giahung2542

New Member

Download miễn phí Giáo án Thiết kế hồ sơ bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin





* “Trong bài học trước chúng ta đã nghiên cứu về 2 loại mặt tròn xoay: mặt nón tròn xoay và mặt trụ tròn xoay. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu một loại mặt tròn xoay khác: Mặt cầu.”
* Đặt câu hỏi: Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường nghe nói và dùng từ “hình cầu” để mô tả hình dạng của một số vật dụng. Vậy các em hãy đưa ra vài ví dụ về một số vật dụng có dạng “hình cầu” mà các em thường thấy trong thực tế?
* Trình chiếu hình ảnh của một số vật dụng có dạng “hình cầu” trong thực tế.
* “Như vậy các em đã có những hình ảnh ban đầu về khái niệm “hình cầu”. Để hiểu rõ hơn về các khái niệm “mặt cầu”, “hình cầu” cũng như những tính chất liên quan đến chúng, chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu các nội dung trong bài “Mặt cầu”.
* Phát phiếu học tập cho học sinh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN THAM DỰ HỘI THI
“THIẾT KẾ HỒ SƠ BÀI DẠY CÓ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN”
Năm học 2009 – 2010
Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ NGA
Sinh viên thực hiện: Phan Trần Thanh Hiếu
Lớp: Toán 4A
Khoa: Toán – Tin học
Trường: Đại học Sư phạm TPHCM
CHƯƠNG II: MẶT NÓN, MẶT TRỤ, MẶT CẦU
§2. MẶT CẦU
(Sách giáo khoa Hình học 12 Cơ bản)
Đối tượng học sinh: trung bình, khá
I. MỤC TIÊU DẠY – HỌC
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức
Hiểu các khái niệm: mặt cầu (theo quan điểm quĩ tích); tâm, bán kính, đường kính, dây cung của mặt cầu; điểm nằm trong, điểm nằm trên, điểm nằm ngoài mặt cầu.
Hiểu và phân biệt các khái niệm: mặt cầu và hình cầu.
Hiểu các khái niệm: mặt cầu (theo quan điểm mặt tròn xoay); kinh tuyến, vĩ tuyến, cực của mặt cầu.
Hiểu các khái niệm: tiếp điểm của mặt cầu và mặt phẳng, tiếp diện của mặt cầu; đường tròn giao tuyến của mặt cầu và mặt phẳng; đường tròn lớn, mặt phẳng kính của mặt cầu.
2. Về kĩ năng
Biết cách vẽ hình biểu diễn mặt cầu và các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên mặt cầu bằng cách dùng phép chiếu vuông góc lên mặt phẳng.
Biết xác định giao của mặt cầu với mặt phẳng.
3. Về thái độ
Tiến hành các hoạt động cẩn thận, chính xác.
Thấy được thực tiễn ứng dụng của toán học.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC
Thực tiễn: về cơ bản, học sinh đã biết và làm quen với một số vật dụng có dạng “hình cầu” trong cuộc sống.
Phương tiện: sách giáo khoa Hình học 12 Cơ bản, phiếu học tập; máy chiếu, phần mềm Cabri và phần mềm Geospace.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
Phương pháp vấn đáp gợi mở thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
Phân phối chương trình: 1 tiết.
V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Yêu cầu 2 học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày định nghĩa mặt nón tròn xoay?
2. Trình bày định nghĩa mặt trụ tròn xoay?
* Các câu trả lời mong đợi:
1. Định nghĩa mặt nón tròn xoay (trang 31, sách khoa học Hình học 12 Cơ bản).
2. Định nghĩa mặt trụ tròn xoay (trang 35, sách khoa học Hình học 12 Cơ bản).
* Nhận xét và điều chỉnh (nếu cần) các câu trả lời của học sinh.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
LƯU BẢNG – TRÌNH CHIẾU
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI
* “Trong bài học trước chúng ta đã nghiên cứu về 2 loại mặt tròn xoay: mặt nón tròn xoay và mặt trụ tròn xoay. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu một loại mặt tròn xoay khác: Mặt cầu.”
* Đặt câu hỏi: Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường nghe nói và dùng từ “hình cầu” để mô tả hình dạng của một số vật dụng. Vậy các em hãy đưa ra vài ví dụ về một số vật dụng có dạng “hình cầu” mà các em thường thấy trong thực tế?
* Trình chiếu hình ảnh của một số vật dụng có dạng “hình cầu” trong thực tế.
* “Như vậy các em đã có những hình ảnh ban đầu về khái niệm “hình cầu”. Để hiểu rõ hơn về các khái niệm “mặt cầu”, “hình cầu” cũng như những tính chất liên quan đến chúng, chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu các nội dung trong bài “Mặt cầu”.
* Phát phiếu học tập cho học sinh.
* Câu trả lời mong đợi: mô hình quả địa cầu, quả bóng chuyền, quả bóng đá, viên bi…
§2. MẶT CẦU
Hoạt động 2: MẶT CẦU VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MẶT CẦU
* Đặt câu hỏi: Trước khi định nghĩa mặt cầu, một bạn hãy nhắc lại định nghĩa đường tròn?
* Trình chiếu định nghĩa đường tròn và hình vẽ minh họa.
* Câu trả lời mong đợi: Tập hợp những điểm M trong mặt phẳng cách điểm O cố định một khoảng không đổi bằng r () được gọi là đường tròn tâm O bán kính r.
I. MẶT CẦU VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MẶT CẦU
* “Định nghĩa mặt cầu cũng tương tự như định nghĩa đường tròn. Điều khác biệt đó là thay vì xét tập hợp các điểm M trong mặt phẳng ta sẽ xét tập hợp các điểm M trong không gian”; yêu cầu học sinh thử phát biểu định nghĩa mặt cầu trong không gian dựa trên định nghĩa đường tròn trong mặt phẳng.
* Câu trả lời mong đợi: Tập hợp những điểm M trong không gian cách điểm O cố định một khoảng không đổi bằng r () được gọi là mặt cầu tâm O bán kính r.
* Ghi nhận và điều chỉnh câu trả lời của học sinh (nếu cần).
* Trình chiếu định nghĩa và yêu cầu học sinh ghi chép vào phiếu học tập.
* Đặt câu hỏi:
+ Từ sự tương tự giữa đường tròn và mặt cầu, hãy dự đoán xem nếu ta có 2 điểm C và D nằm trên mặt cầu thì đoạn thẳng CD được gọi là gì?
+ Nếu một dây cung AB đi qua tâm O của mặt cầu thì dây cung AB được gọi là gì? Độ dài của đường kính AB bằng bao nhiêu?
* Đặt câu hỏi: Như vậy, tương tự như đường tròn, để xác định được một mặt cầu thì ta cần biết những yếu tố nào?
* Ghi chép vào phiếu học tập.
* Câu trả lời mong đợi: Đoạn thẳng CD được gọi là dây cung của mặt cầu.
* Câu trả lời mong đợi: Dây cung AB được gọi là một đường kính của mặt cầu và độ dài của đường kính là 2r.
* Câu trả lời mong đợi: Một mặt cầu được xác định nếu biết tâm và bán kính của nó, hoặc biết một đường kính của mặt cầu đó.
1. Mặt cầu
* Tập hợp những điểm M trong không gian cách điểm O cố định một khoảng không đổi bằng r () được gọi là mặt cầu tâm O bán kính r.
* Kí hiệu: hay (S). Vậy .
* Đoạn thẳng CD: dây cung của mặt cầu.
* Dây cung AB: đường kính của mặt cầu.
* Độ dài của đường kính: 2r.
* Một mặt cầu được xác định nếu biết tâm và bán kính của nó, hoặc biết một đường kính của mặt cầu đó.
* “Tương tự như việc xét vị trí của một điểm đối với một đường tròn, các em hãy quan sát và cho biết vị trí của điểm A đối với mặt cầu ứng với các trường hợp sau”.
* Mô tả trên hình vẽ các trường hợp , , để học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
* Nhận xét, điều chỉnh (nếu cần) câu trả lời của học sinh và trình chiếu các kết luận.
* Câu trả lời mong đợi:
Nếu thì A nằm trên mặt cầu;
Nếu thì A nằm trong mặt cầu;
Nếu thì A nằm ngoài mặt cầu.
* Ghi chép vào phiếu học tập.
2. Điểm nằm trong và nằm ngoài mặt cầu. Khối cầu
* Cho mặt cầu và A là một điểm bất kì trong không gian.
Nếu …
thì …
A nằm trên
A nằm trong
A nằm ngoài
* Đặt câu hỏi: Ứng với đường tròn, ta có khái niệm hình tròn. Vậy một bạn hãy nhắc lại định nghĩa hình tròn?
* Câu trả lời mong đợi: Tập hợp các điểm thuộc đường tròn (O;r) cùng với các điểm nằm trong đường tròn đó đ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top