p6_q6

New Member
Download miễn phí Giáo trình Bào chế và kiểm nghiệm thuốc


Vì đánh giá SKD in vivo khá tốn kém, nên các nhà nghiên cứu cốgắng tìm sựtương quang đồng biến
giữa SDK in vitro và in vivo với hy vọng có thểdùng SKD in vitro thay cho SKD in vivo trong đánh giá TĐSH. Phương hướng nghiên cứu sẽcốgắng làm cho điều kiện in vitro ngày càng gần với thửin vivo nhưđang nói ởtrên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tốin vivo tác động đến kết quả đánh giá cũng khó mà thểhiện được trong thửin vitro (tác động của hệmen đường tiêu hoá, chuyển hoá gan, tháo rỗng da dày, tương tác thuốc - thức ăn, sựhấp thu qua màng sinh học.). Do đó trên thực tếkhông thểdùng SKD in vitro thay thế một cách đơn thuần cho SKD in vivo mà phải nghiên cứu kĩtừng trường hợp cụthể.


* Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán cơ học: Là hệ phân tán giữa các tiểu phân rắn, có kích thước
từ hàng chục đến hàng ngàn μm bao gồm các dạng thuốc rắn như thuốc bột, nang cứng, thuốc viên...
Sự phân loại trên đây chỉ là tương đối. Trên thực tế, trong một số chế phẩm bào chế có thể gồm nhiều
hệ phân tán.
- Theo nguồn gốc công thức
* Thuốc pha chế theo công thức dược dụng: Là những chế phẩm bào chế mà thành phần, cách pha
chế, tiêu chuẩn chất lượng và cách đánh giá... đều đã được quy định trong các tài liệu chính thống của ngành:
Dược điểm, tiêu chuẩn ngành, công thức quốc gia,... khi pha chế, kiểm nghiệm chất lượng phải theo đúng
những quy định đã được thống nhất, không được tự tiện thay đổi. Thí dụ: Dung dịch iod 1% (D Đ VN II)
Thuốc pha chế theo công thức dược dụng có thể ở quy mô nhỏ trong các cửa hàng pha chế theo đơn
hay được sản xuất lớn ở quy mô xí nghiệp.
* Thuốc pha chế theo đơn: Là những chế phẩn pha chế theo đơn của thày thuốc.
Trước khi pha chế, người ta cần kiểm tra lại đơn thuốc, xem xét lại liều dùng, các phối hợp thuốc
trong đó (chú ý tương kỵ), dạng bào chế,... Nếu phát hiện có những điều chưa hợp lý cần trao đổi lại với
người kê đơn. Khi cấp phát cho người bệnh phải hướng dẫn rõ cách dùng, cách bảo quản.
Pha chế theo đơn thường được tiến hành ở các quy mô nhỏ, tại các khoa dược bệnh viên hay các quầy
pha theo đơn của hiệu thuốc. Pha chế theo đơn rất phù hợp với tình trạng bệnh của từng cá thể hay ca bệnh,
do đó hiệu quả điều trị cao, cần được duy trì và phát triển.
3.2. Chế phẩm
Là sản phẩm bào chế nói chung của một hay nhiều dược chất. Thí dụ: Vitamin C có chế phẩm viên
nén, thuốc tiêm. Trong viên nén lại có nhiều chế phẩm và cách bào chế khác nhau (viên trần, viên bao, viên
sủi bọt...). Trong nhiều trường hợp, chế phẩm bào chế chỉ là một sản phẩm trung gian để bào chế các dạng
thuốc khác (cao thuốc, viên nang...).
3.3. Biệt dược
Là chế phẩm bào chế lưu hàng trên thị trường dưới một tên thương mại do nhà sản xuất đặt và giữ
bản quyền mẫu nhãn hàng hoá.
Từ một dược chất tên gốc thường có nhiều biệt dược khác nhau do các nhà sản xuất khác nhau đặt
ra.Thí dụ:Từ paracetamol hiện nay trên thị trường có tới hàng trăm biệt dược như: pamol, Panadol...
4. Vị trí của môn bào chế
Bào chế là môn học kĩ thuật, ứng dụng thành tựu của nhiều môn học cơ bản, cơ sở và nghiệp vụ
của ngành. Thí dụ:
- Toán tối ưu được ứng dụng để thiết kế công thức và dạnh bào chế.
- Vật lý, hoá học được vận dụng để đánh giá tiêu chuẩn nguyên liệu và chế phẩm bào chế,
nghiên cứu độ ổn định, xác định tuổi thọ của thuốc, đánh gía SKD, lựa chọn điều kiện bao gói, bảo
quản...
- Dược liệu, dược học cổ truyền được vận dụng trong việc chế biến, đánh giá chất lượng các chế
phẩm bào chế đi từ nguyên liệu là dược liệu.
- Sinh lý, giải phẫu, dược động học được vận dụng trong nghiên cứu, thiết kế dạng thuốc và các
giai đoạn giải phóng dược chất để phát huy khả năng SDH của dạng thuốc (lựa chọn đường dùng và
vấn đề giải phóng, hoà tan và hấp thu dược chất từ dạng bào chế).
- Dược lực, dược lâm sàng ứng dụng để phối hợp dược chất trong dạng bào chế, hướng dẫn sử
dụng chế phẩm bào chế.
- Các quy chế, chế độ về hoạt động chuyên môn nghề nghiệp được vận dụng trong thiết kế, xin
phép sản xuất và lưu hành chế phẩm bào chế...
Tóm lại bào chế học là môn học tổng hợp, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học.
Trong chương trình đào tạo bác sĩ thú y, bào chế là môn học nghiệp vụ, được giảng sau khi người học
đã có những kiến thức cơ bản về các môn học có liên quan kể trên.
Trong khi học bào chế, người học cần có khả năng phân tích và tập hợp kiến thức để áp
dung được vào lĩnh vực bào chế, cần kết hợp tốt giữa lí thuyết và thực hành, lấy lý thuyết soi sáng, giải
thích cho thực hành và dùng thực hành để minh hoạ, bổ xung cho lý thuyết.
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ SINH DƯỢC HỌC
1. Một số khái niêm hay dùng
1.1. Khái niêm về sinh dược học (SDH)
Chính từ các biệt dược khác nhau, thấy thuốc và người bệnh đã phát hiện ra rằng: Nhiều biệt dược tuy
chứa cùng hàm lượng của một dược chất, nhưng tác dụng lâm sàng lại không giống nhau. Thí dụ:
- Cũng là viên nén chứa 0,5g aspirin nhưng của nhà sản xuất này khi uống tác dụng giảm đau rất tốt
còn của nhà sản xuất khác tác dụng lại không rõ.
- Nang tetracyclin... của một số hãng bào chế khi uống không có tác dụng lâm sàng.
- Vận dụng thành tựu của dược động học người ta đặt ra vấn đề đánh giá khả năng hấp thu dược chất
từ những biệt dược nói trên trong cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chế phẩm có hiệu quả điều trị thấp
là do dược chất được hấp thu quá ít.
Do đó nên khoa học y dược đã đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải phóng
và hấp thu dược chất của dạng thuốc trong cơ thể làm cơ sở việc hình thành nên một môn hoc mới: Môn sinh
dược học bào chế (Biopharmaceutics) với các nhà sáng lập như Levy, Wagner, Nelson, Higuchi,...
Như vậy sinh dược học là môn học nghiên cứu các yếu tố thuộc về lĩnh vực bào chế và thuộc về số
phận của thuốc trong cơ thể bệnh: quá trình hấp thu, giải phóng dược chất từ một chế phẩm bào chế
trong cơ thể nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của chế phẩm đó.
Trên thực tế, nghiên cưu SDH là nghiên cứu số phận của chế phẩm bào chế trong cơ thể, gắn kĩ thuật
bào chế (yếu tố dược học) với con bệnh (yếu tố sinh học). Do đó, SDH được coi là vùng giao thoa giữa 2 lĩnh
vực: Kĩ thuật bào chế và dược động học.
Theo Benet, nói một cách tổng quát “SDH là khoa học đưa thuốc vào cơ thể”. Thuốc phải được dùng
cho con bệnh dưới một dạng bào chế tối ưu và cách dùng thích hợp để phát huy cao nhất hiệu quả điều trị,
đảm bảo an toàn, kinh tế. Nội dung của SDH gồm 2 lĩnh vực: Sinh học và dược học. Đi sâu nghiên cứu các
yếu tố sinh học thuộc về con bệnh (như giới tính, lứa tuổi, đường dùng, chế độ liều...) thuộc về môn SDH
lâm sàng (Clinical biopharmacy). Trong đó SDH bào chế chủ yếu tìm hiểu ảmh hưởng của các yếu tố dược
học (như dược chất, tá dược, kĩ thuật bào chế,...) đến quá trính giải phóng, hấp thu dược chất trong cơ thể.
Quá trình SDH của một dạng thuốc trong cơ thể gồm 3 giai đoạn: Giải phóng (Liberation) –
hoà tan (Dissolution) - hấp thu (Absorption ); (Viết tắt toàn bộ quà trình động dược học - L. D. A)
- Giải phóng: Là bước mở đầu cho quá trình SDH. Không có giải phóng sẽ không có hoà tan và hấp
thu. Thí dụ: Viên bao tan trong ruột, nếu vỏ bao không rã trong đường tiêu hoá thì dược chất sẽ không được
hấp thu.
Sự giải phóng dược chất khỏi dạng thuốc phụ thuộc vào tá dược, vào kĩ thuật bào chế, vào môi
trường giải phóng. có những dược chất chỉ đượ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top