nh03m_ko0l

New Member

Download miễn phí Đề tài Ký kết - Thực hiện hợp đồng xuất khẩu và vận dụng trong ký kết - thực hiện hợp đồng xuât khẩu hàng may mặc tại công ty may Thăng Long





MỤC LỤC

 

A. Lời mở đầu 1

B. Nội dung 2

1. Khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương 2

 1.1. Khái niệm về hợp đồng ngoại thương. 2

1.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương. 3

1.2.1 Điều kiện chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp. 3

1.2.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thươmg phải hợp pháp. 3

1.2.3 Hình thứ của hợp đồng phải hợp pháp. 4

1.2.4 Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp. 4

1.3 Thủ tục kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương. 6

1.3.1 Xác định người có thẩm quyền đàm phán kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương. 6

1.3.2 Trình tự ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. 6

1.4 Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. 7

1.4.1. Điều khoản giao nhận nguyên phụ liệu, thành phẩm. 7

2. Vận dụng trong ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc tai công ty may Thăng Long. 8

Tình hình sản xuất của công ty từ năm 1991 đến nay . 8

C. Kết luận 11

Danh mục tài liệu tham khảo 12

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


A. Lời mở đầu
Ngành may mặc ở nước ta đã có từ lâu đời. Đó là một trong những ngành nghề truyền thống của dân tộc. Trước đây các sản phẩm dệt may chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp thủ công và chủ yếu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, ngành may mặc đã có bước phát triển đáng kể, công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại hơn, sản phẩm sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao. Đó là kết quả thực hiện đúng đắn về đẩy mạnh xuất khẩu.
Ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu là khâu quan trọng trong hợp đồng ngoại thương của mọi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Có thể nói, khâu giao dịch và ký kết hợp đồng sẽ quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp khi hoạt động xuất nhập khẩu.
Nhận thức được vai trò và lợi ích của việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu tui đã chọn đề tài “ký kết - thực hiện hợp đồng xuất khẩu và vận dụng trong ký kết - thực hiện hợp đồng xuât khẩu hàng may mặc tại công ty may Thăng Long".
B. Nội dung
1. Khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương và điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng ngoại thương.
1.1. Khái niệm về hợp đồng ngoại thương.
Hợp đồng ngoại thương còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hay hợp xuất nhập khẩu, là sự thoả thuận giữa các chủ thể có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau, theo đó người bán (người xuất khẩu) có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua (người nhập khẩu), người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận.
Điều 80 luật luật thương mại Việt Nam năm 1997 quy định: Hợp đồng thương mại hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. Trong thực tế xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu rất đa dạng như: Tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập, gia công quốc tế …
Tuy nhiên, tính chất quốc tế (hay yếu tố nước ngoài) của hợp đồng mua bán ngoại thương được hiểu không giống nhau tuỳ theo pháp luật của từng nước, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội, tập quán… Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương được xác định băng nhiều cách, nhưng thông qua sự công nhận của quốc gia, căn cứ vào nơi kinh doanh, nơi thường trú của đối tác, căn cứ vào hợp đồng của nhiều quốc gia, liên quan đến sự lựa chọn luật ở các nước khác nhau để xác định cho hợp đồng.
Tại Việt Nam trong ( điều 1 phần một ) quy chế tạm thời 4794/ NT – XNK ngày 31/07/1991 của bộ thương nghiệp ( nay là bộ thương mại) đưa ra 3 tiêu chuẩn để xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán ngoại thương như sau:
- Chủ thể hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau.
Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được chuyển từ nước này sang nước khác.
Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương là ngoại tệ đối với một bên hay cả 2 bên trong hợp đồng.
1.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương.
Hợp đồng mua bán ngoại thương muốn có hiệu lực phải thoả mãn bốn điều kiện hiệu lưc luật định. Luật dân sự đã quy định chung cho mọi loại hợp đồng đó là chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp; Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp; hình thức của hợp đồng phải hợp pháp và đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp.
1.2.1 Điều kiện chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp.
Khi muốn trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương thì phải có những điều kiện nhất định mà pháp luật quốc tế và pháp luật Quốc gia đã quy định.
Luật thương mại Việt Nam năm 1997 quy định “ thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân tổ hợp các hộ gia đình có đăng kí hợp đồng kinh doanh thương mại một cách độc lập, thường xuyên” (điều 5 khoản 6 luật thương mại đã dẫn ).
Tại nghị định số 57/1998/ ND - CP của chính phủ ban hành ngày 31/7/1998 cũng quy định “thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế dược thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng kí trong giấy chứng nhận kinh doanh”.
Trước hết phải thoả mãn các điều kiện chung theo quy định của pháp luật Quốc tế và các điều kiện để một tổ chức trở thành một pháp nhân( thành lập một cách hợp pháp, có tài sản độc lập, có tư cách tố tụng độc lập).
1.2.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thươmg phải hợp pháp.
Hàng hoá - đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá mà 2 bên mua, bán trao đổi với nhau. Nó chỉ là đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương khi nó phù hợp với pháp luật quốc gia liên quan, hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ không hợp pháp nếu đối tượng của nó thuộc diện hàng hoá cấm xuất nhập khẩu.
Vấn đề này pháp luật Việt Nam quy định: “ Hàng hoá theo hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá được phép mua bán theo quy định pháp luật của nhà nước bên mua và nước bên bán”.Nếu hàng hoá thuộc danh mục quản lý bằng hạn ngạch thì hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị khi và chỉ khi bên Việt Nam có phiếu hạn ngạch do bộ thương mại phân bổ. Doanh nghiệp được cấp phiếu hạn ngạch không được mua bán chuyển nhượng, trao đổi hạn ngạch mà chỉ được ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương theo giá trị, thời hạn được quy định trong hạn ngạch.
1.2.3 Hình thứ của hợp đồng phải hợp pháp.
Hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị hiệu lực khi nó được thể hiện dưới một hình thức hợp pháp nhất định.
Vấn đề này pháp luật Việt Nam quy định:Hợp đồng mua bán ngoại thương “phải được làm bằng văn bản”. Mọi thoả thuận bằng miệng hay văn bản không có chữ ký của người thẩm quyền của các bên không có giá trị hiệu lực( khoản 4 điều 81 luật thương mại VN) “ Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản.
1.2.4 Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp.
Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương là thẻ hiện sự thoả thuận, biểu hiện ý trí tự nguyện của các chủ thể nhằm ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể các bên đối tác với nhau.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau lên pháp luật của các nước cũng có những điểm khác nhau khi quy định tính hợp pháp về mặt nội dung của hợp đồng.
ở một số nước ( Anh, Mĩ) quy định, hợp đồng sẽ hợp pháp về mặt nội dung khi nó chứa đựng điều khoản về đối tượng mua bán của hợp đồng phải hợp pháp.
Đối với Việt Nam hợp đồng mua bán ngoại thương được coi là hợp pháp về mặt nội dung của hợp đồng thì phải có các nội dung chủ yếu sau: Tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, cách thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng.
Ngoài các nội dung chủ yếu nói trên các bên có quyền thoả thuận những điều khoản khác của hợp đồng như: điều khoản về trọng tài, trường hợp bất khả kháng… miễn là các điều thoả thuận này không trái với quy định của pháp luật.
Về điều khoản tên hàng: phải ghi đầy đủ tên thương...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã Công ngh Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng tại công ty TNHH Nhà nước một thành vi Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty c Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Thực tiễn các điều khoản ký kết và thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC tại tổng công ty lắp máy Luận văn Kinh tế 0
T [Free] TỔNG QUAN VỀ TIẾN TRÌNH KÝ KẾT CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ ASEAN – VIỆT NAM Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Chuyên đề Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu VALVE tại công ty cổ phần thiết bị Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu Luận văn Kinh tế 0
Q [Free] Công tác đăng ký đất và nhà tại văn phòng đăng ký nhà đất quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử ở công ty cổ phần chứng thực chữ ký số Việt Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Hoạt động lưu ký chứng khoán và thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán ở công ty cổ phầ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top