắp toàn bằng đất. Bên cạnh đó, Kinh đô Hoa Lư còn có thành ngoại, thành nội và thành Nam.
Thành ngoại rộng khoảng 140ha, nằm trong địa phận thôn Yên Thượng và thôn Yên Thành (xã Trường Yên), có 6 tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín: Đoạn thứ nhất từ núi Đầm sang núi Thanh Lâu, được gọi là “tường Đông”; tường thành thứ hai cùng tuyến với tường thành thứ nhất nối từ núi Thanh Lâu đến núi Cột Cờ; tường thành thứ ba từ núi Cột Cờ sang núi Chẽ; tường thành thứ tư từ núi Chẽ sang núi Chợ chắn ở phía bắc; tường thành thứ năm có hai đoạn chắn ở phía nam, đoạn thứ nhất từ núi Vung Vang sang núi Mã Yên, đoạn thứ hai từ núi Mã Yên chỗ Cô Đuôi Hồ sang núi Dù; tường thành thứ sáu chỗ ngòi Chẹm, có thể nối từ núi Phi Vân sang núi Hang Quàn. Nơi đây, đặt cung điện chính của triều đình nhà Đinh, nhà Tiền Lê và đầu triều Lý.
Thành nội có 5 tường thành nối liền các dãy núi: Tường thành thứ nhất nối từ núi Hàm Sà sang núi Cánh Hàn gọi là tường Dền; tường thành thứ hai nối từ núi Cánh Hàn sang núi Nghẽn; tường thành thứ ba nối từ núi Chùa Thủ sang núi Thanh Lâu, gọi là tường Vầu; tường thành thứ tư từ núi Mang Sơn sang núi Cổ Tượng, gọi là tường Bồ; tường thành thứ năm từ núi Mang Sơn sang núi Đầu Giải, gọi là tường Bim. Thành nội còn có tên là Thổ Nhi Xã, nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên. Khi khai quật khu di tích cố đô, các nhà khảo cổ đã đào một số đoạn tường thành và ở những khu vực này đều có móng thành bằng cành cây với nhiều cọc đóng xuống sâu. Phía trong của tường thành xây bằng gạch, dày 0,45m, cao từ 8m đến 10m. Chân tường kè đá tảng, gạch bó và đóng cọc gỗ. Loại gạch phổ biến có kích thước 30x16x14cm, trên gạch thường có in các dòng chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” và “Giang tây quân”. Phía ngoài tường gạch là tường đất được đắp rất dày.
Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được nhánh sông Hoàng Long chảy dọc thành, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Trong hai tòa thành có bố trí các khu triều đình, quan lại và quân lính. Hai khu thành nội và thành ngoại đều có cổng xây bằng đá, có hào sâu và những chiếc cầu bắc ngang cùng nhiều trạm gác bảo vệ. Đây là vị trí kín đáo, thuận lợi cho việc phòng thủ cũng như tiến công, làm cho giặc khó khăn trong việc do thám và mở những đợt tấn công nhanh chóng vào thành.
Thành Nam nằm đối diện và nối liền với khu thành ngoại, xung quanh có núi cao bao bọc, án ngữ phía nam Kinh thành, bảo vệ mặt sau, từ đó có thể rút ra ngoài nhanh chóng bằng đường thủy... Đây chính là hệ thống hang động Tràng An.
Phía đông Kinh thành, vua Đinh Tiên Hoàng cho cắm cờ trên ngọn núi cao hơn 200m, được gọi là núi Cột Cờ.
Phía đông nam có Ghềnh Tháp là một mỏm núi kề sát sông Sào Khê. Tương truyền đây là nơi nhà vua thường đứng để duyệt thủy quân. Cách vài trăm mét là động Am Tiên, vua Đinh cho nuôi hổ, báo, hễ có kẻ phạm tội nặng thì bắt vào cho mãnh thú ăn thịt, vì thế gọi là “Ngục đá”. Ngoài ra còn có hang Muối là kho tích trữ muối, hang Tiền là kho giữ tiền, hang Quàn (Đấu đong quân) là một thung lũng – nơi quân sỹ đến luyện tập... cả một quần thể bao gồm các cung điện, những dãy núi, dòng sông do thiên nhiên và con người tạo ra, làm nên một kinh đô trang nghiêm, vững chắc. Đến thời Lê Hoàn, nhiều cung điện lỗng lẫy đã được xây thêm như điện Bách Thảo Thiên Tuế, điện Phong Lưu ở phía đông, điện Vinh Hoa ở phía tây, điện Bồng Lai bên tả, điện Cực Lạc bên hữu, lầu Hỏa Vân và điện Trường Xuân, điện Long Lộc được lợp ngói làm bằng bạc.
Xây dựng Kinh đô Hoa Lư, Đinh bộ Lĩnh đã khéo lợi dụng địa thế tự nhiên hiểm trở ở đây để xây thành, đắp lũy. Thành Hoa Lư nằm trong một khoảng đất khá bằng phẳng trong dãy núi đá vôi của huyện Hoa Lư. Dải núi đá vôi bao bọc xung quanh tạo thành một bức tường thành thiên nhiên vô cùng kiên cố. Giữa các khoảng trống của các quả núi,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top