daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương 1.....................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU...............................................................................5
1.1. Khái niệm kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu........................5
1.1.1. Sự hình thành khái niệm kiểm tra sau thông quan............................................5
1.1.2. Khái niệm kiểm tra sau thông quan ..................................................................6
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu .8
1.1.4. Vai trò của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu...................9
1.1.5. Nguyên tắc thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu.10
1.2. Pháp luật hải quan về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu ....12
1.2.1. Quá trình áp dụng pháp luật hải quan về kiểm tra sau thông quan tại Việt
Nam ...........................................................................................................................12
1.2.2.. Nội dung của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu ............16
1.2.3. Đối tượng, phạm vi của kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
...................................................................................................................................17
1.2.4. Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu ........19
1.2.5. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, hình thức kiểm tra sau thông quan
đối với hàng hóa nhập khẩu......................................................................................21
1.2.6. Quyền và nghĩa vụ của công chức hải quan, người khai hải quan trong quá
trình thực hiện kiểm tra sau thông quan ...................................................................22
1.2.7. Quy trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu ...................24
Kết luận chương 1 .....................................................................................................30
Chương 2...................................................................................................................31
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HẢI QUAN VỀ KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ
NAM NINH ..............................................................................................................31
2.1. Khái quát hoạt động hải quan trên địa bàn Cục Hải quan Hà Nam Ninh ..........31
2.1.1. Khái quát về Cục Hải quan Hà Nam Ninh......................................................31
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
tại Cục Hải quan Hà Nam Ninh................................................................................34
2.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại
Cục Hải quan Hà Nam Ninh .....................................................................................38
2.2.1. Tình hình thực hiện các quy định pháp luật....................................................38
2.2.2. Quy trình thực hiện KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà
Nam Ninh: .................................................................................................................41
2.2.3. Một số vi phạm phát hiện trong KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu của Cục
Hải quan Hà Nam Ninh.............................................................................................51
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại
Cục Hải quan Hà Nam Ninh .....................................................................................54
2.3.1. Những thuận lợi ..............................................................................................54
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân....................................................55
Kết luận chương 2 .....................................................................................................61
Chương 3...................................................................................................................62
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO PHÁP LUẬT HẢI QUAN TẠI CỤC
HẢI QUAN HÀ NAM NINH ...................................................................................62
3.1. Đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm tra sau thông quan ..................62
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật hải quan về kiểm tra sau thông quan...........................62
3.1.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật theo hướng đảm bảo thực hiện pháp
luật về kiểm tra sau thông quan ................................................................................64
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về thuế ..........................................................................66
3.2. Một số giải pháp khác ........................................................................................68
3.2.1. Hoàn thiện, tăng cường các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ KTSTQ.................68
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy KTSTQ .................................................69
3.2.3. Nâng cao năng lực của công chức thực hiện KTSTQ.....................................70
3.2.4. Tăng cường cơ chế phối hợp phục vụ KTSTQ ................................................71
3.2.5. Tuyên truyền, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật kiểm tra sau thông quan72
3.2.6. Tăng cường trang thiết bị và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
thực hiện KTSTQ.......................................................................................................73
Kết luận chương 3 .....................................................................................................74
KẾT LUẬN...............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................77
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện Luật Hải quan năm 2014 với nhiệm vụ hiện đại hóa công tác quản
lý, giám sát trong lĩnh vực hải quan, tạo điều kiện để phát triển thương mại quốc tế,
Hải quan Việt Nam đã từng bước hiện đại trên nhiều mặt. Một trong những bước
tiến quan trọng đó chính là công tác kiểm tra hải quan được chuyển từ tiền kiểm
sang hậu kiểm, đảm bảo sự đồng bộ trong kiểm soát các khâu trước, trong và sau
thông quan nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK hợp pháp của doanh
nghiệp nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, chống gian lận thương
mại.
Theo Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn
2016-2020 ban hành kèm Quyết định số 1614/QĐ-BTC ngày 19/7/2016 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, thời gian tới phải xây dựng hệ thống KTSTQ trong tổng thể
Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, chuyên sâu đáp
ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Theo đó, công tác KTSTQ hoạt
động tập trung thống nhất và hiệu quả từ Tổng cục Hải quan đến các Cục Hải quan
địa phương trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và phương pháp quản
lý rủi ro, đáp ứng yêu cầu quản lý và yêu cầu cải cách phát triển, hiện đại hóa ngành
Hải quan.
Là công chức trực tiếp thực hiện công tác chuyên môn về KTSTQ tại Cục
Hải quan Hà Nam Ninh, bản thân tui nhận thấy hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa
nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ mà ngành
Hải quan đã đề ra. Do vậy tui đã chọn đề tài nghiên cứu: “Kiểm tra sau thông
quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo pháp luật hải quan hiện hành từ thực
tiễn Cục Hải quan Hà Nam Ninh” để làm làm đề tài luận văn thạc sỹ Luật kinh tế
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nội bộ Ngành Hải quan cũng có một số bài viết và công trình nghiên
cứu cụ thể về công tác KTSTQ trong toàn ngành hay từng Cục Hải quan địa
phương, tuy nhiên nghiên cứu riêng về nội dung về việc thực thi pháp luật hải quan
về KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Nam Ninh thì chưa có
công trình nào.
Một số bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu về nội dung liên quan đến đề
tài:
- Báo Hải quan (2019), “Hậu kiểm” giúp tăng thu hàng trăm tỷ đồng.
- Nguyễn Phúc Thọ (2017), Kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công,
sản xuất xuất khẩu theo quy định của Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn
thi hành - Đề tài khoa học cấp ngành Hải Quan.
- Nguyễn Thị Khánh Huyền (2017), Nâng cao năng lực kiểm tra sau thông
quan về xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu - Đề tài khoa học cấp ngành Hải Quan.
- Đàm Mạnh Hiếu (2018), Nâng cao hiệu quả chống gian lận trị giá tính thuế
trong công tác kiểm tra sau thông quan - Đề tài khoa học cấp ngành Hải Quan.
Những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu quý để tác giả tiếp thu về
mặt lý luận, là cơ sở để so sánh với thực tế tại địa bàn Cục Hải quan Hà Nam Ninh
nhằm hướng tới mục tiêu chính của luận văn là nêu được thực trạng và giải pháp
hoàn thiện pháp luật về KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu nói chung từ thực tế tại
địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
- Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật về KTSTQ đối với hàng hóa
nhập khẩu tại Việt Nam nói chung và Cục Hải quan Hà Nam Ninh nói riêng
- Trên cơ sở kết quả thu được, đưa ra một số nhận xét, kiến nghị, đề xuất
hoàn thiện pháp luật về KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi hóa
thương mại tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Nhiệm vụ
- Phân tích, tổng kết, đánh giá thực tiễn KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu
theo các quy định của pháp luật hải quan Việt Nam.
- Thực trạng thực hiện pháp luật về KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại
Cục Hải quan Hà Nam Ninh.
- Trên cơ sở những hạn chế trong việc thực hiện KTSTQ đối với hàng hóa nhập
khẩu tại địa phương và thu thập, nghiên cứu pháp luật của một số nước về nghiệp vụ
KTSTQ để làm cơ sở đề xuất việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam và
một số biện pháp khác đê nâng cao việc thực hiện pháp luật về KTSTQ đối với hàng
hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Nam Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Pháp luật về KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam, cụ thể tại
Cục Hải quan Hà Nam Ninh.
Phạm vi
Nghiên cứu pháp luật về KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu của các doanh
nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Hà Nam Ninh dưới góc độ pháp luật
hải quan trong thời gian từ khi Cục Hải quan Hà Nam Ninh thành lập (tháng 4/2016)
đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu chính
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân
tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và so sánh để thực hiện được mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.
nghiệp, cần có chế tài xử phạt nặng đối với những doanh nghiệp cố tình làm sai,
trốn thuế; đồng thời, không ngừng hoàn thiện và minh bạch các văn bản pháp luật
về thuế đối với các ngành hàng mũi nhọn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đất
nước, kịp thời phát hiện các trường hợp có gian lận về trị giá tính thuế hải quan.
3.2. Một số giải pháp khác
3.2.1. Hoàn thiện, tăng cường các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ KTSTQ
Thực hiện đúng quy trình và nâng cao chất lượng kiểm tra mã số hàng hóa
cần thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, thường xuyên liên tục cập nhật
số liệu hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thông qua phần mềm hải
quan VNACCS/VCIS để đối chiếu theo dõi về nộp thuế theo mã hàng xuất khẩu
của doanh nghiệp, từ đó củng cố hồ sơ, thu thập các hợp đồng của doanh nghiệp từ
ngân hàng, thông tin về các nhà cung cấp hàng hóa, … làm cơ sở đấu tranh với các
mặt hàng trọng điểm có nghi ngờ gian lận về mã số hàng hóa. Nghiệp vụ xác định
mã số hàng hóa phải được tiến hành chính xác, tỷ mỷ và chế độ lưu trữ thông tin
bảo đảm cho công tác KTSTQ có căn cứ xác đáng. Trong trường hợp vẫn còn nghi
ngờ, công chức thực hiện có thể tra cứu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan
(V5) để tham khảo các đơn vị Hải quan khác trong việc áp mã số hàng hóa.
Thực hiện tính đúng trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong KTSTQ
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu, bước đầu, công chức cần nắm vững quy định của pháp luật về trị giá tính thuế
và tiếp cận các kỹ thuật nghiệp vụ đấu tranh về trị giá hải quan với doanh nghiệp
một cách chuyên nghiệp. Trị giá tính thuế được tính trên cơ sở số lượng hàng hóa
thực xuất và giá bán hàng hóa, trong đó giá bán hàng hóa được tính trên cơ sở giá
giao dịch thực theo nguyên tắc thị trường. Việc xác định giá phải vừa bảo đảm tôn
trọng giá giao dịch thực vừa chống được các hành vi gian lận, trốn thuế, chuyển giá
Thêm vào đó, công chức cần chủ động cập nhật thông tin, theo dõi nắm tình
hình về số lượng, trị giá tính thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao,
các mặt hàng nhập khẩu nhiều trên địa bàn Cục để kịp thời phát hiện các trường
hợp có gian lận về trị giá tính thuế hải quan.
Đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong KTSTQ
Công chức thực hiện KTSTQ cần nắm vững các Bộ tiêu chí rủi ro đã được
ngành Hải quan xây dựng, áp dụng vào thực tiễn để nhận biết chính xác dấu hiệu
rủi ro về xuất xứ, trị giá, chính sách, ... đối với hàng hóa nhập khẩu,
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy KTSTQ
Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, Cục Hải quan Hà Nam Ninh cần đề xuất
thành lập Chi cục KTSTQ.
Trong thời gian này, cần tăng cường, bổ sung biên chế cho lực lượng
KTSTQ; bố trí công chức chuyên trách thực hiện KTSTQ tại các đơn vị, đảm bảo
đủ số lượng và chất lượng, có kinh nghiệm trong công tác KTSTQ đáp ứng khối với
chức năng nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao, tăng theo lộ trình hàng năm.
Xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thực hiện KTSTQ với các tiêu chí
đánh giá như: tốc độ gia tăng khối lượng công việc KTSTQ; khả năng đáp ứng yêu
cầu công việc công, trình độ chuyên môn của công chức, .…
Ngoài việc tăng cường biên chế cho lực lượng KTSTQ, Cục Hải quan Hà
Nam Ninh cũng cần đề xuất thành lập các đội, tổ hay bộ phận KTSTQ tại các Chi
cục Hải quan.
Kiến nghị sửa đổi quyết định số 4292/QĐ-TCHQ ngày 12/12/2016 của Tổng
cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi
cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan, liên tỉnh, thành phố, bổ sung thêm quy định
về nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan theo Luật Hải quan
2014 và có hướng dẫn thống nhất về cơ cấu tổ chức, số lượng công chức thực hiện
KTSTQ tại Chi cục để tổ chức thực hiện hiệu quả.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Sửa lần cuối:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác Kiểm Tra Sau Thông Quan Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hạ Long Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 1
D Nghiên cứu phát triển bộ dữ liệu chuẩn của một số dược liệu thường phục vụ công tác kiểm tra giám sá Y dược 0
D Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế nằm kiểm soát và hạn chế hiện tượng thất thu thuế trên đ Luận văn Kinh tế 0
Z Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán Vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Khoa học Tự nhiên 0
L Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa đơn chứng từ nhằm kiểm soát và hạn chế hiện tượng t Khoa học Tự nhiên 0
B Đánh giá công tác kiểm tra việc kê khai thuế GTGT và thuế TNDN tại chi cục thuế thị xã Châu Đốc Kiến trúc, xây dựng 0
S Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán Th Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top