Arlen

New Member

Download miễn phí Đề án Phát triển nhà ở theo dự án tại Hà Nội – Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4

I. Khái niệm và đặc điểm của nhà ở 4

1. Khái niệm 4

2. Đặc điểm của nhà ở 4

II. Quan điểm đầu tư và mục tiêu phát triển nhà ở 5

1. Quan điểm đầu tư 5

2. Mục tiêu phát triển nhà ở 5

III. Những quy định chung về nhà ở 5

IV. Khái niệm, đặc điểm của đầu tư phát triển nhà ở theo dự án 7

1. Khái niệm đầu tư, đầu tư phát triển 7

2. Đặc điểm của đầu tư phát triển nhà ở theo dự án 7

CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THEO DỰ ÁN TẠI HÀ NỘI 8

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nhà ở theo dự án tại Hà Nội 8

1. Vị trí 8

2. Cơ chế, chính sách 8

3. Nguồn vốn 8

4. Lãi suất 9

5. Tỷ suất lợi nhuận bình quân 9

6. Chu kỳ kinh doanh 10

II. Các mô hình phát triển nhà ở tại Hà Nội 10

1. Từ năm 1989 trở về trước: Mô hình nhà chung cư 10

2. Mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm (1989-1993) 11

3. Mô hình cấp đất cho các cơ quan xây dựng nhà cho cán bộ công nhân viên bằng nguồn vốn tự có (1990-1996) 12

4. Mô hình đầu tư xây dưng hạ tầng phân đất chia lô. 12

III. Tính tất yếu của mô hình phát triển nhà ở theo dự án (Chương trình 12/ Ctr/ TU của thành uỷ Hà Nội) 13

1. Hướng đẫn đầu tư phát triển nhà ở ( xây mới)- Các khu đô thị mới 13

2. Nhà ở theo dự án và sự đồng bộ về kiến trúc, quy hoạch, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. 14

3. Tình hình đầu tư phát triển nhà ở theo dự án tại Hà Nội từ năm 1999 đến nay. 15

3.1. Năm 1999 15

3.2. Năm 2000 18

3.3. Năm 2001 20

3.4. Năm 2002 21

3.5. Năm 2003 22

3.6. Năm 2004 và hướng phấn đấu năm 2005 23

4. Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Hà Nội 23

4.1. Vốn ngân sách 24

4.2. Vốn tự có. 25

4.3. Vốn vay 26

4.4. Vốn huy động trong nhân dân (khách hàng) 27

5. Đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động phát triển nhà ở theo dự án thời gian qua 27

5.1. Xét trên khía cạnh định tính 28

5.2. Xét trên khía cạnh định lượng 29

6. Một số tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển nhà ở theo dự án 31

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THEO DỰ ÁN TẠI HÀ NỘI 33

I. Định hướng phát triển nhà ở taị Hà Nội đến năm 2010 33

1. Quan điểm phát triển nhà ở đến năm 2010 33

2. Kế hoạch phát triển nhà ở tại Hà Nội giai đoạn 2001-2005 và đến năm 2010. 34

II. Nhu cầu nhà ở của người dân Hà Nội trong thời kỳ tới. 34

1. Đối tượng có nhu cầu về nhà ở. 34

2. Vị trí nhà ở mong muốn. 35

3. Diện tích nhà mong muốn. 35

4. Số phòng và tiện nghi sinh hoạt mong muốn. 35

5. Nhà ở theo nhu cầu 36

III. Giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển nhà ở theo dự án tại Hà Nội 36

1. Giải pháp huy động vốn 36

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn 37

3. Đưa ra các chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở 38

3.1. Chính sách đất ở tại đô thị 38

3.2. Chính sách tài chính nhà ở 38

3.3. Chính sách về kiến trúc, quy hoạch 39

3.4. Chính sách về công nghiệp hoá trong xây dựng nhà ở 39

3.5. Chính sách chống đầu cơ 39

4. Nâng cao năng lực quản lý của Chính quyền đô thị đối với việc quản lý phát triển nhà ở theo dự án. 39

5. Nâng cao năng lực của chủ đầu tư 40

PHẦN KẾT LUẬN 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

MỤC LỤC 44

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bàn.
4. Mô hình đầu tư xây dưng hạ tầng phân đất chia lô.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, đã xuất hiện những thị trường mới trong đó có “ thị trường nhà đất”. Tuy nhiên sự hoạt động của thị trường này vẫn chưa có sự quan tâm chính đáng của Nhà nước nên đã xuất hiện tình trạng đầu cơ về nhà đất đã đẩy cao giá nhà đất.
Sự phát triển của mô hình đầu tư xây dựng hạ tầng theo kiểu phân đất chia lô đã tạo điều kiện cho các đối tượng có khả năng về tài chính tạo lập được nơi ở cho mình theo quy hoạch, hình thành các khu dân cư đồng bộ về mặt kỹ thuật (khu Nam Thành Công, khu Hoàng Cầu); thúc đẩy thị trường xây dựng phát triển.
Quá trình phát triển nhà ở trong thời kỳ này chủ yếu theo quy luật của thị trường, thiếu sự quản lý của Nhà nước dẫn đến tình trạng hạ tầng xã hội thiếu đồng bộ hay không có, bộ mặt kiến trúc đô thị manh mún do bị phân lô gây khó khăn cho công tác quy hoạch sau này. Cũng do sự buông lỏng quản lý của Nhà nước khiến cho giá nhà rất cao, lãng phí trong sử dụng đất.
III. Tính tất yếu của mô hình phát triển nhà ở theo dự án (Chương trình 12/ Ctr/ TU của thành uỷ Hà Nội)
Xuất phát từ thực tế khách quan của quá trình đô thị hoá và nhu cầu cải tạo, nâng cấp nhà ở hiện nay của nhân dân Thủ đô cho thấy nhu cầu phát triển nhà ở của Hà Nội trong những năm trước mắt và lâu dài là vô cùng lớn. Trước tình hình đó, việc ra đời “Chương trình phát triển nhà ở Hà Nội năm 2000 và 2010” của Thành uỷ Hà Nội có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra một chiến lược chung, dài hạn, thể hiện sự quan tâm đúng mức, kịp thời của Uỷ ban nhân dân thành phố đối với nhu cầu cấp bách về nhà ở hiện nay ở Hà Nội.
1. Hướng đẫn đầu tư phát triển nhà ở ( xây mới)- Các khu đô thị mới
Việc cải tạo, nâng cấp diện tích nhà ở hiện có là việc làm thường xuyên, cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng cho quỹ nhà, tuy nhiên, nó không đáp ứng được nhu cầu tăng thêm hàng ngày, hàng giờ về nhà ở do quá trình đô thị hoá diễn ra quá nhanh chóng. Do vậy, việc mở rộng không gian hành chính đô thị Hà Nội, cùng với việc hình thành những khu đô thị mới thu hút sự tập trung dân cư không những trong nội thành mà còn cả dân nhập cư mới từ ngoại thành là tất yếu.
Vậy khu đô thị mới được hiểu như thế nào?
Theo nghị định 52/1999/NĐ - CP, khu đô thị mới được giải thích như sau: “khu đô thị mới là khu xây dựng tập trung theo dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và phát triển của toàn khu, được gắn với một đô thị hiện có hay với một đô thị mới đang hình thành, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Sự ra đời của các khu đô thị mới sẽ giải quyết được những vấn đề sau:
Dãn dân trong khu vực trung tâm, cải thiện điều kiện giao thông, sinh hoạt và môi trường tại đó.
Có điều kiện thiết lập sự đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng phát triển nhà nhằm đạt được mục đích phục vụ sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân đô thị.
Tạo hướng mở, giải quyết nhu cầu nhà ở trong tương lai.
Hà Nội đã xác định được cho mình định hướng tổ chức không gian trong những năm tới như sau: Ngoài khu vực hạn chế phát triển thì không gian được mở rộng theo hai hướng:
Phát triển và mở rộng phía hữu ngạn sông Hồng.
Hướng này bao gồm đất đai thuộc các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam quận Hai Bà Trưng, huyện Từ Liêm và Thanh Trì. Hiện tại, đây là những khu vực có tốc độ đô thị hoá mạnh.
Khu vực phát triển xây dựng mới phía Bắc sông Hồng.
Trong khu vực đã có khoảng 246,6 nghìn người (cả dân đô thị và dân nông thôn). Dự kiến năm 2005 dân số sẽ phát triển tới 325 nghìn người với 3.234 ha đất và năm 2010 sẽ lên tới 1000 nghìn người với 12.820 ha.
Như vậy việc mở rộng không gian đô thị, phát triển những khu đô thị mới đã giải quyết được nhu cầu về nhà ở của dân cư đô thị trước mắt và lâu dài.
2. Nhà ở theo dự án và sự đồng bộ về kiến trúc, quy hoạch, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Khắc phục những tồn tại của những mô hình trước là hầu hết đều thiếu đồng bộ trong kiến trúc, quy hoạch, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội đã dẫn đến bất tiện trong sinh hoạt và làm việc, mô hình phát triển nhà ở theo dự án xác định nhà ở là một bộ phận của kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Điều đó đòi hỏi mỗi căn hộ phải có sự phù hợp với môi trường xung quanh, phải đáp ứng được nhu cầu thiết yếu và ngày càng nâng cao của mọi dân cư trong mỗi căn hộ như đi lại, học hành, làm việc, ăn uống, vui chơi giải trí…Hay nói cách khác, phát triển nhà ở theo dự án là xây dựng nhà ở theo đúng quy hoạch.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nhà ở theo dự án, Hà Nội đã có quy hoạch, kiến trúc cho riêng mình nhằm đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ, thống nhất của Thủ đô.
3. Tình hình đầu tư phát triển nhà ở theo dự án tại Hà Nội từ năm 1999 đến nay.
Hà Nội có mật độ dân số cao nên nhu cầu về nhà ở rất lớn cùng với nó là sự sôi động trong hoạt động xây dựng nhà ở. Tuy nhiên hình thức phát triển nhà ở theo dự án với nghĩa là xây dựng nhà ở đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật và xã hội, theo đúng quy hoạch thì mới chỉ trở thành một xu thế phổ biến trên địa bàn Thủ đô kể từ năm 1998 trở lại đây khi chương trình 12/Ctr/ TU của Thành uỷ Hà Nội bắt đầu được triển khai. Xét vốn đầu tư trên toàn địa bàn Hà Nội cho thấy đầu tư phát triển nhà ở đang diễn ra hết sức sôi nổi, huy động một nguồn lực lớn trong xã hội. Điều này được thể hiện qua qua các năm:
3.1. Năm 1999
Sau khi chương trình phát triển nhà ở của Thủ đô được ban hành năm 1998 thì năm 1999 được coi là năm khởi động của chương trình dài hạn này với nhiều hoạt động mang tính định hướng. Tuy vậy, do đã có sự chuẩn bị trước, cộng với sự tham gia nhiệt tình của các đơn vị xây dựng và kinh doanh nhà trên địa bàn Thủ đô mà ngay trong năm 1999 đã có tới 14 dự án đã chính thức có quyết định đầu tư với tổng diện tích sàn 1.746.430 m2.
Năm 1999 được đánh dấu như một năm đồng khởi trong phát triển nhà ở của Thủ đô bao gồm cả cải tạo và xây mới. Riêng đối với hướng phát triển nhà ở theo dự án nội dung chủ yếu là:
Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng, chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho các khu ở mới.
Thành phố khuyến khích mỗi sở ngành, mỗi quận huyện chọn một dự án khu đô thị điển hình để tập trung triển khai đồng bộ trong năm 1999 và năm 2000 nhằm tập trung sức mạnh của quận huyện, của toàn ngành, tránh phân tán vào các dự án quá lớn chưa đủ sức triển khai đồng bộ ngay trước mắt.
Tiến hành đầu tư xây dựng thí điểm nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho đối tượng chính sách, nhà ở cho sinh viên theo các hình thức bán, bán trả góp, cho thuê.
Ngay trong năm đầu tiên này, Thành phố đã xét duyệt và cấp giấy phép cho nhiều dự án với quy mô lớn:
Bảng:
Cá...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Đề án Tổ chức hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Đề án Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2 Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
3 [Free] Đề án Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Dự án hỗ trợ cho giải pháp vấn đề nguồn nhân lực ở trung tâm y tế huyện Thọ Xuân Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top