daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bởi người sử dụng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG......................7
1.1. Khái niệm và đặc điểm về đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của
Người sử dụng lao động. .........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm về đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động. ........................7
1.1.2. Khái niệm về đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của Người sử
dụng lao động.......................................................................................................9
1.1.3. Đặc điểm về đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của Người sử
dụng lao động.......................................................................................................9
1.1.4. Ý nghĩa của việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của Người sử
dụng lao động.....................................................................................................13
1.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao
động của Người sử dụng lao động.........................................................................14
1.2.1. Căn cứ đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của Người sử dụng
lao động..............................................................................................................22
1.2.2. Trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của Người sử
dụng lao động.....................................................................................................24
1.2.3. Giải quyết hậu quả khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của
Người sử dụng lao động. ....................................................................................26
1.2.4. Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của
Người sử dụng lao động. ....................................................................................27
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật Việt Nam về đơn
phương chấm dứt Hợp đồng lao động của Người sử dụng lao động............. Error!
Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐƠN PHƯƠNG
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH........................................................................................................................31
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động
của Người sử dụng lao động..................................................................................31
2.1.1. Thực trạng pháp luật về căn cứ đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao
động của Người sử dụng lao động. ....................................................................31
2.1.2. Thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt Hợp
đồng lao động của Người sử dụng lao động. .....................................................38
2.1.3. Thực trạng pháp luật về giải quyết hậu quả pháp lý đơn phương chấm
dứt Hợp đồng lao động của Người sử dụng lao động........................................41
2.1.4. Thực trạng của pháp luật giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt
Hợp đồng lao động của Người sử dụng lao động..............................................51
2.2. Thực tiễn áp dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động trên địa bàn Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh. .................56
2.2.1. Thực tiễn tình hình đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của Người
sử dụng lao động tại địa bàn quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh. ...........58
2.2.2. Những kết quả, hạn chế và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy
định pháp luật về đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của Người sử dụng
lao động..............................................................................................................63
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀO THỰC TẾ QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH........................................................................................................68
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt Hợp đồng
lao động của Người sử dụng lao động...................................................................68
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đơn phương chấm Hợp
đồng lao động của Người sử dụng lao động vào thực tế ở quận Tân Phú, Thành
phố Hồ Chí Minh. ..................................................................................................75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền bình đẳng, tự do trong
giao kết các loại Hợp đồng nói chung và Hợp đồng lao động nói riêng tạo điều kiện
lợi trong quá trình phát triển hội nhập của Đất nước. Tuy nhiên, trong bất kỳ chế độ
kinh tế nào cũng cần có sự điều tiết của Nhà nước bằng pháp luật để giải quyết
những vấn đề mà tự thân cơ chế kinh tế không thể giải quyết được. Trong đó, điều
chỉnh bằng pháp luật đối với đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ là yêu cầu
mang tính khách quan và cần thiết. Nhà nước cần tạo khung pháp lý để hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ đối với
NLĐ, đồng thời đảm bảo sự ổn định, cân bằng trong quá trình sử dụng lao động của
NSDLĐ.
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ bên cạnh mặt tích cực là thúc đẩy
quá trình sàng lọc NLĐ, hỗ trợ NSDLĐ trong trường hợp điều kiện kinh doanh gặp
khó khăn …, Tuy nhiên, việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ cũng có thể
gây ra những hậu quả tiêu cực, làm thiệt hại đến NLĐ, gây ảnh hưởng xấu cho xã
hội cũng như cho chính bản thân NLĐ, đặc biệt là đối với những trường hợp chấm
dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Do đó tại Việt Nam, việc điều chỉnh quan hệ lao động đã được hình thành
ngay từ những ngày đầu thành lập đất nước năm 1945. Sau đó được xây dựng hoàn
thiện qua các thời kỳ xây dựng đất nước từ 1945 cho tới 1994. Bộ Luật lao động đầu
tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 23/6/1994,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995, tiếp tục được hoàn thiện đã qua 3 lần sửa
đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006 và 2007; Để đáp ứng được sự phù hợp với tốc
độ phát triển kinh tế và nâng cáo vai trò quản lý của nhà nước, ngày 18/6/2012 Quốc
Hội đã ban hành Bộ luật lao động mới số 10/2012/QH13 thay thế cho Bộ luật lao
động năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006 và 2007. Nhìn
chung, pháp luật lao động đã góp phần ổn định các QHLĐ trong xã hội, tạo ra một
thị trường lao động lành mạnh và ổn định, tạo hành lang pháp lý bình đẳng trong
QHLĐ. Tuy nhiên, sau nhiều năm áp dụng, thực thi trên thực tế, trước áp lực của
hội nhập thương mại và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm gần
gây, pháp luật lao động đã bộc lộ một số vấn đề chưa hợp lý, chưa phù hợp với yêu
cầu của thực tiễn, gây vướng mắc trong quá trình áp dụng. Trong đó, vấn đề về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ vẫn còn một số tranh cãi, yêu cầu cần
được tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.
Nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của
pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ thông qua thực tiễn tại quận
Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra những hạn chế của những quy định
pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, từ đó đưa ra hướng hoàn
thiện hơn nữa pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói chung và đơn phương
chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ nói riêng. Đó chính là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề
tài này để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Quan hệ lao động có thể xem là mối quan hệ phổ biến và quan trọng đối với
các Quốc gia. Do đó, hiện nay có rất nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực lao động.
Trong đó các đề tài nghiên cứu về đơn phương chấm dứt HĐLD cũng như các hậu
quả pháp lý về việc chấm dứt HĐLĐ của người lao động có thể được tham khảo rất
nhiều bởi các công trình nghiên cứu, tài liệu chung như: Giáo trình Luật lao động
Việt Nam của Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2011) Trần Hoàng Hải (Cb), Nxb
Đại học Quốc gia Tp. HCM và một số Giáo trình Luật Lao động của các trường Đại
học như Đại học Lao động - Xã hội, Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân Văn, Đại
học Luật Hà Nội…; Các công trình nghiên cứu riêng về đơn phương chấm dứt
HĐLĐ như: Luận án Tiến sĩ Luật học - Pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ,
những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Thị Hoa Tâm, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2013; “Chấm dứt hợp đồng lao động, quyền lợi của
người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động” - Luận văn thạc sĩ luật học của
Nguyễn Thị Ngọc Tú, Trường đại học Luật Hà Nội năm 2015; “Quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo Bộ luật Lao động
năm 2012” - Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Thị Hồng Dự, Trường đại học Luật
Hà Nội năm 2016; “Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao
động” - Luận văn thạc sĩ luật học của Vũ Thị Thanh Hậu, Trường đại học Luật Hà
Nội năm 2016; “Pháp luật lao động về chấm dứt hợp đồng lao động. Thực trạng trên
địa bàn huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội và một số kiến nghị” - Luận văn thạc sĩ
luật học của Nguyễn Minh Phương, Trường đại học Luật Hà Nội năm 2017; “Pháp
luật về chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Yên Bái” - Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Thu Hằng, Trường đại
học Luật Hà Nội năm 2017; “Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của Người lao động
theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay” - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn
Duy Vinh Quang năm 2017, Học viện Khoa học xã hội…và nhiều Luận văn khác.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý
chuyên ngành như bài viết “Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm
2012 từ quy định đến nhận thức và thực tiễn” tạp chí Luật học số 3/2013 của tác giả
Nguyễn Hữu Chí; “Bàn về một số quy định về ký kết hợp đồng lao động trong Bộ
luật lao động” tạp chí Toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao, số 13/2013 của tác
giả Nguyễn Thị Bích; “Những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật về
HĐLĐ trong các doanh nghiệp” của tác giả Lê Thị Hoài Thu (đăng trên tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 08/2015); “Một số vấn đề nảy sinh từ các quy định về
HĐLĐ” của tác giả Nguyễn Thị Bích (đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số
01/2016)… Cùng với đó là các nghiên cứu khoa học, các bài giảng về chấm dứt
HĐLĐ nói chung và vấn đề về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ nói riêng,
đây là những tài liệu quan trọng hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh
pháp lý khác nhau liên quan đến HĐLĐ, chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ dưới nhiều
góc độ khác nhau và là những công trình nghiên cứu công phu, có giá trị khoa học
lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều về chấm dứt
HĐLĐ nói chung hay về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ nói riêng
mà chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về vấn
đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam
giai đoạn hiện nay. Mặt khác, tác giả cũng muốn phân tích từ thực tế tại một địa
phương cụ thể là quận Tân Phú, Tp, HCM để có cái nhìn thực tế nhất từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao việc áp dụng quy định pháp luật lao
động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ.
Đó chính là lý do tác giả đã chọn đề tài “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động bởi Người sử dụng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay từ
thực tiễn quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
− Tìm hiểu, phân tích những quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện
nay về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ từ thực tiễn áp dụng tại một địa
phương cụ thể.
− Đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như những hạn chế trong
quá trình áp dụng các quy định về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ
trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam hiện nay.
− Đề xuất một số kiến nghị để từ đó hoàn thiện hơn pháp luật về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLLĐ và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ như sau:
− Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói
chung và vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ nói riêng.
− Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật Việt nam về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ qua các thời kỳ.
− Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền đơn phương
chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ tại Quận Tân Phú, Tp. HCM, từ đó nêu lên những
hạn chế, tồn tại của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đơn phương chấm
dứt HĐLĐ của NSDLĐ.
− Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống pháp luật lao động Việt Nam
hiện nay quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. Phân tích từ thực
tiễn áp dụng và các vấn đề phát sinh về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ
tại quận Tân Phú Tp. HCM nói riêng từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn các quy định về đơn phương chấm dứt
HĐLĐ của NSDLĐ trong hệ thống các văn bản pháp luật lao động Việt nam hiện
nay. Phạm vi nghiên cứu về địa điểm là thực tiễn áp dụng pháp luật lao động về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ tại Vệt Nam nói chung và thực tế tại quận
Tân Phú, Tp. HCM.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng và
nhà nước ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, nhằm phát huy mọi tiềm năng trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước.
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu đề tài còn được nghiên cứu trên cơ sở phương
pháp lí luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, thống
kê, so sánh, bình luận, quy nạp, diễn giải được làm cơ sở cho việc nghiên cứu các
vấn đề tương ứng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn giúp làm sáng tỏ các vấn đề trong đơn phương chấm dứt HĐLĐ
của NSDLĐ, nêu lên những tồn tại cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ của pháp luật lao động hiện nay nói chung và
thực tế tại Quận Tân Phú, Tp. HCM nói riêng để từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn, cụ
thể hơn về vấn đề này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn còn có thể giúp cho các nhà làm luật có thể sử dụng để tham khảo
trong quá trình sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động Việt Nam
về các quy định đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công
tác nghiên cứu khoa học, cho việc giảng dạy, học tập.
Bên cạnh đó, NSDLĐ và NLĐ cũng có thể tham khảo để phục vụ tốt hơn
trong quá trình giao kết, thực hiện và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan
hệ lao động.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
03 chương chính:
− Chương 1. Những vấn đề lý luận về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người sử dụng lao động.
− Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về đơn phương chấm
dứt HĐLĐ của NSDLĐ và thực tiễn áp dụng tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
− Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc
áp dụng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ vào thực tế tại quận Tân Phú,
Tp. HCM.
pháp luật, tăng cường tính khả thi và hiệu quả áp dụng của các quy định về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ.
Nhìn chung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay đã phần nào đáp
ứng được nhu cầu điều chỉnh mối quan hệ lao động về đơn phương chấm dứt
HĐLĐ của NSDLĐ, bên cạnh những mặt đạt được thì vẫn còn một số bất cập, khó
khăn nhất định cần chỉnh sửa, hoàn thiện hơn nữa để phù hợp với quá trình hội nhập
phát triển của thế giới.
Mặt khác, để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về đơn phương chấm
dứt HĐLĐ của NSDLĐ trên thực tế không chỉ tại địa bàn quận Tân Phú, Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng mà trên khắp các tỉnh thành trên cả nước nói chung là sự cần
thiết triển khai đồng bộ các giải pháp khác nhau như: tuyên truyền áp dụng pháp
luật, năng cao nhận thức của NLĐ, NSDLĐ về pháp luật lao động; quan tâm và
phát triển lực lượng quản lý Nhà nước về lao động cũng như nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ của các Cơ quan, cá nhân trong hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động
nói chung và tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ nói riêng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: vấn đề thực tiễn của chấm dứt đơn phương, PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bởi người sử dụng lao động theo pháp luật, pháp luật đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động đại học kinh tế- luật, thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo luật lao động 2019, thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, Tìm hiểu về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam, giải pháp hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng alo động của người sử dụng lao động, pháp luật lao động Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và đề xuất các kiến nghị, thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, phân tích thực trạng pháp luật đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động, phân tích thực trạng pháp luật lao động việt nam về nội quy lao động và các kiến nghị, luận văn thạc sĩ quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo pháp luật việt nam
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động - thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh pizza việt nam Luận văn Kinh tế 0
A Trình bày và phân tích một vụ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dài hạn của 1 giám đốc doanh ngh Luận văn Kinh tế 0
F Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 : Luận văn ThS. Luật: 6 Luận văn Luật 0
C BT cá nhân: hậu quả pháp lý của trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
F Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn Kinh tế 2
C Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 5
J Phân tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Cách thức xác định các tình tiết trong vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Tài liệu chưa phân loại 0
A Mô tả toán học và các phương pháp mô phỏng 12 quá trình truyền dẫn xung quang sợi đơn mode Công nghệ thông tin 0
F Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghi Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top