blackbery18

New Member
Download miễn phí Giáo trình Luật an sinh xã hội - Pháp luật bảo hiểm xã hội



Khái niệm tai nạn lao động
T ai nạn lao động là thuật ngữ được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. T ai nạn lao
động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài
làm chết người, làm tổn thương hay phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận
nào đó của cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một
lượng đủ lớn các chất độc có thể gây chết người ngay tức khắc hay hủy hoại một chức năng nào
đó của cơthểthì gọilà nhiễmđộc cấptính vàcũng đượccoi làtainạn laođộng.
Điều 105 Bộ luật lao động quy định tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ
bộ phân chức năng nào của cơ thể hay gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với
việcthực hiệncông việc,nhiệmvụ lao động.

CHƯƠNG III
PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm xã hội
a. Sơ lược lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người thông qua lao động để nuôi sống
bản thân mình. Song không phải lúc nào lao động cũng tạo ra của cải vật chất tạo ra thu nhập để
phục vụ cho con người. Con người có lúc phải đối mặt với những khó khăn do tự nhiên đem lại
hay gặp những biến cố rủi ro bất ngờ xảy ra như bị ốm đau, bị tai nạn, bị mất khả năng lao động
hay suy giảm khả năng lao động …
Điều này dẫn đến việc con người phải nương tựa vào nhau và cùng giúp đỡ nhau để giải
quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Trong xã hội khi con người gặp những biến cố trên họ
liên kết với nhau trên tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các thành viên trong cộng đồng để gánh
vác sẻ chia bớt khó khăn. Và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để dàn trải những rủi ro
bất lợi cho người lao động là tiến hành lập một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia và tiến
hành bảo hiểm cho các đối tượng người lao động trong phạm vi của quỹ này.
Việc người lao động tham gia vào bảo hiểm thông qua quá trình tạo lập quỹ và phân phối
quỹ có rất nhiều ý nghĩa khác nhau:
Thứ nhất, trợ giúp một phần vật chất cần thiết cho người lao động trong các trường hợp
người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay các khó khăn, rủi ro
khác xảy ra.
Thứ hai, hoạt động bảo hiểm xã hội có thể bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người lao
động góp phần làm cho đời sống kinh tế của người lao động được giữ vững ổn định. Khi cuộc
sống của người lao động đảm bảo, ổn định sẽ hạn chế sự phân biệt đối xử, giảm bớt sự phân cách
giau nghèovà sự cùng khổ của người lao động cũng như những người cao tuổi, những người tàn
tật mất sức lao động giúp cho người lao động an tâm làm việc khi còn sức lao động, góp phần ổn
định xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.
Thứ ba, hoạt động của bảo hiểm sẽ giúp cho người sử dụng lao động duy trì được sức lao
động xã hội ổn định sự phát triển của doanh nghiệp và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, trên cơ sở hoạt động của bảo hiểm xã hội, nhà nước là chủ thể trung gian điều
chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp người lao động và các tầng lớp dân cư trong các độ tuổi khác
nhau, đảm bảo sự công bằng xã hội đối với mọi người lao động trong các khu vực kinh tế khác
nhau.
Thứ năm, hoạt động của bảo hiểm xã hội sẽ ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao
động với người lao động, của người sử dụng lao động, người lao động đối với nhà nước.
Bảo hiểm xã hội lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ XIX dưới thời thủ tướng
Bismark(1883-1889) để trợ giúp cho người lao động do gặp rủi ro biến cố mà bị suy giảm hay
mất khả năng lao động dẫn đến bị suy giảm hay mất thu nhập.
Trong hệ thống bảo hiểm xã hội này đã tồn tại các chế độ như: chế độ bảo hiểm ốm đau
do những người lao động buộc phải đóng góp; chế độ tai nạn lao động do giới chủ doanh nghiệp
đóng góp để bảo vệ tính mạng sức khoẻ của giới thợ trong doanh nghiệp; chế độ bảo hiểm tuổi
già và tàn tật do ngân sách tài trợ theo trách nhiệm quản lý xã hội.
Có thể nói, bảo hiểm xã hội của Đức ra đời, tồn tại và phát triển đã đánh dấu mốc quan
trọng trong tiến trình phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội trên thế giới. Đặc biệt là việc ghi nhận
cơ chế ba bên trong việc đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm: giới chủ, giới thợ và nhà nước.
Ở Việt Nam quá trình phát triển của bảo hiểm xã hội trải qua các giai đoạn sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top