bebong_mimi

New Member

Download miễn phí Ebook Cái dũng - Cái cười của thánh nhân





PHẦN I : CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
Chương 001 Cái Dũng Của Thánh Nhân 3
Chương 002 Súc Tích Khí Lực 5
Chương 003 Súc Tích Khí Lực 14
Chương 004 Lễ Độ 16
Chương 005 Ảnh Hưởng Của Hoàn Cảnh 18
Chương 006 Phòng Sự Bất Ngờ 19
Chương 007 Tinh Thần Độc Lập 22
Chương 008 Trách Nhiệm 26
Chương 009 Ám Thị 28
Chương 010 Đừng Nói Sai 30
Chương 011 Trí Tưởng Tượng 33
Chương 012 Cách Phán Đoán Về Sự Đời 35
Chương 013 Kết Luận 40
PHẦN II-CÁI CƯỜI CỦA THÁNH NHÂN
Phần 001 Trào Lộng U Mặc Là Gì? 42
Phần 002 Những Yếu Tố Chính Của U Mặc 46
Phần 003 Nước Thu 59
Phần 004 Mù Rờ Voi 63
Phần 005 Chim Biển 64
Phần 006 Anh Mù Tự Phụ 64
Phần 007 Mộng Hồ Điệp 66
Phần 008 Ném Đá 66
Phần 009 Rửa Tai 67
Phần 010 Dùng Chó Bắt Chuột 68
Phần 011 Bị Cọp Rượt 69
Phần 012 Thổi Sáo 69
Phần 013 Sướng. 70
Phần 014 Suối Trường Sinh 72
Phần 015 Túy Ngâm Tiên Sinh 76
Phần 016 Đức Uống Rượu 78
Phần 017 Ngũ Liễu Tiên Sinh 79
Phần 018 Đánh Cá Với Như Lai 80
Phần 019 Cầu Nước Trường Sinh 82
Phần 020 Mã Tuấn 87
Phần 021 Coi Bói 91
Phần 022 Đông Lăng 92
Phần 023 Người Đánh Xe Lừa 93
Phần 024 A Lưu 93
Phần 025 Cầu Cho Bạo Chúa Sống Lâu 94
Phần 026 Quên Thầy 95
Phần 027 Thịt Cừu Non 96
Phần 028 Đôi Dép Da 97
Phần 029 Hũ Vàng 98
Phần 030 Cưới Vợ 99
Phần 031 Ham Sống 99
Phần 032 Suối Hoa Đào 100
Phần 033 Tiền Xích Bích 102
Phần 034 Dương Xuân Bạch Tuyết 103
Phần 035 Mê Vàng 104
Phần 036 Sửa Giày 105
Phần 037 Đưa Nhau Ra Tòa 105
Phần 038 Lồng Đèn Tắt 106
Phần 039 Lệ Cơ 106
Phần 040 Cây Trân Núi 107
Phần 041 Khinh Trọng 108
Phần 042 Đi Sứ 108
Phần 043 Heo Tê 109
Phần 044 Không Chết Vì Kẻ Không Biết Mình 109
Phần 045 Cười Người Khóc 109
Phần 046 Cướp Đất 110
Phần 047 Xin Bãi Nại 111
Phần 048 Nghèo Khổ 112
Phần 049 Cá Vui 112
Phần 050 Làm Giàu 113
Phần 051 Lê Đuôi Trong Bùn 113
Phần 052 Người Bán Thịt Dê 114
Phần 053 Nhân Trung Dài 114
Phần 054 Chí Nhân. 115
Phần 055 Chiếc Bè. 116
Phần 056 Kiêu Căng Là Gì? 116
Phần 057 U Tịnh Đại Sư 117
Phần 058 Giác Và Mộng 118
Phần 059 Ngôi Tướng Quốc 119
Phần 060 Lẽ Sống Chết 119
Phần 061 Nuôi Gà Đá 120
Phần 062 Lẽ Tất Nhiên Phải Vậy 120
Phần 063 Nhất Thống Sơn Hà 122
Phần 064 Vay Lúa 122
Phần 065 Học Bắn Cung 123
Phần 066 Đi Săn 123
Phần 067 Giàu Sang 124
Phần 068 Pháp Thuật Cao Cường 125
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mặc Và Nghịch Thuyết
Điểm then chốt của văn u mặc là nghịch luận, nghĩa là nói nghịch mới gây được sự bất ngờ, gây được lòng phẩn uất và bắt người ta phải đặc lại vấn đề. Là vì không có câu nói nghịch nào mà không có phần phải của nó, mặc dù nó không vừa lòng đẹp ý ta. Bất cứ một thứ chân lý nào cũng đều có hai mặt, cuộc biến động nào cũng có hai chiều: Thái cực nào cũng gồm cả hai nghi (lưỡng nghi), nói theo Kinh Dịch. Lão Tử bảo rất đúng: chánh ngôn nhược phản. Lời nói chính giống như là những lời nói nghịch: Nghịch để mà bỗ túc, chứ không phải để phủ nhận hoàn toàn đối phương. Bởi vậy, trong bất cứ chế độ tự do nào, phần đối lập là phần quan trọng nhất, vì thiếu nó, không có tự do. Trên đời này không bao giờ có chân lý tuyệt đối, cũng như không có sai lầm nào là sai lầm tuyệt đối, cho nên có thể nói, không có sai lầm, chỉ có những chân lý phiến diện mà thôi.
Nhà văn trào lộng nào mà hằn học, thù oán đối phươg, nhục mạ mạt sát không tiếc lời, chưa phải là nhà văn trào lộng u mặc. Họ thường muốn tỏ ra rất đạo đức và đóng vai trò "cảnh sát kiểm tục", "thiết diện vô tư"... Nhà văn trào lộng u mặc có khác, họ có cái giọng "khinh thế ngạo vật", chống đối đạo đức, thứ đạo đức giả trên đây. Đạo đức mà khắc nghiệt thường giúp cho tội lỗi càng thêm bành trướg, vì "ăn vụng" bao giờ cũng ngon hơn là bị bắt buộc phải ăn mà không dám cãi. Đúng như câu nói này của người xưa "tương dục phế chi, tất cố hưng chi!" (hòng muốn phê đó, lại làm cho đó hưng lên). Lạ gì cái thú "ăn trái cấm", thủy tổ loài người mà còn phải sa vào tội lỗi đầu tiên ấy là "ăn vụng"! Pascal nói rất đúng: Người đâu phải là một ông thánh cũng đâu phải là một con thú... Và khốn nạn thay, kẻ chỉ muốn làm ông thánh, lại biến thành con thú.
Trang Tử cười Khổng Tử, đâu phải cười đạo đức của Khổng Tử, mà cười cái thứ đạo đức giả của lũ học trò Khổng giáo, họ "bảo hoàng" hơn hoàng đế! Nietzche nguyền rủa đạo đức, vì ông là một nhà đạo đức thật, thấy rõ cái trò hề giả dối của bọn giả nhân giả nghĩa. Bởi vậy mới có người bảo: "Kẻ nói nhân nói nghĩa là thằng khôn, bọn nghe thuyết nhân thuyết nghĩa là đồ dại"
Nhưng dù "chống đối", u mặc chống đối bằng cách nhẹ nhàng cười đùa chứ không hằn học khắc nghiệt.
Trang Tử viết:
"Có nơm là vì cá,
Đặng cá hãy quên nơm"
"Có dò, là vì thỏ
Đặng thỏ hãy quên dò"
"Có lời, là vì ý,
Đặng ý, hãy quên lời"
"Ta tìm đâu đặng người biết
Quên lời, hầu cùng nhau đàm luận!"
Đọc kinh Kim Cang, ta cảm giác dường như Phật viết tới đâu, là xé tới đó. Đến cùng, không còn một câu một chữ nào để cho người đời sau bấu víu: Phật đã xé kinh mà nói Pháp. Đọc kinh Phật thượng thừa, phải biết đọc kinh "vô tư".
Cho nên văn u mặc còn lại chỉ những bài văn ngụ ngôn, nói bâng quơ, nói bông lông, không nhắm việc của ai cả, không cổ, không kim, không sách, không vở... Là để nói lên những gì thoát khỏi văn tự, thoát khỏi thời gian và không gian. Danh từ phải có định nghĩa. Mà có định nghĩa là có giới hạn rõ ràng. Cho nên văn tự không phải để nói lên có một khía cạnh nào của chân lý mà thôi. Vì vậy, ta thấy trong những câu văn u mặc có lối ghép chữa lạ lùng: Những danh từ đối lập thường được đôi như cặp âm dương trong đồ Thái cực. Văn u mặc phát lên tiếng cười, tiếng cười của thức giả đã thấy rõ con voi toàn diện, cười lũ mù rờ voi đang tranh luận với nhau om sòm để dành lẽ phải về mình: Một lẽ phải tương đối và phiến diện.
Về văn chương, phần cốt tử là ở những chữ "nhưng", chữ "ma"'... Có những việc dở, nhờ chữ "nhưng" mà trở thành hay, cũng có lắm chuyện hay, chỉ vì chữ "nhưng" mà đâm ra dở.
Trong khi nhà Nho xem quá nặng cái chết, câu chấp trong việc tang lễ, an táng thì lo quan quách mỏng dầy, phục tang thì hạng kỳ nhất định với những nghi lễ vô cùng phức tạp chung quanh một cái xác thúi, thì Trang Tử cất tiếng cười vang... cười về cái chết của mình mà được người người muốn hậu táng:
Trang Tử gần chết. Các đệ tử muốn hậu táng.
Trang Tử không cho:
Ta có trời đất làm quan quách, nhật nguyệt làm ngọc bích, tinh tú là ngọc châu, vạn vật làm lễ táng. Đám táng như thế, chưa đủ sao?
Lại thêm chi lắm việc. Đệ tử thưa:
Chúng con sợ diều quạ ăn xác thầy!
Trang Tử cười nói: Trên thì diều quạ ăn, dưới thì giòi kiến ăn. Cướp đây cho đó, sao có thiên lệch thế?
Cái tiếng cười ấy của Trang Tử đã thức tỉnh không biết bao nhiêu người rồi! Đã giải thoát không biết hàng bao nhiêu tâm hồn đã bị ngộp thở trong sự ràng buộc hình thức của luân lý đạo đức vô cùng khắc khe phức tạp.
U Mặc Và Giả Vờ
Tóm lại có được một tâm hồn siêu thoát, không bị ràng buộc trong cảnh giới nhị nguyên, có nhận rõ đủ mọi khía cạnh của sự đời muôn mặt, có thấy rõ những cái đáng kinh mà thế nhân quá trọng, nghĩa là có thấy được cả bề trái của sự đời, mới viết nổi văn u mặc thượng thừa.
Không có một ai dám vừa quả quyết lại vừa phủ nhận một điều gì: Nhưng thường thường có biết bao việc mà chính mình đánh giá là phải hôm trước, hôm sau lại phủ nhận nó ngay mà mình không hay không biết. Chân lý nào trên cõi tương đối này cũng chỉ là một thứ chân lý tạm thời và phiến diện mà thôi. Vì vậy bậc trí giả ngày xưa ở Đông phương không bao gời dám quả quyết một việc gì, họ thường hay dùng đến những danh từ "dường như" (nhược) như Lão Tử: "Chánh ngôn nhược phản", "đại thành nhược khuyết", "đại doanh nhược xung", "đại xảo nhược chuyết", "đại biện nhược nột"...
Văn u mặc, vì vậy, thường có cái giọng giả vờ: Nói một đàng nghĩ một ngả, giả vờ nói thuận là để nói nghịch, nói nghịch là để nói thuận, nói ít để nói nhiều, hay nói huyên thuyên để rồi chả nói gì cả. Là vì, như đã nói ở trên đây. Chân lý có hai chiều, gồm cả thị phi lưỡng diện không thể rời nhau.
Nhà văn Okakura Kakuzo, nhận xét về văn u mặc của người xưa bên Đông phương có viết: "Ngày xưa bên Đông phương, các bậc thánh hiền không bao giờ trình bày học thuyết của mình bằng sự quả quyết một chiều. Họ nói toàn bằng giọng nghịch thuyết, mâu thuẫn... là vì họ sợ đưa ra những thứ chân lý phiến diện... Họ bắt đầu nói chuyện như người ngu, nhưng rồi họ làm cho người nghe tỉnh ngộ"
Nhà văn u mặc vẫn thường dùng phép "nhái văn"(parodie), họ giả vời đóng vai đối phương, nói theo giọng đối phương nên lập trường tư tưởng của họ. Về lối bút pháp này, Trang Tử phải kể là tay cự phách.
Nhưng độc đáo nhất là giả vờ cười mình để khỏi phải làm ngượng kẻ khác. Lão Tử nói:
"Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi
Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong
Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi đạo"
(Bậc cao nghe nói đến Đạo, thì cố gắng làm theo, Bậc trung nghe nói đến Đạo thì thoạt nhớ thoạt quên, hạng thấp nghe nói đến Đạo, thì cười to lên, thì sao đủ gọi là Đạo cả)
"Không cười to lên, sao đủ để gọi đó là Đạo cả!"
U mặc tế nhị làm sao! Cái tiếng cười to của hạng ngư...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top