daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
LỜI NÓI ĐẦU
1. Khái niệm “văn hóa Trung Hoa”
Trung Hoa là một nền văn hóa tiêu biểu ở khu vực Đông Bắc Á, có nguồn gốc hình thành và không gian văn hóa trên đại thể nay là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1949). Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, tên gọi đất nước Trung Hoa thay đổi theo quy định của nhà quản lý các triều đại, các thời kỳ. Khái niệm Trung Hoa là một thuật ngữ mang tính lịch sử, chỉ đất nước, dân tộc và văn hóa của người Trung Hoa xuyên suốt lịch sử. Được hiểu là một thuật ngữ chỉ dân tộc và văn hóa, thuật ngữ Trung Hoa bắt nguồn từ tên gọi tổ tiên Hoa Hạ có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Hoàng Thổ (trung lưu sông Hoàng Hà). Theo Will Durant (2002), tổ tiên người Trung Hoa là tập đoàn Hoa Hạ đã “lập nghiệp ở Hoa Sơn bên dòng sông Hạ Thủy”. Bước vào thời kỳ xã hội có giai cấp, người Hoa Hạ mở rộng không gian văn hóa xuống hạ lưu sông Hoàng Hà, đồng bằng Hắc Long Giang, đồng bằng Trường Giang, vùng Lưỡng Quảng, cao nguyên Vân Nam – Quý Châu, vùng sa mạc Tân Cương và cao nguyên Thanh Tạng, bắt đầu va chạm với nhiều tộc người xung quanh, hình thành quan niệm “Hoa Di chi biện” (phân biệt Hoa, Di). Dưới tác động của quan niệm này, người Hoa Hạ (về sau là người Hán) tự nhận định vùng đất tổ của mình là “đất nước ở trung tâm, nơi vạn vật nở hoa và tinh hoa hội tụ” và vì thế khái niệm “Trung Hoa” hình thành để chỉ đất nước và nền văn hóa này.
Bước vào giai đoạn trước và sau Công nguyên, văn hóa Trung Hoa được giới thiệu ra các quốc gia Đông Bắc Á như
iii
Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và một phần Đông Nam Á như Việt Nam,... được các dân tộc này tiếp nhận theo các lăng kính của riêng mình để kiến tạo truyền thống văn hóa địa phương. Chính vì thế, văn hóa Trung Hoa được coi là nền văn hóa tiêu biểu ở khu vực Đông Bắc Á. Trong các ngôn ngữ phương Tây, hai khái niệm “Trung Hoa” và “Trung Quốc” đều được gọi chung là China (tiếng Anh), Chinois, Chine (tiếng Pháp), Cina (tiếng Ý), v.v. có nguồn gốc phiên âm từ thuật ngữ Qin hay Chin (chỉ nhà Tần do Tần Thủy Hoàng lập ra vào giai đoạn 221- 206 TCN). Từ Qin hay Chin phát triển thành China, Chinois hay Cina, v.v.
Trong giáo trình này, thuật ngữ “văn hóa Trung Hoa” hàm nghĩa nền văn hóa truyền thống của đất nước Trung Hoa xuyên suốt các thời kỳ lịch sử, có không gian văn hóa tương ứng với diện tích lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay.
2. Nghiên cứu văn hóa Trung Hoa
Văn hóa Trung Hoa là đối tượng nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học, các trí thức Trung Hoa, Việt Nam và thế giới từ xưa tới nay. Theo đó, phương pháp, cách tiếp cận, góc nhìn nghiên cứu, các bình diện nghiên cứu và sản phẩm nghiên cứu hết sức phong phú.
Trên bình diện thời gian, đại thể có ba giai đoạn lớn của nghiên cứu văn hóa Trung Hoa tương ứng với ba giai đoạn phát triển và hội nhập của văn hóa Trung Hoa. Giai đoạn thứ nhất tính từ thời sơ sử cho đến hết thời Xuân Thu – Chiến Quốc, khi mà các Bách gia chư tử, các nhà hiền triết Trung Hoa vùng Hoa Bắc thay phiên nhau suy ngẫm, tư duy và tìm kiếm cách tổ chức và quản lý nhà nước, phong hóa và ổn định xã hội cũng
iv

như kiến lập đạo đức và phong cách sống cho từng cá thể. Sự ra đời của bộ Lục Kinh của Khổng Tử, Đạo Đức Kinh của Lão Tử, Nam Hoa Kinh của Trang Tử, Mặc Kinh của Mặc Tử, v.v. là những thành quả quan trọng của giai đoạn manh nha suy ngẫm, củng cố cấu trúc và diện mạo văn hóa nội tại của chính người Trung Hoa. Bước vào thời kỳ trung ương tập quyền Tần – Hán trở về sau, văn hóa Trung Hoa hội nhập với khu vực theo cách sau khi hấp thu tinh hoa văn hóa các nước, các khu vực lân bang (Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Á, Ấn Độ, v.v.) người Trung Hoa đã “tái tạo”, “lên khuôn” thành tri thức mang tính cách Trung Hoa rồi truyền bá, lan tỏa trở ra thông qua các con đường giao lưu văn hóa. Bằng cách này, người Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Okinawa, người Trung Á, người Ấn Độ và người Arab không ngừng quan sát, tìm hiểu các khía cạnh của tư tưởng và đời sống xã hội Trung Hoa với các mục đích khác nhau (học hỏi tư tưởng, cách tổ chức và vận hành xã hội; tìm hiểu để nâng cao hiệu quả giao lưu kinh tế - thương mại và văn hóa, v.v.). Người Nhật Bản vào thế kỷ VII-VIII thậm chí còn cử rất nhiều lưu học sinh (Khiển Đường sứ) sang kinh đô Trường An nhà Đường của Trung Hoa để học tập. Trong khi đó, các nhà sư Ấn Độ mang kinh sách Phật giáo vào Trung Hoa và các thương nhân Arab, Trung Á vắt vẻo trên lưng lạc đà chuyên chở nhiều thành tựu kỹ thuật và văn minh Trung Hoa về Tây vực (kỹ thuật chế tạo giấy, la bàn, thuốc súng, kỹ thuật in ấn, y dược học, v.v.). Cũng thông qua con đường này, người phương Tây đầu tiên Marco Polo (1254-1324) đã có những ghi chép miêu thuật và bình luận đầu tiên về văn hóa Trung Hoa. Vào cuối giai đoạn này, cùng với kỹ nghệ hàng hải tiến bộ người Trung Hoa vượt biển để làm ăn, buôn bán với khu vực và thế giới. Họ mang văn hóa Trung Hoa giới thiệu và thâu nạp thêm
v

tri thức văn hóa ở những nơi mới đến. Những con đường giao thương hàng hải này đã đưa nhiều nhà truyền giáo phương Tây đến Trung Hoa, trong đó tiêu biểu phải kể đến giáo sĩ Matteo Ricci (1552-1610), người đã tự thân học hỏi ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa cho các mục đích truyền bá Công giáo La Mã. Những va chạm đầu tiên giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa phương Tây trong giai đoạn này chưa mang tính hệ thống; chính vì thế, những đường nét phác họa diện mạo văn hóa Trung Hoa ở phương Tây lúc bấy giờ còn mang tính phiến diện, song chúng đã kích thích tính hiếu kỳ, tinh thần mạo hiểm và cả lòng tham của không ít nhà thực dân châu Âu đến với Trung Hoa ở giai đoạn sau. Có thể nói, so với giai đoạn thứ nhất, trong giai đoạn thứ hai này văn hóa Trung Hoa buổi đầu đóng vai trò là một cực trung tâm văn hóa của thế giới cổ trung đại đa cực, trong đó các sức mạnh chính trị, ngoại giao và kinh tế là các trường lực chính kích thích giao lưu văn hóa cũng như việc quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa Trung Hoa ở các cấp độ khác nhau. Song dần dà về sau, chính sự chênh lệch của trình độ văn minh giữa một bên là Trung Hoa khép kín, bảo thủ và một bên là châu Âu sớm tiến vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ kể từ sau thời kỳ Phục hưng, thời kỳ Khai sáng và các phong trào tư sản rầm rộ đã đẩy Trung Hoa vào thế bị động trong mối quan hệ giao lưu bất cân xứng này. Chiến tranh Nha phiến 1840-1842 và sự thất bại của nhà Thanh đã mở ra giai đoạn thứ ba của nghiên cứu văn hóa Trung Hoa ở tầm thế giới. Sự can dự của phương Tây ở Trung Hoa luôn có nền tảng từ những công trình sưu tầm, nghiên cứu tỉ mỉ ở hầu hết các bình diện đời sống xã hội. Đó là lúc những nhà Hán học, những trường phái và những dòng lý luận dành riêng cho việc nghiên cứu Trung Hoa hình thành rải rác khắp thế giới, trong đó không ít các thành tựu văn hóa Trung Hoa được nghiên
vi

cứu với chủ trương “Đông thể Tây dụng” hay “cổ vi kim dụng”.
Ở Việt Nam từ thời cổ đại cho đến nay không thể kể hết các công trình, tác phẩm viết về Trung Hoa và văn hóa Trung Hoa dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Nếu tính riêng các tác phẩm giáo trình hiện đại viết về văn hóa Trung Hoa thì con số cũng không nhỏ, các lĩnh vực bao quát gần như phủ kín và thành quả nghiên cứu là hết sức có giá trị, trực tiếp đóng góp vào kho tàng kiến thức về thế giới của các thế hệ con người Việt Nam. Thêm vào đó, nhiều sách dịch (chuyên khảo, giáo trình) của các tác giả Trung Hoa và phương Tây đã thổi thêm nhiều làn gió mới vào diễn đàn nghiên cứu văn hóa Trung Hoa, nhất là các dòng lý thuyết mới, cách tiếp cận mới, phương pháp mới. Cuốn giáo trình này kế thừa tất cả các thành quả ấy.
3. Giáo trình Văn hóa Trung Hoa
Cuốn Giáo trình Văn hóa Trung Hoa này là thành quả học tập và nghiên cứu văn hóa Trung Hoa trong suốt hơn 20 năm qua, được thực hiện trên nền tảng kết hợp giữa chuyên ngành Văn hóa học và Khu vực học dưới cách tiếp cận liên ngành. Giáo trình coi văn hóa Trung Hoa là một hệ thống các giá trị và tri thức do các dân tộc Trung Hoa, trong đó chủ thể là dân tộc Hán, sáng tạo và gìn giữ trong quá trình ứng xử với môi trường sống. Song, văn hóa Trung Hoa không tồn tại như là một đơn nguyên độc lập mà nó có mối quan hệ tương tác với các nền văn hóa khác, do vậy việc đặt văn hóa Trung Hoa trong bối cảnh văn hóa khu vực, đặt biệt là nhìn từ văn hóa Việt Nam với tư cách là một bộ phận văn hóa Đông Nam Á, sẽ giúp nhận diện, đánh giá các đặc điểm văn hóa Trung Hoa rõ nét hơn. Chuyên khảo này
vii

xem xét văn hóa Trung Hoa từ các góc độ sinh thái văn hóa, khu vực lịch sử – dân tộc và giao lưu – tiếp biến văn hóa trên nền tảng của phương pháp nghiên cứu định tính chủ đạo có kết hợp với quan sát thực địa và nghiên cứu điền dã. Ở từng phần nội dung cụ thể, chuyên khảo áp dụng các lý thuyết kinh tế – văn hóa (quan điểm các nhà khoa học Nga), lý thuyết vùng văn hóa và giao lưu – tiếp biến văn hóa (quan điểm về mối quan hệ trung tâm – ngoại vi) của nhóm các tác giả C.L.Wissler (1870-1947), A.L.Kroeber (1876-1960), lý thuyết chức năng tâm lý cá nhân của Bronisław Malinowski (1884-1942), lý thuyết chức năng xã hội của Émile Durkheim (1858-1917) và Radcliffe-Brown (1881-1955), lý thuyết giải cấu trúc của Jacques Derrida (1930- 2004), lý thuyết về diễn ngôn và mối quan hệ giữa diễn ngôn và tri thức, quyền lực của Michel Foucault (1926-1984), lý thuyết chuẩn hóa của James Watson (1947~) và ngụy chuẩn hóa văn hóa của Michael Szonyi (1967~), v.v. Giáo trình Văn hóa Trung Hoa đã nỗ lực, không dừng lại ở việc miêu thuật, phác họa các bộ phận cấu thành của văn hóa Trung Hoa mà phần nào đó phân tích – tổng hợp thành các đặc trưng quan trọng thông qua thủ pháp so sánh với văn hóa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Do vậy, có thể coi đây là một chuyên khảo theo khuynh hướng văn hóa học diễn giải.
Về bố cục, giáo trình được phân thành ba chương bao gồm: Chương 1 bàn về Tọa độ văn hóa Trung Hoa dưới các góc nhìn không gian văn hóa, chủ thể văn hóa và thời gian văn hóa, đồng thời tổng hợp cả ba chiều kích lại với nhau để phân tích, đánh giá các đặc điểm cơ bản nhất của văn hóa Trung Hoa. Chương 2 đi vào bình diện Văn hóa phi vật thể với các phân tích cụ thể về triết học, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, lễ tết, văn tự, văn học,
xưa, từng nghi lễ ở từ đường, nghĩa đường và mộ viên đều được tổ chức trang trọng, khiến nghĩa trang ngày Thanh minh náo nhiệt như trẩy hội từ lúc mặt trời chưa ló dạng cho đến khi hoàng hôn buông xuống.
Vào khoảng nửa cuối tháng 11 âm lịch, người Trung Hoa ăn tết Đông chí. Các gia đình dành thời gian để trang bị đầy đủ trang phục giữ nhiệt mùa đông và chăm sóc các thành viên gia đình. Phụ nữ trong nhà nấu một mâm cơm thịnh soạn và nồi chè viên (thang viên, ý nghĩa là đoàn tụ), trước cúng tổ tiên, sau cả gia đình cùng ăn uống sum họp. Nhiều người Trung Hoa tin rằng, trải qua tết Đông chí là thêm một tuổi mới.
Đối với nhóm các ngày tết theo trăng có hai nhóm lễ tết chính: đó là bộ ba tết Thượng nguyên (Nguyên tiêu), tết Trung nguyên, tết Hạ nguyên; và tết Trung thu. Đối với người Trung Hoa, bộ ba tết Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên gắn với bộ ba tam tài trời, đất, nước, là dịp thực hiện các nghi lễ cầu mùa màng, cầu an lành và tạ ơn thần thánh. Ngày tết Thượng nguyên (còn gọi là tết Nguyên tiêu) chủ yếu có hai hoạt động chính là treo lồng đèn, đố đoán đèn, thưởng ngoạn trăng và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật như bình thơ, diễn hý khúc. Các gia đình nhà nông nấu món chè trôi nướng (thang viên) để ăn mừng đoàn viên (Vi Lê Minh 2012: 31). Trong Đạo giáo, ngày Nguyên tiêu còn là ngày Đản sinh Thiên Quan Đại Đế, chính vì thế, từ thời Đường trở về sau ngày tết này còn được hiểu là tết Thượng nguyên, nhà nhà hướng thiên cầu phúc. Tết Trung nguyên ngày rằm tháng bảy còn gọi là ngày phổ độ vong linh, nhà nhà bày mâm cúng lễ cô hồn dã quỷ. Do ảnh hưởng của Đạo giáo, người Trung Hoa tin rằng địa quan xá tội vong nhân trong ngày này, do vậy nhà nhà phải thết đãi họ vừa để thể hiện tinh thần nhân văn vừa để gửi gắm ước vọng may mắn cho
Miền Giang Nam sông nước là nơi có sản vật phong phú, giao thông chủ yếu bằng đường thủy, nhà cửa, phố xá tập trung men theo các con sông, kênh rạch, ao hồ, tạo nên cục diện hết sức đặc trưng phương Nam: trên bến dưới thuyền. Ở nhiều khu vực, gia đình khá giả trang bị thêm khu vườn cảnh sau nhà dùng làm nơi sinh hoạt hay thưởng ngoạn ngày lễ tết, nổi tiếng nhất là vùng Tô Châu. Kiến trúc Giang Nam không quá chú trọng sự đối xứng lập thể, đường nét mái nhà, bờ tường, phòng ốc nhìn chung được điểm xuyết bằng gờ nóc mái và hai đầu hồi hai bên với những đường cong uốn lượn hay những bờ tường mềm mại có lối đi hình bán nguyện, hình cách quạt đậm chất thi ca.
Vùng Tuyền Châu, Chương Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến gọi tên chung là Mân Nam, vốn là nơi sinh cơ của người Mân Việt cổ, sau người Hán vùng Trung Nguyên di cư đến cùng dung hòa hai truyền thống văn hóa với nhau thành phong cách Mân điển hình. Đây là vùng văn hóa hướng biển, kiến trúc Mân Nam về cơ bản mang kết cấu không gian của Tứ hợp viện phương Bắc
21 (truy cập ngày 27/1/2017).
270

song đã biến đổi mạnh mẽ cho phù hợp với môi trường biển. Kết cấu nóc mái nhà có dạng hình thuyền, hai đầu hồi cong vút hình đuôi chim én, màu gạch ngói nâu đỏ hây hây tạo hình sắc tổng thể nổi bật của tổng thể kiến trúc.
Nhà ở phong cách Mân Nam ở Tuyền Châu
(tài liệu điền dã 2016)
Nhà tròn (thổ lâu) của người Khách Gia vùng tây nam Phúc Kiến22
Cũng ở phía nam Phúc Kiến, vùng núi cao phía tây là nơi cư trú của cộng đồng phương ngữ Khách Gia vốn có nguồn gốc xa xưa từ Hoa Bắc. Ở giữa rừng sâu trên núi với nhiều mối nguy hại, người Khách Gia dùng đất trộn với rơm để xây những căn nhà tròn, nhà vuông với kích thước to lớn cho cả dòng họ mình, gọi là thổ lâu. Nhà tròn có thể cao 3-4 tầng, các tầng 1 và 2 không trổ cửa sổ, chỉ có một cửa chính ra vào được bảo vệ kỹ càng. Bờ tường thường dày từ 0,8 đến 1 mét, đốt không cháy, đập không vỡ, song lại giúp tránh nóng và tránh rét rất hiệu quả. Các căn phòng đều quay mặt vào khoảng sân giữa, nơi có đặt từ đường cho cả họ. Với phong cách cư trú đặc thù này, người Khách Gia được đánh giá là cộng đồng có tính gắn kết huyết thống đậm đặc nhất khu vực Hoa Nam.
22 (truy cập ngày 27/1/2017).
271

Mô hình nhà Việt cổ (Việt Chúc Từ) thời Việt Vương Câu Tiễn (Đại Bách khoa toàn thư Trung Quốc)
Tượng nhà cổ vùng hồ Động Đình thời Tam Quốc (Phương Lý Lợi 2013: 38)
Ở Khu tự trị Tân Cương, người Uighur, người Karzakh và các dân tộc thiểu số sống định cư dọc các thung lũng của hai dãy núi Thiên Sơn và Côn Lôn cũng có kiến trúc nhà ở độc đáo, gần gũi với phong cách các dân tộc vùng Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ. Ở vùng tây nam, nhiều dân tộc thiểu số cũng có kiến trúc truyền thống đặc sắc, là kết tinh của trí tuệ vài tính thẩm mỹ tập thể, phản ánh mối quan hệ hữu cơ mật thiết giữa con người với tự nhiên.
272

Kiến trúc nhà ở của người Karzakh vùng Tekes, Tân Cương (tài liệu điền dã 2016)
3.2.2. Giao thông
Khổng Tử chu du liệt quốc bằng xe ngựa24
Thuyền rồng thời Tấn (Chu Huệ Dũng 2003: 91)
Phong Vũ Kiều – kiến trúc dân tộc Đồng ở Quý Châu23
Tượng gốm Nam Việt ở vùng Quảng Đông thời Đông Hán25
Thuyền rồng thời Tùy (Chu Huệ Dũng 2003: 191)
23 (truy cập ngày 27/1/2017). 24 (truy cập ngày 27/1/2017).
25 chinaabc.showchina.org (truy cập ngày 27/1/2017).
273

Thương thuyền thời Thanh Thuyền rồng thời Bắc Tống (Chu (Chu Huệ Dũng 2003: 2) Huệ Dũng 2003: 174)
Tục ngữ Trung Hoa có câu ―Nam di chu, Bắc di mã‖, tạo hóa đã tạo nên hai phong cách giao thông truyền thống khác biệt nhau, cùng dung hợp để tạo nên tính đa dạng của văn hóa giao trung Trung Hoa. Thuở ban đầu, người Hoa Hạ tiếp xúc văn minh sông nước phương Nam với thái độ dè dặt, thậm chí là phiến diện, dần dà về sau thì hăng hái thâu nhận vì tiện ích của nó. Thời Chiến Quốc, khi nói về đạo quân chủ, Mạnh Tử nói ―vua là thuyền, dân là nước, nước dâng thuyền lên nhưng nước cũng có thể nhấn chìm thuyền‖. Trong trận Xích Bích, quân đội hùng mạnh của Tào Tháo từ phương bắc xuống đã không thể đối chọi lại kỹ thuật thủy chiến của liên minh Thục – Ngô để rồi nhận lấy thất bại cay đắng. Ngày nay, để miêu tả sự sầm uất nơi phố thị bến cảng, người Trung Hoa dùng thành ngữ ―xa thủy mã long‖ (車水馬龍, xe nước ngựa rồng) trong đó có sự kết hợp giữa môi trường đường bộ phương Bắc (xe, ngựa) và đường thủy phương Nam (nước, rồng). Còn trong tín ngưỡng dân gian khi miêu tả cõi Âm ti, người Trung Hoa xây dựng hình ảnh hai vị quỷ thần giúp việc cho Diêm vương thuộc hai khu vực văn hóa Nam, Bắc, đó là Ngưu Đầu và Mã Diện.
274

Khu vực trung tâm Hoa Bắc do các cao nguyên Hoàng Thổ, Nội Mông, đồng bằng Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông tạo thành, đó là những vùng đất tương đối bằng phẳng, ít sông ngòi, ít mưa, điều kiện phù hợp cho việc di chuyển bằng động vật (ngựa, lạc đà, bò). Bước vào các thời Thương, Chu, người Trung Hoa chế tạo cỗ xe ngựa để tăng hiệu quả giao thông và phân cấp giai tầng xã hội. Các cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các nước Trung Nguyên thời Xuân Thu – Chiến Quốc không thể thiếu cỗ xe ngựa. Khổng Tử và đồ đệ chu du liệt quốc cũng trên cỗ xe ngựa. Trong binh đoàn Binh mã dũng của Tần Thủy Hoàng phát hiện ở Thiểm Tây, cỗ xe ngựa cũng là vật tùy táng quan trọng. Từ thời Tây Hán về sau, Con đường tơ lụa được khai thác hiệu quả, con lạc đà đã thay thế con ngựa để thồ hàng ngược xuôi băng qua sa mạc để kết nối hai cầu nối văn hóa phương Đông – phương Tây. Xuyên suốt từ thời Hán cho đến hết thời Đường, giao thông đường bộ thông qua động vật cưỡi, kéo là cách điển hình nhất, giúp xây dựng cầu nối giao lưu văn hóa giữa Trung Hoa với thế giới trước khi vị trí tiêu biểu ấy được thay thế bằng phương tiện tàu thuyền từ thời Bắc Tống trở về sau. Trong quan niệm Nho giáo, hình ảnh trang nam tử dũng mãnh bên con tuấn mã được ca ngợi là hình ảnh người quân tử chuẩn mực, được nhà thơ Vương Hàn miêu tả trong bài Lương Châu Từ giàu chất bi tráng: ―Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi, Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi‖ (葡萄美酒夜光杯,欲飲琵琶馬上催,醉臥沙場君莫笑,古來
征戰幾人回, Trần Quang Trân dịch thơ: Bồ đào mỹ tửu chén lưu ly, Toan nhấp tỳ bà đã giục đi, Say khướt sa trường anh chớ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top