dreamless_1208

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Chương 10
SINH LÝ TỔ CHỨC CƠ VÀ THẦN KINH 1.SINHLÝTỔ CHỨCCƠ
Sự vận động của cơ thể dựa trên hoạt động của các cơ. Cơ có 3 loại: Cơ vân (cơ xương), cơ trơn và cơ tim.
Mỗicơvân cóthể coilà một cơquanvìngoàimô cơ,nócòn chứacácmô liên kết, các sợi thần kinh, các cơ quan nhận cảm (Receptor cảm giác), các mạch máu. Cơ vân bám vào xương và khi cơ co, giãn sẽ gây ra các cử động vận động của cơ thể, nhất là vận động đổi chỗ trong không gian. Cơ trơn là một trong những thành phần cấu tạo của các cơ quan nội tạng. Khi co, giãn chúng gây ra cử động của các cơ quan bên trong cơ thể để duy trì chức năng hoạt động của các cơ quan này. Ví dụ: Đẩy thức ăn dọc ống tiêu hóa, duy trì huyết áp, mang thai, đẻ, tiết sữa...
Cơ tim là loại cơ đặc biệt đã được mô tả kỹ ở phần sinh lý quả tim
Cơ chiếm khoảng 50% khối lượng cơ thể, trong đó cơ vân chiếm 40%, còn lại là cơ trơn và cơ tim. Tổ chức cơ có những đặc điểm sinh lý chung nhưng mỗi loại cơ lại có đặc điểm hưng phấn đặc thù. Trước hết ta xem xét các đặc điểm sinh lý chung của tổ chức cơ mà thay mặt chung nhất là cơ vân.
1.1 Tính hƣng phấn của cơ
Khả năng đáp ứng của tổ chức cơ khi chịu một kích thích gọi là tính hưng phấn của mô cơ. Nó cũng là đặc tính sinh lý chung của mọi tổ chức sống. Nó là kết quả của quá trình trao đổi chất xẩy ra trong tổ chức cao hay thấp, nhanh hay chậm làm cho tính hưng phấn xuất hiện mạnh hay yếu, nhanh hay chậm. Mô cơ và thần kinh có tính hưng phấn cao. Tính hưng phấn của cơ vân cao hơn cơ tim cao hơn cơ trơn.
1.1.1. Điều kiện gây hưng phân
Không phải bất cứ kích thích nào cũng gây được hưng phấn ở tổ chức sống mà nó phải đạt tới một cường độ và thời gian kích thích nhất định.
1.1.2. Cường độ kích thích
Cường độ dưới ngưỡng không gây được đáp ứng ở tổ chức sống. Tăng cường độ kích thích cho dấn khi đạt tới ngưỡng sẽ gây được đáp ứng, gọi là cường độ ngưỡng. Tuỳ trạng thái của tổ chức mà có ngưỡng kích thích khác nhau. Tổ chức dễ gây hưng phần thì cường độ ngưỡng thấp, tổ chức khó gây hưng phấn thì cường độ ngưỡng cao.
Trị số cường độ ngưỡng, do đó được dùng để đo lính hưng phấn của một tổ chức. Cường độ kích thích càng tăng thì khả năng đáp ứng cũng tăng lên, nhưng khi tăng cường độ dấn một mức nào đó (không làm tổn thương tổ chức) đáp ứng của tổ chức không tăng lên nữa, ta nói cường độ kích thích đã đạt tối đa. Nếu cứ tiếp tục tăng cường độ đến mức làm tổn thương tổ chức, đó là kích thích quá giới hạn, còn gọi là kích thích ác tính.
282
1.1.3. Thời gian kích thích
Cùng với cường độ, kích thích sau một thời gian nhất định mới gây được hưng phấn cho tổ chức.
Giữa hai yếu tố cường độ và thời gian kích thích có mối quan hệ tương tác với nhau: Cường độ càng lớn thì thời gian càng ngắn và ngược lại, cường độ càng yếu (tất nhiên phải đạt ngưỡng) thì thời gian kích thích càng dài.
Lapice dựa trên nguyên lý này đã đưa ra khái niệm về thời trị.
1.1.4. Thời trị
Là thời gian tác dụng cần thiết ngắn nhất khi dùng một kích thích có cường độ gấp đôi cường độ ngưỡng để làm cho một tổ chức hưng phấn.
Khái niệm thời trị bao gồm cả 2 yếu tố: Cường độ và thời gian nên nó là tiêu chuẩn toàn diện để đo tính hưng phấn. Tính hưng phấn của tổ chức càng lớn thì thời trị càng ngắn. Thời trị phụ thuốc vào cấu tạo và trạng thái sinh lý của từng tổ chức sống. Thời trị của sợi thần kinh động vật kém hơn thời trị của cơ vân. Ví dụ thời trị của thần kinh vận động ở ngựa và loài nhai lại là 0,09- 0,2 miligiây trong lúc thời trị của cơ vân của chúng là 0 2-0,4 miligiây. Ngược lại thần kinh thực vật có thời trị rất cao (khoảng 5 miligiây). Cơ trơn dạ dày, ruột và tử cung có thời trị cao nhất 1/100-1/10 giây.
Tuy nhiên thời trị chỉ biểu thị tính hưng phấn của tổ chức khi nhận những kích thích riêng lẻ, nó không phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động của một tổ chức như tổ chức cơ chẳng hạn, khi nhận một loạt kích thích từ xung động thần kinh chi phối sợi cơ đưa tới.
1.2. Đặc tính sinh lý của cơ
1.2.1. Tính đàn hồi
Mắc trọng vật vào một cơ đùi ếch tách rời ta thấy cơ giãn dài ra, lấy trọng vật đi, cơ co ngắn lại. Điều đó chứng tỏ cơ có tính đàn hồi. Nhưng nếu mắc trọng vật quá nặng, vượt quá sức chịu đựng của cơ thì sau khi lấy trọng vật đi, cơ không co ngắn lại được vị trí ban đầu. Tính đàn hồi của cơ trơn rất lớn, cơ vân nhỏ, cơ tim nhỏ nhất. Nhờ có tính đàn hồi mà cơ có thể trương to, co nhỏ, kéo dài, co ngắn để thích ứng với cơ năng sinh lý của mình. Ví dụ: Dạ dày, ruột khi chứa và vận động để tiêu hóa và vận chuyển thức ăn, cơ bóng đái trương to để chứa nước tiểu, cơ tử cung mềm và dãn ra để chứa bào thai...
Cùng như bắp cơ co giãn để keo xương di động và nâng trọng vật.
1.2.2. Tính cường cơ
Là sự co như thường xuyên của cơ, là sức căng của sợi cơ để giữ cho cơ thể luôn có được tư thế nhất định của mình. Ví dụ khi ngủ gật, do vỏ não bị ức chế không phát xung điều khiển cơ cổ làm cho tính cường cơ không được duy trì, cổ tự động gục xuống.
Tính cường cơ ở động vật trưởng thành cao hơn động vật non, ở động vật được 283

luyện tập lao tác vận động cao hơn ở động vật ăn nằm một chỗ, ở con đực cao hơn con cái.
1.2.3. Tính co bóp
Co bóp là biểu hiện hoạt động của tính hưng phấn của cơ. Các loại cơ khác nhau có đặc điểm co bóp khác nhau. Cơ vân co nhanh và mạnh nhưng thời gian ngắn, cơ trơn co chậm và yếu nhưng kéo dài.
Có hai cách co bóp.
Co đẳng trương: Khi cơ co nhưng không mang trọng vật thì mặc dầu chiều dài sợi cơ ngắn lại nhưng sức căng sợi cơ không thay đổi.
Co đẳng trường: Có một số trường hợp mang trọng vật giữ tại chỗ như người gánh nước, cử tạ, trâu mang ách cày, yên ngựa có người ngồi nhưng đứng tại chỗ thì sợi co tuy không rút ngắn chiều dài nhưng thay đổi sức càng (tăng lên) để giữ trọng vật.
Trong thực tế vận động thì hai cách co bóp trên thường xảy ra đồng thời.
Thời gian co bóp của các loại cơ có khác nhau: Cơ vân co và giãn chỉ 0, 1 giây.
Cơ tim: 0,8 giây, còn cơ trơn tuỳ loại cơ quan từ 3-180 giây. Sự
co giãn giữa chúng cũng khác nhau:
Cơ vân chỉ dài ra và ngắn lại nhiều nhất là 30-40%, cơ trơn có thể ngắn lại 60- 75% chiều dài nhưng có thể dài ra gấp 3-4 lần, trong lúc sức căng không đổi. Điều này rất quan trọng: Chẳng hạn ở cơ tử cung mang thai, thai lớn dần, cơ tử cung dãn ra ngày càng to nếu sức càng tăng theo sẽ bị co thắt mạnh và ép chết thai.
Cơ vân co giãn nhanh nhưng chóng mỏi, cơ trơn có thể co giãn mấy phút liền và hầu như thường xuyên không mỏi, chẳng hạn vận động co giãn tạo nên nhu động dạ dày ruột suốt ngày đêm.
1.3. Lực của cơ
Lực tối đa của cơ đo bằng tải trọng tải cực đại mà cơ đó có khả năng nâng lên cao. Lực cơ không lệ thuộc vào chiều dài mà lệ thuộc vào độ dày của cơ, nghĩa là vào số lượng các sợi cơ chứa đựng trong một bắp cơ. Số lượng sợi cơ càng nhiều lực cơ càng lớn. Để so sánh lực giữa các cơ khác nhau người ta lấy lực tuyệt đối chia cho mặt cắt sinh lý của một bắp cơ để được sức tuyệt đối của mỗi đơn vị là lcm2 mặt cắt sinh lý của nó.
Ở các cơ có sợi xếp song song và các cơ hình thoi, mặt cắt sinh lý trùng với mặt cắt giải phẫu. Riêng ở cơ hình lông chim, mặt cắt sinh lý lớn hơn hẳn mặt cắt giải phẫu, nên lực của loại cơ này lớn hơn hẳn so với các cơ có sợi xếp song song hay hình thoi có cùng kích thước.
Một vài con số thí dụ: Lực cơ (tính trên lcm2 mặt cắt) của cơ nhai là lòng, của cơ nhị đầu cánh tay: ứng, của cơ vai: 8,lkg, của cơ tam đầu cánh tay 17 kg, của cơ trơn
284

nói chung lkg.
1.4. Công của cơ
Khi có bóp, cơ hoàn thành một công gọi là công cơ giới của cơ. Công này được tính theo công thức:
W = P. S
W: công tính bằng kglm hay giải.
P: Trọng vật tính bằng kg hay gam
S: độ đài của cơ mang trọng vật tính bằng mét.
Công của cơ lớn hay nhỏ, phụ thuộc vào những nhân tố sau đây: - Độ dài của cơ khi bắt đầu co rút:
Khi bắt đầu co rút, nếu sợi cơ càng dài thì trọng vật nó mang được càng lớn. Thí dụ: khi chân sau của ngựa chuẩn bị đá, phải kẻo chân gấp về phía trước làm cho cơ duỗi dài ra, do đó sức co của chân khi đá tăng lên. Nhưng nếu sợi cơ bị kẻo ra dài quá thì công của cơ bị giảm xuống; khi cơ kéo dài tới một mức độ nào đó mà đạt được một công lớn nhất thì đó là độ dàithích hợp của cơ.
- Trọng lượng vật mang (trọng vật).
Qua thí nghiệm trên cơ đùi ếch ta lập được một bảng về mối quan hệ giữa trọng vật và công của cơ như sau:
Trọng vật (g)
Chiều cao cơ co (mm)
Công của cơ (g/mm)
0 50 100 15 9 7
0 450 700
150 200 250 5 2 0 450 400 0
Qua bảng trên ta thấy: công của cơ đạt cao nhất khi mang một trọng vật trung
bình phù hợp với lực của cơ, quá nhẹ sẽ thiệt công, quá nặng công thu được cũng thấp. - Tốc độ co bóp của cơ.
Trong một phạm vi nhất định cơ co càng chậm thì công thực hiện được càng nhiều và ngược lại. Nhưng nếu co bóp quá chậm tuy công thu được nhiều nhưng phần lớn biến thành nhiệt mất đi. Như vậy co bóp chậm là không lợi, phải khắc phục ma sát bên trong cơ nên tốn nhiều năng lượng. Khi mắc công cụ lên súc vật như mắc yên ngựa, vai cày phải vừa khít, đừng ái ngại cho rằng con vật bị đau, phải cân đối để thu được công cao.
- Hiệu suất cơ giới của cơ.
Khi cơ hoạt động, không phải toàn bộ năng lượng đều được chuyển thành công cơ giới mà phần lớn chuyển thành nhiệt mất đi, hệ số công hữu ích này xê dịch trong khoảng 15-20% khi luyện tập tăng đến 25-30%, hãn hữu 35% ở người và 50% ở gia súc. Tỷ số giữa năng lượng cơ giới và toàn bộ năng lượng tiêu hao gọi là hiệu suất cơ giới của cơ Luyện tập là một biện pháp quan trọng làm tăng hiệu suất cơ giới của cơ. Luyện tập đều đặn tiêu hao năng lượng có thể giảm 50% so với không luyện tập. Nếu
285

ngày nào cũng luyện tập, hiệu suất cơ giới có thể tăng 5-10 lần.
1.5. Sự mệt mỏi của cơ
Sau một thời gian hoạt động, khả năng làm việc của cơ giảm sút, ta nói cơ đã bị mệt và cơ thể ở vào trạng thái mệt mỏi. Khi nghiên cứu trên các vận động viên điền kinh thấy hiện tượng mệt cơ tăng tỷ lệ thuận với việc giảm hàm lượng glycogen cơ. Mệt cơ là do những biến đổi trong cơ gây ra do thiếu oxygen và tăng tích luỹ các sản phẩm chuyển hóa trong cơ. Tăng tuần hoàn máu đến cơ có thể khắc phục hiện tượng này, nhưng thực tế khi cơ co tạo sức căng cơ đè vào mạch máu làm cho lưu thông máu trong cơ bịtrởngại.
Thực nghiệm trên tiêu bản cơ - thần kinh cho thấy sự dẫn truyền các tín hiệu thần kinh qua synapse giảm đi sau những hoạt động cơ kéo dài, đây là nguyên nhân chính gây ra sự mệt mỏi của cơ, thực nghiệm tiến hành như sau:
Trên 2 tiêu bản cơ - thần kinh cơ đùi ếch, đầu tiên kích thích vào dây thần kinh đi đến cơ tiêu bản A thấy cơ A co,sau một số lần kích thích cơ A không co bóp nữa. Tiếp theo, bắt chéo dây thần kinh của tiêu bản Bsang dây thần kinh của tiêu bản A rồi kích thích điện vào dây thần kinh của tiêu bản A thì thấy cơ B co bóp: như vậy mệt mỏi không phải xuất hiện ở dây thần kinh.
Sau đó kích thích điện trực tiếp lên cơ A thì thấy cơ A co bóp. Vậy mệt mỏi cũng không phải xuất hiệu ngay ở bắp cơ mà chỉ còn một chỗ xuất hiện sự mệt mỏi, đó là synapse thần kinh cơ.
Tuy nhiên xét toàn bộ thì sự mệt mỏi còn chịu sự chi phối của võ não. Vỏ não bị ức chế thì mệt mỏi xuất hiện sớm. Vỏ não được kích thích hưng phấn thì mệt mỏi xuất hiện chậm.
Đó là cơ sở của việc diều khiển gia súc khi chúng làm việc, đừng đánh đập chửi mắng và cũng là cơ sở khoa học của sự khích lệ động viên động viên trong phong trào lao động sản xuất của con người.
1.6. Cơ chế co cơ
1.6.1. Cơ chế lý học
Ta biết rằng trong mô cơ, nước chiếm 75%, 25% còn lại là chất khô, trong đó khoảng 20% là protein. Phần protein này gồm 2 loại: protein cấu trúc và protein sợi co giãn, gồm Miozin (2/3) (sợi dày) và sợi mỏng Actin (1/3).
Khi cơ yên tĩnh đầu tận cùng của các sợi nhỏ Actin nằm vào giữa sợi dày Miozin và liên kết với nhau bằng những cầu ngang nhỏ. Cầu này có dạng xoắn ốc do các chuỗi polipeptid ở tận cùng phân tử miozin tạo nên. Khi cơ yên tĩnh, vòng xoắn ốc này dãn ra do sức đẩy tĩnh điện của các điện tích âm ở chân cầu và điện tích âmcủa nhómphosphale tận cùng trong ATP được cố định ở đầu cầu.
286

Khi có xung thần kinh truyền tới, do tác dụng của dòng điện động nên con Ca liệt kết với ATP của cầu và ADP của sợi actin khiến điện tích âm của nhóm phosphate tật cùng trong ATP được trung hòa nên cầu co lại và đẩy sợi actin đi một đoạn lồng vào dọc theo sợi myozin. Men ATPase chuyển ATP của cầu thành ADP, mối liên hệ giữa cầu vi sợi actin bị phá hoại, sau đó ADP của cầu lại thu nhận một nhóm phosphate mới về chuyển thành ATP, cầu lại giãn ra, liên kết với phần khác của sợi actin và chuẩn bịch( một chu kỳ co mới. Trong mỗi sợi cơ có hàng ngàn cầu, chúng co và giãn ở những thờ. gian khác nhau. Kết quả là các sợi actin trượt liên tục giữa các sợi myozin.
1.6.2. Cơ chế hóa học
Quá trình sinh hóa trong sự co cơ diễn ra qua 2 giai đoạn: yếm khí và hiếu khí.
1 6.2.1. Giai đoạn yếmkhí
Bước 1 : Khi có xung thần kinh đến cơ, trước hết ATP trong cơ được phân giải bởi men Adenozintriphosphatase thành ADP + H3PO4, đồng thời giải phóng ra năng lượng Q1. Năng lượng Q, này được dùng vào việc làm trượt lồng sợi Actin vào Myozin làm cc co ngắn lại.
Bước 2: Một phần năng lượng Q, dùng để phân giải Creatin phosphate thành Creatin + H3PO4 (2) và giải phóng năng lượng Q2.
H3PO4 (2) được dùng để hoàn nguyên ADP khôi phục thành ATP 287

Bước 3 :
Năng lượng Q2 được dùng để biến G - 6 - P thành acid lactic và H3PO4 (qua một số giai đoạn trung gian).
H3PO4 (3) được chuyển để hoàn nguyên lại với Creatin thành Creatin phosphate của
1.6.2.2. Giai đoạn hiếu khí
Acid lactic hình thành đượcđivào chutrình Krebs đểô xihóa cho ra sản phẩmcuối cùng là CO2 + H2O Và năng lượng. Nhưng không phải tất cả mà chỉ 1/5 acid lactic được dùng o xi hoá, còn 4/5 acid lactic lại được dùng để tái tổng hợp trở lại thành glycogen nhờ năng lượng của phản ứng ôxy hóa này.
Như vậy qua quá trình co cơ ta thấy những hợp chất cao năng dự trữ trong mô cơ như ATP, Creatin phosphate hao hụt không đáng kể vì nó thường xuyên được khôi phục trở lại, mà chỉ có đường glucose và glycogen bị tiêu hao. Cho nên muốn cơ hoạt động tết phải cung cấp đủ bột đường cho gia súc. Khi thiếu bột đường, trong trường hợp lao động khẩn trương, mô cơ buộc phải tiêu hao mỡ và protein làm sản sinh nhiều những acid hữu cơ trung gian làm cơ chóng mỏi mệt.
Nếu giai đoạn yếm khí được chuyển đều đặn vào giai đoạn hiếu khí (trong điều kiện cung cấp đủ O2) acid lactic tích tụ chậm và ít, cơ chậm mệt mỏi. Nếu thiếu O2 (như môi trường thiếu O2 hay phổi thở yếu không lấy đủ O2...) aciớ lactic tích tụ lại nhiều làm chậm sự dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse, cơ chóng mệt mỏi hơn.
1.7. Sinh nhiệt trong co cơ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top