soi_hoang_7

New Member
Download Giáo trình Xã hội học giáo dục

Download miễn phí Giáo trình Xã hội học giáo dục





MỤC LỤC
Trang
Phần I: NHŨNG VẤN ĐỀCƠBẢN CỦA XÃ HỘI HỌC . 2
I. Đối tượng, nhiệm vụnghiên cứu của xã hội học . 2
II. Các hình thức biểu hiện cơbản của cấu trúc XH:. 4
III. Đặc điểm của cấu trúc XH:. 5
IV. Các hình thức biểu hiện cơbản của cấu trúc xã hội:. 6
V. Con người xã hội . 13
Phần II: Xã hội học giáo dục . 22
I. Quan niệm của xã hội học vềgiáo dục. 22
II. Đối tượng nghiên cứu của XHHGD. 24
III. Nhiệm vụnghiên cứu của XHHGD. 25
IV. Nội dung nghiên cứu cơbản của XHH giáo dục. 26
V. Một sốquan điểm vềmối quan hệgiữa GD với XH và công bằng XH. 30
VI. Một sốvấn đềXH vềGD ởnước ta hiện nay. 32
VII. Xã hội hoá giáo dục . 34



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

nhân đặt trước họ phải có khả năng nhận biết, nắm vững, cải
biến những quan hệ có tính quy luật này để bản thân có thể tồn tại và phát triển.
Hướng dẫn thế hệ trẻ có được khả năng hội nhập một cách chủ động với những quy
luật xã hội được thực hiện trong quá trình GD, và chính những sản phẩm do GD tạo
nên (những nhân cách sống) lại đến lượt mình phục vụ cho sự tồn vong và phát triển.
Jacques Delors (l996) đã viết "ý kiến ngày càng phổ biến cho rằng sự đóng góp của
GD cho XH loài người là thiết yếu và CD cũng là một trong những công cụ phát triển nhất
mà ó trong tay để nhào nặn nên tương lai" (Giáo dục cho ngày mai- tài liệu tổng kết
nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập UNESKO- người đưa tin UNESKO, Tháng
4/1996).
- Theo quan niệm của XHH, XHH giáo dục là một chuyên ngành trong XHH, có
mục đích tìm hiểu ảnh hưởng và những mối quan hệ qua lại mang tính quy luật giữa
hoạt động GD với những lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống XH như chính trị,
kinh tế, văn hoá, khoa học v.v... Tuy nhiên với đặc thù riêng của mình, XHH GD đãi
nhiệm vụ trọng tâm vào việc nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa con người với con
người trong phạm vi hoạt động GD, theo nghĩa là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh
22
nghiệm XH lịch sử đã được tích tụ trong tiến trình lịch sử chứa đựng trong các lĩnh
vực của đời sống XH thể hiện trong các giá trị văn hoá của loài người, với các dạng
thức hình loại và bộ phận khác nhau của nền văn hoá đó.
Giáo dục với tư cách là một hiện tượng XH đặc thù với ba chức năng thống nhất:
chức năng lý luận, chức năng xây dựng - cải tạo, chức năng dự báo, trong đó, chức
năng xây dựng - cải tạo được thể hiện như một chức năng chính yếu của hoạt động
GD, còn các chức năng khác là những chức năng kèm theo và là sự chuyển hoá từ hoạt
động thực tiễn của GD sang hoạt động tư duy lý luận.
Hoạt động GD thực hiện chức năng xây dựng và cải tạo thông qua cơ chế XH
đặc biệt, đó là quá trình XH hình thành và phát triển cá nhân con người (thường được
coi như là quá trình xã hội hoá cá nhân). Quá trình này diễn ra trong tất cả các lĩnh vực
của đời sống XH như cơ sở vật chất - kỹ thuật - công nghệ, các mối quan hệ XH, sự
tác động của hoàn cảnh môi trường tự nhiên.
Để "tái sản xuất" những phẩm chất và năng lực của con người nhằm tạo nên các
nguồn lực đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của tiến bộ XH, không một giai đoạn
nào của sự phát triển lịch sử XH lại không dựa vào GD, không thực hiện chức năng
xây dựng- cải tạo của mình nhờ hoạt động GD.
Trong XH hiện đại, những vấn đề trọng yếu mà GD phải tham gia giải quyết,
theo UNESSKO đó là:
- Phải thực hiện ba chức năng then chốt phù hợp với đặc thù của hoạt động GD:
chức năng kinh tế- sản xuất; chức năng chính trị- XH; chức năng tư tưởng và văn hoá.
Những chức năng này, ngay từ những năm giữa thế kỷ XX, trong Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ 3 năm 1960 đã ghi rõ: "GD là công cụ của chuyên chính vô sản là một bộ
phận quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hoá, nhà trường là pháo đài của
CNXH..."
- GD phải ngày càng có khả năng thích ứng với những chiều hướng mới của sự
phát triển XH ;
- GD phải được phát triển cân đối và đa dạng;
- GD phải truyền bá các giá trị tạo nên sự hội nhập, sự chung sống, sự hiểu biết
lẫn nhau giữa con người và con người.
Hoạt động GD chỉ là một bộ phận hợp thành của quá trình XH, song nó được coi
là bộ phận quan trọng nhất, hiệu quả nhất trong việc tạo nên con người XH, bởi đặc
trưng tự giác có tổ chức, kế hoạch và mục đích trong quá trình vận động của hoạt động
GD.
- Hệ thống GD là một chỉnh thể thống nhất của những tiểu hệ thống bao gồm từ
giáo dục mầm non; GD phổ thông; GD chuyên nghiệp- đại học; GD chính quy, GD tại
chức; GD bán công và dân lập; GD sau đại học; GD từ xa; GD nhà trường và XH v.v...
23
Cơ cấu của hệ thống GD trong sự tồn tại của mình là sự liên kết hữu cơ, có hệ
thống và đồng bộ các cấp học, bậc học, từ thấp đến cao để hình thành những nhân cách
ở các cấp độ. Quá trình đào tạo lại bao gồm nhiều giai đoạn có mục tiêu và kế hoạch
cụ thể ứng với một trình độ nhất định về kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành,
những phẩm chất và hiểu biết nghề nghiệp. Mỗi giai đoạn đào tạo, giáo dục vừa chuẩn
bị cho các cá nhân có đủ điều kiện thâm nhập vào các mối quan hệ XH, vừa giúp họ
bằng sự chủ động sáng tạo của chính họ có thể cải biến thực tại phát triển hơn những.
gì mà thế hệ trước đã truyền đạt lại cho họ. Để làm được điều đó, bản thân hoạt động
giáo dục không thể thoát ly khỏi những tiền đề của mục tiêu phát triển kinh tế - XH,
những khả năng cụ thể của đất nước, những quan điểm và mục tiêu chiến lược về phát
triển kinh tế - văn hoá XH và những đòi hỏi được thường xuyên nâng cao dân trí của
toàn dân. Chỉ dựa trên những cơ sở phát' triển của các thiết chế khác nhau trong cấu
trúc XH, GD mới xác định được cho mình cách thực hiện các quy luật khách
quan tồn tại trong bản thân hoạt động giáo dục giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp
đào tạo, quản lý giáo dục v.v...
II. Đối tượng nghiên cứu của XHHGD.
Đối tượng nghiên cứu của XHHGD là quá trình hình thành và phát triển của con
người dưới tác động của giáo dục với tư cách là một trong những thiết chế XH cơ bản
nhất trong những điều kiện phát triển của lịch sử XH cụ thể.
Như vậy, đối tượng của XHHGD chính là mối quan hệ mang tính quy luật giữa
quá trình hình thành nhân cách cá nhân với các yếu tố vốn có của sự phát triển. Hiện
tượng GD xuất hiện cùng với sự xuất hiện xã hội loài người và cũng từ đó, GD chịu sự
quy định của các lĩnh vực khác trong đời sống XH, như kinh tế, chính trị, văn hoá v.v...
Mỗi sự thay đổi về quan hệ sản xuất của lực lượng sản xuất, của chế độ chính trị, của
hệ tư tưởng, của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá... đều kéo theo nó sự biến đổi
của mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD.
Mối quan hệ gắn bó và phụ thuộc này giữa GD và những quá trình Xã khác biểu hiện
như một quy luật về sự phù hợp tất yếu của GD tương ứng với sự biến đổi của lịch sử
XH, mà trước hết là sự biến đổi của cách sản xuất, của chính trị và văn hoá.
Mặt khác, với tư cách là một trong những thiết chế cơ bản của XH, GD thực hiện
những chức năng GD của mình trong việc "tái sản xuất" những con người tham gia
vào hoạt động XH, trở thành chủ thể của những thiết chế XH khác. Gơ không chỉ phụ
thuộc một chiều vào Xh, mà trong khi thực hiện những chức năng cụ thể (kinh tế - sản
xuất; chính trị- xã hội, tư tưởng- văn hoá) nó luôn luôn có sự đóng góp của mình vào
sự phát triển XH. Nói cách khác, cùng với quá trình tái sản xuất sức lao động XH, cải
biến cấu trúc XH, xây dựng hệ tư tưởng và nền v
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top