minhvuong_78

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Việc thực hiện và hoàn thành niên luận đối với mỗi sinh viên là vô cùng quan trọng. Để hoàn thành niên luận này, trước hết em xin chân thành Thank sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Ngôn ngữ. Đặc biệt em xin chân thành Thank sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Khang, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành niên luận này.
Do hạn chế về thời gian và giới hạn về kiến thức, niên luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các thấy cô giáo và các bạn để niên luận được hoàn chỉnh hơn.
















I. MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Hàng ngàn năm qua, ngôn ngữ đã trở thành công cụ tư duy và phương tiện giao tiếp đặc biệt quan trọng, giúp con người biểu đạt nội dung thông tin, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm…Vì thế, quan niệm truyền thống luôn coi ngôn ngữ đóng vai trò độc tôn trong giao tiếp mà lãng quên vai trò của cử chỉ, điệu bộ (ngôn ngữ phi lời). Tuy nhiên, thực tế cho thấy thông điệp mà người nói chuyển tải bằng ngôn từ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, trong khi giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời chiếm tỉ lớn hơn nhiêù. Càng quan tâm đến vấn đề giao tiếp, người ta càng thấy là không thể bỏ qua vai trò của cử chỉ, điệu bộ. Sự hiểu biết thấu đáo về ngôn ngữ cử chỉ rất cần thiết cho việc giao tiếp trong đời sống cộng đồng. Với muôn vàn tình huống khác nhau trong sinh hoạt đời thường, không phải ai và không phải bất cứ lúc nào người ta cũng biết cách sử dụng cử chỉ điệu bộ đúng mực và hợp phong cách. Biết biểu hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ đúng lúc, đúng tình huống sẽ nâng cao hiệu quả giao tiếp, có khi còn hơn cả ngôn ngữ có lời.
Trong giao tiếp phi lời, cử chỉ điệu bộ của tay và nét mặt đóng vai trò quan trọng hơn cả, bởi chúng có tấn số xuất hiện cao, giá trị thông báo lớn hơn nhiều so với các bộ phận khác trên cơ thể. Đó là những hành vi quen thuộc, gần gũi xung quanh, dễ dàng bắt gặp tuy nhiên lại ít khi được mọi người lưu tâm mà thường chỉ coi chúng như bản năng tự nhiên. Vì niềm hứng thú tìm hiểu của bản thân và nhận thấy vị trí quan trọng của cử chỉ, điệu bộ tay và nét mặt trong giao tiếp, chúng tui đã nảy ra ý định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Giá trị thông báo của tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời ở người Việt”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Ngược lại lịch sử xa xưa của loài người, ta thấy vai trò của cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp là vô cùng to lớn. Bởi vì, trước khi “ngôn ngữ thính giác” bắt đầu được hình thành (khoảng 5000 hay 4000 năm trước công nguyên) thì cử chỉ điệu bộ chính là ngôn ngữ cổ xưa nhất của loài người. Những khai quật khảo cổ học đã chứng minh điều đó. Ở Mêhicô, người ta đã tìm thấy những bức tranh tường, những đồ gốm, trên đó, có thể hình dung được cách đây hàng ngàn năm, những người Indien Maia đã “nói với nhau bằng điệu bộ”như thế nào:ngón trỏ của tay phải chỉ ra phía trước để hỏi “mấy?”.Bàn tay trái chỉ vào tai để bảo “hãy cẩn thận”, “hãy chú ý” hay là “hãy nghe”.Tuy nhiên, ngôn ngữ cử chỉ khi ấy chưa thực sự được nghiên cứu. Một nhà nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ sửng sốt nhận ra rằng: “Tưởng chừng như vô lý là trong một triệu năm tiến hóa của loài người, vấn đề giao tiếp không lời chỉ mới bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc, mang tính hệ thống, khoa học từ đầu những năm sáu mươi (của thế kỉ này), và “Thậm chí ngày nay, số đông vẫn còn chưa biết đến sự tồn tại của ngôn ngữ cử chỉ, dù nó rất quan trọng đối với đời sống của họ”.Vì thế, người ta cùng không khỏi ngạc nhiên về “sự phát triển bỗng nhiên” của những nghiên cứu dành cho vấn đề này trong những năm gần đây.
Ở Việt Nam, ngôn ngữ phi lời mới được một số ít người nghiên cứu như: Nguyễn Quang, Phi Tuyết Hinh, Đỗ Thanh, Mai Xuân Huy, Thục Khánh…Phần lớn là những bài viết mang tính khái quát, đăng trên các tạp chí, chưa đi vào nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Cử chỉ điệu bộ của tay và nét mặt trong giao tiếp phi lời ở người Việt.
4. Phạm vi nghiên cứu
Ngôn ngữ phi lời bao gồm các phương tiện giao tiếp không dùng đến âm thanh (không được tiếp nhận qua thính giác) như: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, điệu mặt (gọi chung là ngôn ngữ cử chỉ hay ngôn ngữ thân thể), như khoảng cách trong giao tiếp, các tín hiệu màu sắc, mùi vị…
Như vậy, ngôn ngữ phi lời là phạm trù rộng. Trong phạm vi bài niên luận này, chúng tui chỉ đề cập đến một phần của ngôn ngữ thân thể là cử chỉ điệu bộ của tay và nét mặt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tui đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Quan sát các hành vi cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt trong thực tế
- Nghiên cứu tài liệu liên quan
- Ghi chép, thu thập, thống kê, phân loại (theo hình thức, giá trị biểu đạt…) các cử chỉ điệu bộ của tay và nét mặt cả trong thực tế và trong tài liệu.
- Miêu tả, so sánh các cử chỉ điệu bộ đã thu thập
- Phân tích, đánh giá ý nghĩa thông báo của từng cử chỉ đó, xem xét trong thực tiễn hoạt động giao tiếp.


II. NỘI DUNG
1. Tổng quan về ngôn ngữ cử chỉ
1.1. Quan niệm về ngôn ngữ cử chỉ
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi cử chỉ, điệu bộ của chúng ta đều mang theo nó một vài nét của tâm lý cá nhân, đó là sự thể hiện ra bên ngoài những tình cảm bên trong. Loại giao tiếp phi văn tự này có tên là “ngôn ngữ cơ thể” hay “ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ” (gọi tắt là ngôn ngữ cử chỉ).
Qua các nghiên cứu của về loại ngôn ngữ cử chỉ này, các nhà tâm lý coi cơ thể con người như là một “trạm thu phát thông tin”, nó “phát đi” các động tác, cử chỉ, nét mặt và các loaị ngôn ngữ vô thanh khác, thường có tác dụng rất lớn trong việc bổ sung ý nghĩa cho ngôn ngữ của âm thanh, hay bộc lộ rõ những ý đồ giả tạo, không trung thực. Điều này cho chúng ta diễn đạt chính xác và hoàn chỉnh tư tưởng của mình, đồng thời hiểu rõ được người khác. Có nhà nghiên cứu đã đánh giá một cách hình ảnh rằng: “Thân thể của con người là một quyển sách của tâm hồn và quyển sách ấy đã lật ra, chỉ còn việc nhìn vào đấy”, “Tiếng nói của thân thể bao giờ cũng là tiếng nói thật, dù cho người nào đó có khéo léo che đậy sự thật bản chất của mình, thì trước sau người đó cũng bị lật tẩy qua những trang sách thân thể của mình”( Nguyễn Văn Lê, [3], tr. 144, 145).
Trong tất cả các bài phát biểu và khoa học tâm lý, khái niệm mà người ta thường được gán cho ngôn ngữ cử chỉ là những hành vi vô thức của cơ thể, biểu hiện một dạng thông điệp. Mặc dù sự phân cách giữa hai loại: ngôn cử chỉ vô thức và có ý thức vẫn còn đang tranh cãi (Chẳng hạn, một nụ cười có thể tạo ra một các có chủ định hay không).
Có thể hiểu một cách chung nhất, ngôn ngữ cử chỉ là sự pha trộn của các cử chỉ, điệu bộ, động tác, tư thế, dáng điệu và ngữ điệu giọng nói. Đây là một dạng giao tiếp sử dụng cử chỉ, điệu bộ của cơ thể để thay cho âm thanh, tiếng nói và các dạng giao tiếp khác.
Ngôn ngữ cử chỉ là một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ giao tiếp phi lời, nó bao gồm ngôn ngữ của đầu, mặt , mày , chân, tay,…Và cũng có thể nói hầu hết các bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có khả năng truyền tải thông tin.
Trong giới hạn bài niên luận này, chúng tui chỉ đi vào tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt.
1.2. Cơ sở chung về ngôn ngữ cử chỉ
Vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, “Thuyết ngôn ngữ cử chỉ” trở nên thịnh hành. Những người chủ trương thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng, để giao tiếp với nhau, người ta dùng tư thế của thân thể và của tay. Vuntơ (thế kỉ XIX) cho rằng điệu bộ về nguyên tắc cũng giống như âm thanh, dù là điệu bộ tay hay âm thanh cũng là động tác biểu hiện. Marr (Đầu thế kỉ XX) khẳng định ngôn ngữ cử chỉ tồn tại cách đây 1 triệu đến 1 triệu rưỡi năm còn ngôn ngữ âm thanh chỉ tồn tại cách đây 5 vạn đến 50 vạn năm. Theo ông, ngôn ngữ cử chỉ có thể biểu thị tư tưởng, khái niệm hình tượng hoá, có thể dùng làm công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong cùng một bộ lạc, với các bộ lạc khác, có thể dùng làm công cụ phát triển khái nịêm của mình.
Phải đến thế kỉ XX giao tiếp phi ngôn ngữ mới được quan tâm một cách thực sự. Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua các cử chỉ hoạt động của cơ thể như nét mặt, cách nhìn, điệu bộ và khoảng cách giao tiếp. Có rất nhiều học thuyết nghiên cứu về loại hình giao tiếp này nhưng nổi bật nhất vẫn là “Học thuyết tâm lý tinh thần” và “Học thuyết hành vi cư xử”.
Trong “Học thuyết tâm lý tinh thần”, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người dù ở bất cứ một nền văn hoá nào cũng đều có sáu trạng thái tâm lý ( hạnh phúc, buồn khổ, giận giữ, sợ hãi, ghét, ngạc nhiên ) và tất cả các trạng thái tâm lý đó do sự chi phối của não tạo ra những thay đổi trên mặt nhưng theo hai dạng là tự nhiên và xã giao có mục đích. Trong một thử nghiệm về ảnh hưởng của não đến các nét mặt của con người, thực nghiệm đã cho thấy khi các nét mặt bị tê liệt, người ta không thể cười có mục đích (như để tạo ra sự thân mật ) nhưng vẫn có thể cười một cách tự nhiên khi có điều làm họ bất ngờ. Và ngược lại cũng có trường hợp, một người có thể cười một cách xã giao nhưng lại không thể cười một cách thoải mái được. Tuy nhiên, học thuyết này lại lại nêu ra nhiều điều tranh cãi. Ngôn ngữ cử chỉ là những từ ngữ được quy ước để chỉ các trạng thái tâm lý, bản thân các trạng thái tâm lý này lại không được định nghĩa một cách rõ ràng, chính thức thông qua bất cứ loại hình sách vở nào.
Trong “Học thuyết hành vi cư xử”, các nhà khoa học lại cho thấy không có mối cảm xúc cơ bản cũng như không có biểu hiện cơ bản mà đơn giản chỉ là các hành vi cư xử mang mục đích xã hội. Nét mặt chính là biểu hiện của những việc chúng ta muốn làm hay có ý định làm. Có thể lấy ví dụ trạng thái tức giận (như Học thuyết tâm lý tinh thần đã nêu ) chính là sự mô tả về hành vi sẵn sàng để tấn công đối thủ. Nhưng nói một cách khác, không phải lúc nào cử chỉ của con người cúng mang thông điệp hay chủ đích như vậy. Giả sử như chúng ta ngáp, điều này lại khiến cho ban tổ chức nghĩ rằng chúng ta cảm giác chán, buồn ngủ với nội dung chương trình.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng ngôn ngữ cơ thể bắt nguồn từ giao tiếp động vật .Mối liên quan giữa ngôn ngữ cơ thể và sự giao tiếp của động vật đã được bàn đến từ lâu. Ngôn ngữ cơ thể là sản phẩm của cả gen (Những đứa trẻ mù cũng mỉm cười và cười to ngay cả khi chúng không bao giờ biết đến nụ cười ) và ảnh hưởng của môi trường. Nhà phong tục học người Iran, Eibl-Eibesfeldt khẳng định rằng một trong số yếu tố cơ bản của loại ngôn ngữ này là đặc điểm chung của nền văn hoá và vì thế gắn với những hành động bản năng. Một số dạng ngôn ngữ cơ thể người có tính kế thừa từ cử chỉ giao tiếp của các loài linh trưởng khác, mặc dù thường mang những thay đổi về ý nghĩa. Nhiều cử chỉ tinh tế hơn thay đổi theo các nền văn hoá (chẳng hạn điệu bộ diễn tả “Có” hay “Không” ) bắt buộc phải được học hay thay đổi trong quá trình học hỏi, thường do quan sát vô thức từ môi trường.
2. Hệ thống cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt
2.1. Phân loại
Trong giao tiếp, do bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý, dân tộc, xã hội nên những biểu hiện cụ thể của cử chỉ, điệu bộ rất phong phú đa dạng. Tuy nhiên có thể quy lại và phân thành 4 loại chính:
1. Cử chỉ mô phỏng
2. Cử chỉ tượng trưng
3. Cử chỉ thuyết minh
4. Cử chỉ hàm chỉ
Đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ chỉ là cử chỉ thuyết minh và cử chỉ hàm chỉ.
2.1.1. Cử chỉ thuyết minh
Là cử chỉ đi kèm với các hành vi lời nói biểu thị sự khẳng định, phủ định, ngạc nhiên, nghi ngờ, giễu cợt… Loại cử chỉ này làm nên sức biểu hiện của nội dung được thông báo bằng lời. Tuy vậy, khi viết trên văn bản, nếu loại ra các yếu tố cử chỉ, điệu bộ thuyết minh thì nội dung từng lời nói vẫn được đảm bảo, sự nối kết vẫn được duy trì. Như vậy, loại cử chỉ thuyết minh này không có giá trị liên kết lời nói mà chỉ có giá trị bổ sung, làm rõ ý nghĩa và sắc thái cho ngôn từ.
VD: - (Xua tay). Không phải nói nữa, tui biết hết rồi!
- (Bẻ đốt ngón tay). Em… em không biết ạ.
- (Lắc đầu). không, không phải nó.
- (Bĩu môi). Gớm, tui chả thiết
- ….

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
I. MỞ ĐẦU 2
1. Lý do nghiên cứu 2
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
II. NỘI DUNG 5
1. Tổng quan về ngôn ngữ cử chỉ 5
1.1. Quan niệm về ngôn ngữ cử chỉ 5
1.2. Cơ sở chung về ngôn ngữ cử chỉ 6
2. Hệ thống cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt 7
2.1. Phân loại 7
2.1.1. Cử chỉ thuyết minh 8
2.1.2. Cử chỉ hàm chỉ (cử chỉ thay lời) 8
2.2. Bảng giá trị thông báo của tay và nét mặt 11
2.2.1. Giá trị thông báo của tay 11
2.2.2. Giá trị thông báo của mặt 16
3. Một vài nhận xét, đánh giá về ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt 21
3.1. Đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt 21
3.1.1. Ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt được tiếp nhận qua thị giác 21
3.1.2. Ngôn ngữ cử chỉ mang tính đa nghĩa 22
3.1.3. Ngôn ngữ củ chỉ mang tính đa kênh (đồng nghĩa) 23
3.1.4. Tính liên tục của ngôn ngữ cử chỉ 23
3.1.5. Khi có sự mâu thuẫn giữa thông điệp do ngôn ngữ truyền tải với ngôn ngữ cử chỉ thông báo, người ta có xu hướng tin vào thông điệp của ngôn ngữ cử chỉ hơn. 23
3.1.6. Ngôn ngữ cử chỉ giúp thấy rõ tình cảm thật của người nói hơn so với giao tiếp bằng lời 25
3.1.8. Cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt có thể thay đổi theo vị trí, mức độ thể hiện 26
3.2. Vị trí, chức năng của cử chỉ tay và nét mặt trong giao tiếp 27
3.2.1. Điều chỉnh chiến lược giao tiếp nhờ việc quan sát cử chỉ của tay và nét mặt 28
3.2.2. Đi kèm lời nói để bổ sung làm rõ ý nghĩa cho sắc thái ngôn từ 30
3.2.3. Điều tiết chuỗi giao tiếp ngôn từ 30
3.2.4. Thay thế cho ngôn từ 31
3.3. Một số điểm đặc biệt trong cách sử dụng cử chỉ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt 32
III. KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
PHỤ LỤC 37

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

traci92dawn

New Member
Download Đề tài Giá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời ở người Việt

Download miễn phí Đề tài Giá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời ở người Việt





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. MỞ ĐẦU 2
1. Lý do nghiên cứu 2
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
II. NỘI DUNG 5
1. Tổng quan về ngôn ngữ cử chỉ 5
1.1. Quan niệm về ngôn ngữ cử chỉ 5
1.2. Cơ sở chung về ngôn ngữ cử chỉ 6
2. Hệ thống cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt 7
2.1. Phân loại 7
2.1.1. Cử chỉ thuyết minh 8
2.1.2. Cử chỉ hàm chỉ (cử chỉ thay lời) 8
2.2. Bảng giá trị thông báo của tay và nét mặt 11
2.2.1. Giá trị thông báo của tay 11
2.2.2. Giá trị thông báo của mặt 16
3. Một vài nhận xét, đánh giá về ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt 21
3.1. Đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt 21
3.1.1. Ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt được tiếp nhận qua thị giác 21
3.1.2. Ngôn ngữ cử chỉ mang tính đa nghĩa 22
3.1.3. Ngôn ngữ củ chỉ mang tính đa kênh (đồng nghĩa) 23
3.1.4. Tính liên tục của ngôn ngữ cử chỉ 23
3.1.5. Khi có sự mâu thuẫn giữa thông điệp do ngôn ngữ truyền tải với ngôn ngữ cử chỉ thông báo, người ta có xu hướng tin vào thông điệp của ngôn ngữ cử chỉ hơn. 23
3.1.6. Ngôn ngữ cử chỉ giúp thấy rõ tình cảm thật của người nói hơn so với giao tiếp bằng lời 25
3.1.8. Cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt có thể thay đổi theo vị trí, mức độ thể hiện 26
3.2. Vị trí, chức năng của cử chỉ tay và nét mặt trong giao tiếp 27
3.2.1. Điều chỉnh chiến lược giao tiếp nhờ việc quan sát cử chỉ của tay và nét mặt 28
3.2.2. Đi kèm lời nói để bổ sung làm rõ ý nghĩa cho sắc thái ngôn từ 30
3.2.3. Điều tiết chuỗi giao tiếp ngôn từ 30
3.2.4. Thay thế cho ngôn từ 31
3.3. Một số điểm đặc biệt trong cách sử dụng cử chỉ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt 32
III. KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
PHỤ LỤC 37
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cử chỉ nhưng laị biểu lộ hai ý nghĩa trái ngược.
2.2. Bảng giá trị thông báo của tay và nét mặt
Cho đến nay các nhà ngôn ngữ học chưa thống kê hết xem có bao nhiêu cử chỉ ngôn ngữ trên thế giới cũng như chưa phân biệt được hết các ý nghĩa của chúng, bởi lẽ, mỗi dân tộc, mỗi tộc người đều có một hệ thống ngôn ngữ cử chỉ cùng ý nghĩa riêng của họ. Và ở Việt Nam cũng vậy, ngôn ngữ cử chỉ cũng rất phong phú và đa dạng. Dưới đây, chúng tui xin trình bày kết quả thống kê những cử chỉ thường gặp ở tay và nét mặt trong giao tiếp của người Việt.
2.2.1. Giá trị thông báo của tay
STT
CỬ CHỈ CỦA TAY
GIÁ TRỊ THÔNG BÁO
1
Phẩy tay
Sự việc nói đến qua nhỏ mọn không đáng để ý hay buộc phải đồng ý.
2
Vẫy tay (các ngón hướng về phía người nói)
“Lại đây!”
3
Vẫy tay (các ngón hướng ra ngoài)
“Đi đi!”, không chấp nhận, muốn tống khứ
4
Vẫy vẫy bằng một tay (tay chuyển động nhẹ)
Dấu hiệu để người khác biết, để ý (sang đường)
5
Hai tay vẫy cuống quýt
Mong muốn được để ý
6
Hất tay (đầu ngón tay hướng lên trên, khép chặt, lòng bàn tay hướng ra ngoài hất hất)
Thể hiện phá bỏ ý kiến của người khác, tất cả vẫn như trước, bày tỏ sức mạnh và sự kiên quyết.
7.
Chặt tay (bàn tay để thẳng, các ngón tay khép chặt với nhau như một chiếc búa đang chém xuống)
Thể hiện sự quyết đoán, kiên quyết, nhanh chóng gỡ rối mọi việc.
8
Lật tay (lòng bàn tay hướng xuống dưới, ngón tay cái xoè ra, các ngón còn lại hơi cong cong)
-Tư thế nhắc nhở người nói cẩn thận, cần kiềm chế tình cảm nhằm mục đích khống chế cuộc nói chuyện.
-Tư thế phủ nhận, phản đối …
9
Ngửa tay (lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay cái xoè ra, các ngón còn lại hơi cong cong)
- Khen ngợi, xin xỏ, khẩn cầu (giơ tay cao)
- Động tác ăn xin thể hiện chân thành lắng nghe ý kiến của mọi người, giành được sử ủng hộ. (tay để ngang)
-Không biết phải làm sao (tay hạ thấp).
10
Nắm tay (năm ngón khép chăt, bàn tay nắm chắc)
-Thể hiện tình cảm bị kích động, uy quyền, báo thù.
-Thể hiện thái độ kiên quyết, nguyện vọng muốn thực hiện điều gì đó …
11
Hai tay nắm vào nhau
Ý chí, niềm tin
12
Hai tay giang ra
Thể hiện sự chào đón.
12
Hai tay đan vào nhau
-Thể hiện tinh thần lo lắng, sốt ruột.
-Thể hiện sự trịnh trọng hay muốn điều khiển cuộc đàm phán
13
Các ngón tay chạm vào nhau thành hình tháp
Thể hiện sự tự tin
14
Khoanh tay
-Thể hiện sự chào hỏi, thưa gửi (ở trẻ em, nhất là ngày xưa)
-Trạng thái trầm tư, suy nghĩ
-Tư thế chờ đợi trong sự nhàn rỗi, sốt ruột, bất lực
-Tư thế cô lập, phòng ngự, không hoà nhập hay không đồng tình
-Thách thức, đương đầu
15
Bàn tay xoè năm ngón
-Người nói cảm giác hồ nghi
-Thể hiện sự thẳng thắn, chân thành
16
Tay bắt chéo lên ngực
Phản ánh sự tự vệ
17
Giơ tay
Dấu hiệu xin phát biểu, đưa ra ý kiến
18
Lấy tay che miệng
Ngượng ngùng e thẹn thiếu tự tin
19
Tay xoa cằm
Thể hiện sự thông minh lão luyện
20
Tay vò đầu
Lúng túng, bối rối, chưa đưa ra giải pháp hay không có ý kiến
21
Vung nắm đấm lên
Hăm họa
22
Vặn vẹo bàn tay
Lúng túng, bối rối
23
Bẻ đốt ngón tay
Lúng túng, bối rối
24
Vân vê gấu áo
Lúng túng, bối rối
25
Gãi tai
Lúng túng, bối rối
26
Vò nát hay xé nhỏ cái gì đó trong tay
Lúng túng, bối rối
27
Đưa ngón tay trỏ thẳngn lên môi (thường kèm tiếng “suỵt!”)
Ra hiệu bí mật không tiếp lộ
28
Giơ ngón tay trỏ
-Răn đe chỉ mặt vạch tội (động tác mạnh, ngón tay căng)
-Hướng người nghe tập trung vào điều mình đang nói, tách rõ ràng vấn đề,ý tứ khúc triết hơn (tay lia theo từng câu nói).
29
Vỗ vai
Động viên, khích lệ
30
Vỗ lưng
Động viên, khích lệ
31
Vỗ chán
Suy nghĩ
32
Vỗ đầu
Suy nghĩ
33
Đập tay xuống
Tỏ ý chấm dứt, cắt ngang trước môt vấn đề nào đó
34
Đứng chống tay vào hông
Đã sẵn sàng, thể hiện sự hung hăng
35
Tay tì vào má
-Đang nghĩ, ước lượng điều gì đó
-Thể hiện sự chán ngán
36
Sờ hay xoa nhẹ tay lên mũi
-Phản đối, nghi ngại, nối dối
-Không muốn đề cập đến chủ đề đó nữa
37
Đấm vào lòng bàn tay
Biểu kộ cảm xúc vui, mừng rỡ khi hoàn thành một công việc nào đó
38
Xoa tay vào nhau
- Chuẩn bị làm việc gì đó
-Chứng tỏ biết cách giải quyết việc gì đó.
39
Hai tay quàng sau gáy(hay hai tay vòng ra sau đầu)
-Tự tạo cảm giác thoải mái khi mệt mỏi.
-Tư thế suy nghĩ một điều gì đó.
-Phản ứng lại vấn đề đang bàn tới
40
Gõ tay vào cằm
Người đó đang sắp sửa ra quyết định
41
Tay gõ gõ thành nhịp (trên mặt bàn)
Sốt ruột, hết kiên nhẫn rồi.
42
Tay cầm điếu thuốc run run
Căng thẳng, hưng phấn.
43
Vung tay (động tác mạnh)
Sự dứt khoát không chấp nhận, không muốn.
44
Bắt tay
-Thể hiện sự chào đón trang trọng, lịch sự,tình hữu nghị.
-Chúc mừng
-Tin tưởng, tin cậy đối tác.
45
Vô tình phủi bụi trên quần áo hay cậy móng tay…
Lơ đãng, không chú ý.
46
Cử chỉ đưa tay vẽ một mặt phẳng nằm ngang
Dấu hiệu thẻ hiện sự kiên quyết, chắc chắn, tập trung.
47
Khua tay
Việc nhắc tới được coi trọng (khua tay múa chân)
48
Cánh tay gập căng lại (ở mức ngang vai), bàn tay nắm chặt
Cử chỉ khen ngợi, bày tỏ sự ủng hộ, đoàn kết, tán thưởng.
49
Siết chặt tay người khác (tay cao quá đầu)
Bày tỏ niềm tin, tình đoàn kết.
50
Bàn tay nắm lấy một bàn tay
-Niềm tin tưởng vào đối phương, tình bạn.
-Tìng cảm thương yêu, trìu mến, cảm thông, chia sẻ, an ủi, khích lệ…
51
Tay vuốt râu
-Thể hiện sự đắc chí, lão luyện, kinh nghiệm.
-Thư thái, thoải mái.
52
Giơ một ngón tay cái lên
Khen ngợi, tin tưởng
53
Giơ ngón trỏ và ngón giữa lên hình chữ V
Thể hiện sự chiến thắng
54
Đưa ngón tay cái chống dưới cằm
Biểu lộ thái độ chỉ trích, tiêu cực
55
Cắn móng tay
Bối rối, sợ sệt, đắn đo
56
Vỗ tay
-Tán đồng, tâm đắc một ý kiến, một hành vi nào đó
-Khen ngợi, khích lệ
57
Vỗ đùi
Tâm đắc, tán đồng
58
Tỳ tay lên trán
Thể hiện sự suy nghĩ, cân nhắc
59
Đặt lòng bàn tay lên ngực
Biểu thị cảm xúc thật thà, chân thật
60
Tay chống hông
Sự sẵn sàng hay sự hung hăng
61
Xua tay
-Không đồng ý,ra hiệu cho đối tác không cần tiếp tục nói nữa.
62
Tay nghịch tóc (vuốt tóc)
-Biểu thị sự bối rối, suy nghĩ vẩn vơ
-Sự làm dáng (thường ở nữ giới).
63
Phủi tay
Giũ bỏ và kết thúc một việc gì đó
2.2.2. Giá trị thông báo của mặt
STT
CỬ CHỈ CỦA MẶT
GIÁ TRỊ THÔNG BÁO
1
Gật đầu
-Sự tán đồng, chấp thuận
- Hài lòng.
2
Lắc đầu
-Tỏ ý phủ nhận, không tán đồng
-Chê trách, phê phán, không hài lòng
-Kinh hãi hay thán phục trước một sự việc ngoài sức tưởng tượng
-Sự cảm thông, thương cảm trước một tình cảnh mà mình đành chịu bất lực, không biết làm gì
-Tâm trạng buồn chán, thất vọng, bi quan.
3
Xoa đầu
Hành vi thân thiện, biểu thị thái độ bề trên với dưới
4
Cúi đầu
Băn khoăn suy nghĩ
5
Ngả đầu vào tay
Tỏ ý buồn rầu
6
Nghiêng đầu
Thích thú lắng nghe và tôn trọng người khác nói .
7
Nhăn trán
-Ngạc nhiên
-Phẫn nộ, bất mãn.
8
Nhăn mặt (cau mặt)
Bực dọc, khó chịu, không hài lòng
9
Mặt hầm hầm
Tức giận, tình cảm bị dồn nén
10
...
Kính chào tác giả của bài viết này, em có thể xin phép được tải bài này về để em tham khảo và soạn cho bài thuyết trình sắp tới của em về môn Giao Tiếp Liên Văn Hóa được không ạ ? Em xin phép để lại mail của em: [email protected] và mong rằng tác giả có thể đọc được đoạn trả lời này sớm ạ. Em Thank người viết nhiều lắm ạ.
 

daigai

Well-Known Member
Kính chào tác giả của bài viết này, em có thể xin phép được tải bài này về để em tham khảo và soạn cho bài thuyết trình sắp tới của em về môn Giao Tiếp Liên Văn Hóa được không ạ ? Em xin phép để lại mail của em: [email protected] và mong rằng tác giả có thể đọc được đoạn trả lời này sớm ạ. Em Thank người viết nhiều lắm ạ.
Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá tác dụng điều trị bệnh vảy nến thể thông thường của bài thuốc tiêu phong tán kết hợp kem dưỡng ẩm Y dược 0
D Công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B Đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân lao động phổ thông tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ Tâm lý học đại cương 0
A Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Thái Nguyên hiện nay Kinh tế chính trị 0
B Đánh giá nồng độ cồn trong máu ở các bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông điều trị cấp Khoa học Tự nhiên 0
L Tìm kiếm thông tin theo các giá trị thuộc tính trên mạng ngang hàng có cấu trúc Công nghệ thông tin 0
S Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Huyện Thạch Thất, Hà Nội hiệ Luận văn Sư phạm 0
N Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động đoàn thanh niên cho học viên trung tâm g Luận văn Sư phạm 0
Z Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Thanh Luận văn Sư phạm 0
H Dạy học chủ đề giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất ở trường trung học phổ thông theo phương pháp khám Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top