hoang68

New Member
  1. Nhiệm vụ (yêu cầu nội dung và số liệu ban đầu):
  • Lấy mẫu và phân tích các thông số hóa lý trong nước dưới đất: pH, Amôni, Nitrat, Nitrit, Clorua, Sắt và Mangan
  • Đánh giá chất lượng nước dưới đất tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An
  • Tài nguyên nước dưới đất giữ vai trò rất quan trọng đối với tỉnh Long An nói chung và huyện Bến Lức nói riêng. Quá trình phát triển đô thị và gia tăng dân số ngày càng nhanh nên nhu cầu khai thác và sử dụng nước dưới đất ngày càng tăng cao, đồng thời các chất thải, nước thải cũng gia tăng, dẫn đến nguy cơ suy thoái về trữ lượng cũng như chất lượng của nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu.
    Do đó, ĐATN đã phân tích và đánh giá chất lượng nước tại 3 xã trên địa bàn huyện Bến Lức, với tổng số là 13 mẫu (trung bình 4 mẫu/1 xã). Kết quả cho thấy tất cả các mẫu nước giếng đều đạt chuẩn về thông số pH, N-NO2-, N-NO3-, N-NH4+. Tuy nhiên hàm lượng Clorua cũng vượt ngưỡng cho phép, do một số vị trí lấy mẫu nằm ở hạ nguồn sông Vàm Cỏ Đông nên bị xâm nhập mặn, hàm lượng sắt biến thiên từ 0,10 – 15,06 mg/L, vượt chuẩn từ 0,02 – 3 lần, có 3/tổng 13 mẫu có hàm lượng mangan vượt quy chuẩn cho phép từ 0,14 – 1,14 lần.
    Nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu có diễn biến khá phức tạp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm này có nguồn gốc tự nhiên (Fe và Mn) và nhân tạo – hoạt động nông nghiệp như sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,… cũng góp phần tạo nên sự ô nhiễm chất lượng nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, do đặc điểm địa chất thủy văn của toàn tỉnh nói chung và huyện Bến Lức nói riêng, hầu hết các vị trí giếng khảo sát đều nằm ở tầng chứa nước Pliestocen trên (qp3) và Pliocen (n2) với thành phần chủ yếu là bột, sét cao lanh, cát, cuội, sỏi xen lẫn. Đây là những vật liệu khá rời rạc và không có độ kết dính nhất định, chính vì lẽ đó mà các chất ô nhiễm có mặt trong nước mặt và nước dưới đất từ các dòng chảy đi qua có thể dễ dàng thấm vào làm ô nhiễm tầng chứa nước dưới đất.

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top