daomytriduc

New Member
Gian nan 'bài toán đầu ra' sư phạm - tại sao tôt nghiệp sư phạm ra khó xin được việc?
 

atv_24h

New Member
Sau ba, bốn năm miệt mài đèn sách nuôi ước mơ trở thành “kỹ sư tâm hồn”, cầm trên tay mảnh bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành sư phạm, nhiều sinh viên đang trong cảnh “khóc dở, mếu dở” vì không được làm giáo viên.Tình trạng sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc làm không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của bản thân sinh viên mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác: tác động xấu đến chất lượng “đầu vào” của ngành sư phạm; gây lãng phí lớn ngân sách của nhà nước về chi phí đào tạo (sinh viên sư phạm từ trước đến nay không phải đóng học phí). Không ít sinh viên đã phải làm trái ngành nghề đã được đào tạo bởi cuộc mưu sinh.Cung vượt quá cầuCó một thực tế là trong những năm gần đây đã xuất hiện tình trạng “bão hòa” về nhu cầu tuyển dụng giáo viên, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn, những nơi có điều kiện thuận lợi.Tuy thỉnh thoảng thiếu giáo viên cục bộ về một số ngành học ít được quan tâm, nhưng tình trạng chung là thừa.Có thể kể ra đây một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: số giáo viên về hưu ở các đơn vị trường học hàng năm đang giảm dần do đội ngũ giáo viên ở các trường hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa;Quy mô trường lớp đang có xu hướng thu hẹp lại (nhất là ở bậc tiểu học và THCS, trong thời gian qua, do số lượng lớp học quá ít, ở một số địa phương đã phải tiến hành sáp nhập các trường lại với nhau).Bên cạnh đó, nhiều sinh viên sư phạm sau khi ra trường có tâm lý muốn được công tác ở vùng đồng bằng, miền xuôi, trường gần nhà... cũng góp phần gây ra tình trạng: nơi thiếu vẫn thiếu, nơi thừa cứ thừa.Nguyên nhân chính vẫn là số lượng sinh viên ra trường hàng năm vượt quá nhu cầu thực tế.Trường đại học Vinh (trước đây là trường ĐHSP Vinh) là ‘lò” đào tạo sinh viên sư phạm, cung cấp nguồn nhân lực giáo viên cho tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận. Hàng năm, trường cho ra “lò” một số lượng đáng kể sinh viên ngành sư phạm, dao động từ 1200-1500 SV/năm. (chưa kể gần 2000 sinh viên cử nhân khoa học có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm). Trong số đó, có gần một nửa là sinh viên có hộ khẩu thường trú trên địa bàn Nghệ An.Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng giáo viên hàng năm của Nghệ An là hạn chế. Chẳng hạn, năm học 2008-2009 Nghệ An chỉ tuyển dụng 201 giáo viên và cán bộ cho các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Đợt 1 năm học 2009-2010, các trường THPT công lập và Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc Sở GD&ĐT Nghệ An quản lý tiếp nhận, tuyển dụng 211 giáo viên các bộ môn.Nhu cầu tuyển dụng giáo viên “nhỏ giọt” trong khi nguồn cung lại khá dồi dào. Cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học nhiều sinh viên sư phạm đang trong tình trạng “khóc dở, mếu dở” bởi không thể tìm được một chỗ làm thích hợp. Trong số đó có không ít sinh viên có học lực khá, giỏi.Chấp nhận làm trái nghềQua tìm hiểu được biết, có đến hơn 90% sinh viên chọn ngành sư phạm để học đều có mong muốn khi ra trường sẽ có cơ hội làm đúng ngành nghề đã được đào tạo: trở thành giáo viên. Tuy nhiên, khi những mong muốn đó không được thực hiện, những giáo viên... hụt này đành phải tìm cho mình một ngành nghề khác nhằm ổn định cuộc sống.Nguyễn Thị Hòa, sinh viên khóa 43, ngành sư phạm lịch sử trường đại học Vinh, tốt nghiệp từ năm 2006. Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại khá, Hòa đã nộp hồ sơ xin việc ở 7 trường THPT, Trung tâm GDTX nhưng đều không được tiếp nhận, tuyển dụng vì không có chỉ tiêu.Sau hai năm trầy trật ngồi nhà, năm 2008, Hòa quyết định vào làm ở một công ty phát hành sách nhờ lời giới thiệu của một người chị họ ở thành phố. Với mức lương gần 1,3 triệu đồng/tháng, Hòa đành an phận với nghề chẳng mấy liên quan đến ngành sư phạm lịch sử đã được học: nhân viên phát hành sách.Cũng cùng cảnh ngộ như Nguyễn Thị Hòa, Lê Văn Nam tốt nghiệp ngành sư phạm toán trường đại học Huế từ năm 2007, sau hơn một năm nộp hồ sơ ở nhiều trường THPT và THCS, cả một số trường thuộc các vùng miền núi, trung du mà không được tuyển dụng, Nam quyết định xin vào làm trong một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng ở Thị xã Cửa Lò.Tuy nhiên, để làm tốt công việc của mình là nhân viên maketrting - một lĩnh vực hoàn toàn mới so với chuyên ngành đã được đào tạo ở giảng đường đại học, Nam phải học thêm một văn bằng hai hệ tại chức vừa học vừa làm.Nam tâm sự: “Trở thành thầy giáo dạy toán là ước mơ từ thời còn học phổ thông của em, phải làm công việc hiện tại cũng là bất đắc dĩ, cũng vất vả lắm vì phải vừa học, vừa làm”.Sinh viên đại học sư phạm xin việc làm đã khó, sinh viên cao đẳng sư phạm tốt nghiệp ra trường xin việc còn khó hơn.Bởi, trong điều kiện quy mô trường lớp ở bậc tiểu học và THCS đang có xu hướng giảm như hiện nay, giáo viên trong diện dôi dư ở các bậc học này đang có xu hướng tăng lên.Trần Thanh Nga, sinh viên khoa ngoại ngữ, ngành sư phạm Tiếng Anh trường CĐSP Nghệ An tốt nghiệp vào năm 2006, sau gần hai năm không xin được việc làm đành phải... Nam tiến, chấp nhận làm công nhân trong một nhà máy may mặc ở Bình Dương.Nga tâm sự: ”Lập nghiệp ở nơi đất khách quê người, cuộc sống cũng chật vật lại thiếu thốn tình cảm gia đình”.Nga cho biết thêm: trong số 34sinh viên lớp cô tốt nghiệp ra trường thì chỉ khoảng 1/3 trong số đó là được đi dạy, còn lại đều phải làm trái nghề hay đang học văn bằng hai.Cần gắn đào tạo sát với nhu cầu tuyển dụngTrong thời gian qua, công tác quy hoạch nhân lực ngành sư phạm chưa được thực hiện một cách đồng bộ, triệt để, có hiệu quả.Trong khi đó, chỉ tiêu đào tạo sinh viên sư phạm hàng năm vẫn ở mức cao, chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế. Một số ngành đào tạo với số lượng lớn sinh viên nhưng khi ra trường có rất ít trong số đó được tuyển dụng.Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục. Cần tiến hành quy hoạch lại một cách cẩn trọng và nghiêm túc nhu cầu nhân lực đội ngũ giáo viên của từng địa phương, vùng, miền.Bộ GD&ĐT dựa vào dữ liệu thống kê này như là một căn cứ quan trọng để xét duyệt, giao chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm hàng năm cho các trường đại học, cao đẳng.Nghĩa là, các trường đại học, cao đẳng phải có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành sư phạm trên cơ sở “đơn đặt hàng” từ nhu cầu thực tế của xã hội.Nên chăng, bên cạnh sự tích cực, nỗ lực, chủ động trong học tập, tìm việc của sinh viên, các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành sư phạm cần có trung tâm hỗ trợ việc làm cho sinh viên, làm “cầu nối” giữa sinh viên và các cơ sở giáo dục có nhu cầu tuyển dụng. Tránh tình trạng đào tạo xong thì “bỏ rơi” để sinh viên tự “bơi” một mình.
 

Derek

New Member
Mất công học tập 3-4 năm ở bậc đại học, cao đẳng rồi rốt cuộc không tìm được việc làm theo đúng ngành nghề được đào tạo thì quả thật là lãng phí. Tình trạng đó đã kéo dài nhiều năm đối với không ít các ngành nghề sư phạm. Việc đào tạo không gắn với yêu cầu sử dụng của các vùng, miền, chủ yếu do việc đào tạo hầu như tự phát, theo năng lực có sẵn của các trường sư phạm, chứ chưa quan tâm nhiều đến việc đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng. Để kéo dài tình trạng nói trên, trách nhiệm trước hết thuộc về Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở GD-ĐT có chức năng phân bổ chỉ tiêu đào tạo cho các trường sư phạm; sau nữa là trách nhiệm trực tiếp của các cơ sở đào tạo không theo sát nhu cầu của xã hội để lập kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Mong rằng các cấp quản lý giáo dục quan tâm nhiều hơn đến tình trạng nói trên, để sớm có biện pháp khắc phục. Trước mắt, nên có chế độ khuyến khích thỏa đáng các giáo viên đi dạy học ở các vùng sâu vùng xa còn thiếu nhiều giáo viên.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top