daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1 Ngày dạy:
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.
- Nói một vài thông tin về máy tính.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
3.Thái độ:
- Hào hứng trong việc học môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Tranh, ảnh của máy tính xách tay và máy tính để bàn.
+ Máy tính xách tay thật.
- Học sinh: tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
Ổn định lớp.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp ba các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này.
- Cho học sinh nêu lên hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông)
Hoạt động 1:Công dụng của máy tính
- Hỏi các em một số câu hỏi:
+ Em có thể học toán, học vẽ trên máy tính không?
+ Em có thể liên lạc với bạn bè nhờ máy tính không?
+ Em có thể học bài trên máy tính không? …
- Giới thiệu đôi nét về máy tính:
+ Máy tính như một người bạn với nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện.
+ Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích ...
Hoạt động 2: Các thành phần của máy tính
- Hỏi các em câu hỏi:
+ Có bao nhiêu loại máy tính mà em biết?
+ Theo em biết máy tính có những bộ phận cơ bản nào?
- Giáo viên nêu các bước cơ bản để bắt đầu sử dụng máy tính.
+ Nối máy tính với nguồn điện.
+ Bật công tắc màn hình.
+ Bật công tắc trên thân máy.
- Khi máy tính bắt đầu hoạt động, trên màn hình xuất hiện những hình ảnh nhỏ gọi là biểu tượng.
- Có thể sử dụng chuột máy tính để chọn biểu tượng của bài học hay trò chơi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt lại ý chính: Các bộ phận chính của máy tính, cách khởi động, tắt máy tính.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học, ...
- Kiểm tra vở.

- Lắng nghe.




- Thảo luận và trả lời




- Trả lời.
+ Có.

+ Có.

+ Có

- Lắng nghe.
- Ghi bài.

- Một vài học sinh trả lời:
+ Hai loại: máy tính để bàn và máy tính xách tay.
+ Màn hình, phần thân máy, chuột, bàn phím.
- Lắng nghe và ghi bài vào vở.

Tuần 1 Ngày dạy:
BÀI 1: Làm quen với máy tính (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được những điều cần thực hiện khi làm việc với máy tính (như: tư thế ngồi, lượng ánh sáng phù hợp,...).
2. Kỹ năng:
- Biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như: tư thế ngồi, bố trí ánh sáng, ...
3.Thái độ:
- Tạo cho học sinh có tính cẩn thận khi làm việc với máy tính
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: tranh, ảnh của máy tính xách tay và máy tính để bàn, một số câu hỏi cho bài tập thực hành.
- Học sinh: tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:
- Ổn định lớp
- Người bạn mới của em (tiết 1)
Nêu một số câu hỏi.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Người bạn mới của em (tiết 2)
Hoạt động 3:Trải nghiệm

Hoạt động 4: hướng dẫn cho học sinh làm một số bài Thực hành
Cho một số bài tập:
1. chuột máy tính có bao nhiêu nút bấm?
2. Nút to nhất nằm trên thùng điều khiển dùng để làm gì?
3.Phím ENTER nằm ở đâu trên bàn phím?
Hoạt động 5:Tư thế ngồi
- Chú ý tư thế và lượng ánh sáng cần thiết khi làm việc với máy tính.
-Gv đặc câu hỏi
a b
Hoạt động 6: Nhận xét
Hoạt động 7: Em co biết
Ngoài máy tính để bàn còn có máy tính xách tay, máy tính bảng

4. Củng cố - Dặn dò:
- Làm bài tập về nhà.
- Kiểm tra vở.

- Gọi 1 hay 2 học sinh trả lời.

- Lắng nghe.


- Học sinh lắng nghe và ghi vở.

- Học sinh thực hiện


- Học sinh trả lời


- 2 nút
- Bật máy

- Hàng cơ sở
-Hs lắng nghe

- Hs trả lời

Tuần 1 Ngày dạy:
PHẦN I. CÁC PHẦN MỀM HỮU ÍCH
Bài 1. LÀM QUEN VỚI WINDOWS MOVIE MAKER
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này các em có:
1. Kiến thức:
- Học sinh sử dụng chương trình Windows movie maker để bien tập phim, nhạc hình ảnh trong máy tính thành một bộ phim hoàn chỉnh.
- Biết tạo video clip.
2. Kỹ năng:
- Biết thực hành tốt phần mềm Movie Maker.
3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
Học tại phòng máy:
- Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy tính thực hành, phấn, đồ dùng học.
- Học sinh: tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp.
- Kiểm tra máy tính và phần mềm Windows movie maker.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động Windows movie maker
- Giáo viên giới thiệu nội dung phần mềm, sau đó hướng dẫn học sinh thực hành trên phần mềm:
1. Nhấp chuột vào biểu tượng logo Windows ở dưới góc trái màn hình
2. Nhấp chuột vào All Program






3. Nhấp chuột vào Windows movie maker

- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Giới thiệu
- Giáo viên hướng dẫn giao diện phần mềm học sinh nắm.
Windows movie maker là một công cụ biên tập các tệp tin phim, hình ảnh, âm thanh để tạo ra các bộ phim gia đình hoàn chỉnh với các chức năng chuyên nghiệp như: tạo chuyển cảnh, cắt phim, tạo hiệu ứng, chèn lời thoại…



1. Menu bar: thanh thực đơn.
2. Taskpane: khung công việc.
3. Storyboard/Timeline: khung bien tập/ trục thời gian
4. Preview monitor: Màn hình Minh họa.
5. Contents pane: khung nội dung.
- Giáo viên nhận xét.

Hoạt động 3: Sử dụng Windows movie maker
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành tường thuật cho clip.
1. Khởi động Windows movie maker
2. Nhập dữ liệu( phim, hình ảnh, âm thanh) muốn bien tập.
3. Đưa dữ liệu vào phần biên tập




Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top