frozen.bluesky

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Trình bày có hệ thống thực trạng giáo dục-đào - tạo tỉnh Bắc Giang, nghiên cứu chủ trương chính sách của Đảng, của tỉnh Bắc Giang đối với ngành giáo dục - đào tạo. Khảo sát thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang từ 1997-2007. Qua khảo sát rút ra những thành tựu, hạn chế mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần luận định giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong những năm tới
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng, nhà nước và nhân dân ta hết sức coi
trọng vai trò của giáo dục-đào tạo. Giáo dục-đào tạo được coi là quốc sách
hàng đầu, là động lực cho sự phát triển của xã hội.
Bắc Giang là vùng đất có bề dày lịch sử. Trải qua hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Bắc Giang dũng cảm, kiên
cường trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và có truyền
thống hiếu học. Trải qua các giai đoạn cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
truyền thống yêu nước và hiếu học ấy được nhân lên, phát huy và ngày càng
phát triển.
Vượt lên muôn vàn khó khăn, nhất là trong hai cuộc kháng chiến cứu
nước vĩ đại, sự nghiệp giáo dục-đào tạo của tỉnh Bắc Giang đã góp phần tạo
nên những lớp người có kiến thức và nhiệt huyết cách mạng, sẵn sàng đi bất
cứ nơi đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì khi tổ quốc cần, cùng cả nước làm nên
những thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
Khi đất nước ta giành được độc lập hoàn toàn, bước vào thời kỳ đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta tiếp tục xác định phát
triển giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu và chỉ rõ, đây là một trong những
động lực quan trọng, là cơ sở, tiền đề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Quán triệt sâu sắc về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về phát triển giáo dục-đào tạo, thực hiện Nghị quyết Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 (khoá VIII-1996), kết luận của Hội
nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX), sự nghiệp giáo
dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những thành tựu của ngành giáo dục-đào tạo không những góp phần quan trọng vào
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh
phát triển, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương trong
thời gian qua mà còn tạo nên những tiền đề tích cực tạo đà cho sự nghiệp giáo
dục-đào tạo của Bắc Giang tiếp tục phát triển vững chắc trong giai đoạn mới.
Với nhữmg lý do trên, chúng tui chọn đề tài: “ Giáo dục-đào tạo tỉnh
Bắc Giang trong những năm 1997-2007" làm luận văn thạc sĩ Lịch sử
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bước vào thời kỳ đổi
mới, ngành giáo dục và đào tạo đã có bước phát triển mạnh mẽ, có sự đóng
góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu quá
trình phát triển của giáo dục-đào tạo hiện nay đã được nhiều người quan tâm.
Trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình của các nhà khoa học đề cập đến
vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Vấn đề giaó dục-đào tạo Bắc Giang
cũng có một số công trình nghiên cứu. Có thể chia thành 2 nhóm công trình
sau:
Nhóm thứ nhất: là các công trình chung, tiêu biểu là các cuốn sách:
Đảng cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Nxb Đại học sư
phạm; 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo- Nxb Giáo dục -1998;
Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp; Ngành giáo dục và đào tạo Việt
Nam-Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội-2001 v.v…Những tác phẩm này chủ
yếu đề cập đến quan điểm, chủ trương, đường lối lãnh đạo xây dựng phát triển
giáo dục - đào tạo của Đảng. Đây là kho tư liệu quý mà luận văn có thể kế
thừa khi giải quyết đề tài.
Nhóm thứ hai: là các công trình trực tiếp liên quan đến giáo dục-đào
tạo Bắc Giang trong giai đoạn từ năm 1997-2007 như: Bắc Giang những
chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (tập 1:1926-1975; tập 2:1975-2005). Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang thành tựu và định hướng phát triển.
Nxb Thống kê-2003…Đây là những công trình rất quan trọng, cung cấp
những số liệu, nhận định, đánh giá về thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc
Giang trong những năm 1997-2007
Nhìn chung, các nhóm công trình nói trên là rất cần thiết đối với việc
thực hiện đề tài, tác giả có thể kế thừa được nhiều nội dung quan trọng, đặc
biệt là vấn đề tư liệu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến nội dung
của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích:
Phục dựng lại bức tranh tổng thể về giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang
trong 10 năm 1997-2007.
3.2. Nhiệm vụ:
- Trình bày có hệ thống thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang,
nghiên cứu chủ trương chính sách của Đảng, của tỉnh Bắc Giang đối với
ngành giáo dục-đào tạo.
- Khảo sát thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang từ 1997-2007.
- Qua khảo sát rút ra những thành tựu, hạn chế mạnh dạn đưa ra những
kiến nghị, giải pháp góp phần luận định giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong
những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong những năm 1997-
2007.
4.2.Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nội dung luận văn nghiên cứu quá trình phát triển của
giáo dục-đào tạo Bắc Giang trong giai đoạn từ năm 1997-2007.
Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2007. Về không gian: Tỉnh Bắc Giang.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận:
Dựa vào những quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn
đề phát triển giáo dục-đào tạo.
5.2.Nguồn tài liệu:
Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn kiện, báo cáo
của Tỉnh ủy Bắc Giang, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh...
5.3.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử, phương pháp logíc, phương pháp phân tích, so
sánh kết hợp với phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và xử lý số
liệu, khảo sát thực tế.
6. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp thực tiễn:
Nghiên cứu thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang qua đó có nhận
xét, đề xuất phát triển giáo dục tỉnh nhà đồng bộ.
- Đóng góp lý luận:
Góp phần phát triển giáo dục-đào tạo nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Giáo dục - đào tạo Bắc Giang trong những năm 1997-2003.
Chương 2: Giáo dục - đào tạo Bắc Giang trong những năm 2003-2007.
Chương 3: Một vài nhận xét về giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong
những năm 1997-2007. Chương 1
GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM
1997-2003
1.1. VÀI NÉT VỀ TỈNH BẮC GIANG VÀ NGÀNH GIÁO DỤC-
ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG.
1.1.1. Địa lý hành chính.
Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam có diện tích
là 3.882,2 km2, dân số toàn tỉnh khoảng 1,58 triệu người (theo số liệu thống
kê năm 2005) với 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 9
huyện, với 229 xã, phường và thị trấn. Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 51
km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách
cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh
Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông
Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.
Bắc Giang là một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử. Kể từ khi Thục Phán
sáng lập nước Âu Lạc, kế tục nước Văn Lang các vua Hùng, Bắc Giang đã
xuất hiện trên bản đồ đất nước. Qua các thời kì lịch sử, tỉnh Bắc Giang ngày
nay có nhiều tên gọi và quy mô địa giới hành chính khác nhau.
Thời các vua Hùng, thuộc bộ Vũ Ninh của nước Văn Lang.
Thời kì bắc thuộc, vùng đất Bắc Giang thuộc quận Tường(nhà Tần 214-
209 TCN), thuộc ba huyện Long Biên, Bắc Đới, Kê Từ (nhà Hán 111 TCN-
220), thuộc huyện Long Biên (nhà Tùy, Đường 603-905).
Thời kì độc lập, các triều đại Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) vẫn
giữ nguyên sự phân chia cương vực như dưới thời Đường. Triều Lý(1009-

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D 76 đề thi thử tốt nghiệp thpt 2023 môn tiếng anh sở giáo dục và đào tạo bắc ninh Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ 1991 Văn hóa, Xã hội 0
C Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công Luận văn Kinh tế 0
P Những chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Luận văn Kinh tế 0
N Đầu tư phát triển vào lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Việt Nam trong những năm gần đây Luận văn Kinh tế 2
T Một số giải pháp phát triển hệ thống giáo dục-Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng về tổ chức giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty In và Sản xuất bao b Luận văn Kinh tế 0
N Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1986 đến năm 2006 Luận văn Sư phạm 2
J Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo ở Hà Tĩnh Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top