tctuvan

New Member
Tải miễn phí đồ án

2
GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CAO SU THIÊN NHIÊN

Cao su thiên nhiên là một chất có tính đần hồi và tính bền, thu được từ mủ (latex)
của nhiều loại cây cao su, đặc biệt nhất là loại cây Hevea brasiliensis.
Vào năm 1875 nhà hóa học Pháp Bouchardat chứng minh cao su thiên nhiên là
hỗn hợp polymer isoprene (C5H8)n; những polymer này có mạch cacbon rất dài với những
nhánh ngang tác dụng như cái móc. Các mạch đó xoắn lại với nhau, móc vào bằng những
nhánh ngang mà không đứt khi kéo dãn, mạch cacbon có xu hướng trở về dạng cũ, do đó
sinh ra tính đàn hồi.
Thành phần và tính chất của cao su thiên nhiên sẽ được khảo sát ở các trang sau.
1.1. Lịch sử
1.1.1. Lịch sử phát hiện cây cao su:
Người Âu châu đầu tiên biết đến cao su có lẽ là Christophe Colomb. Theo nhà viết sử
Antonio de Herrera thuật lại, trong hành trình thám hiểm sang châu Mỹ lần thứ hai, ông
Christophe Colomb có biết tới một trò chơi của dân địa phương Haiti là sử dụng quả
bongstuwf chất nhựa có tính đàn hồi, kích thước bằng quả bong hiện nay, tung chuyền
qua lỗ khoét trên tường to bằng vai, cùi tai hay bắp vế. Trò chơi này được chứng minh
qua khai quật khảo cổ nghiên cứu nền văn minh Maya ở cùng Trung Mỹ, với những di
tích bãi bong cùng với vật dụng cao su thế kỷ XI.
Mãi đến năm 1615, con người mới biết tới cao su qua sách có tựa đề “De la
monarquia Indiana” của Juan de Torquemada viết về lời ích và công dụng phổ cập của
cao su, nói đến chất có tên là “uléi” do dân địa phương Mexico chế tạo từ mủ cây gọi là
“ule” mà họ dung làm vải quần áo không thấm nước.
Tuy nhiên, mãi hơn 1 thế kỷ sau, lợi ích và công dụng của cao su mới được biết tới
do hai nhà bác học Pháp là ông La Condamine và ông Fresneau. François Fresneau có
những mô tả tường tận về cây cao su và cho biết không ngừng tìm những nơi sinh trưởng
cây cao su, nghiên cứu cách chiết tách rút cao su, và chính ông là người đầu tiên đề nghị
sử dụng nguyên liệu này.
Tính đến ngày nay, cây chứa nhiều mủ cao su có rất nhiều loại, mọc rải rác khắp quả
đất, nhất là ở vùng nhiệt đới. Có cây thuộc giống to lớn như cây Hevea brasiliensis hay
giống Ficus, có có cây thuộc loại dây leo (như giống Landolphia), có cây thuộc giống
cỏ,....
1.1.2. Tiến bộ khoa học và công nghiệp cao su trên thế giới:
Vấn đề hòa tan cao su với dung môi là ether và tinh dầu thông (essence de
térébenthine) được định vào năm 1761 (17 năm sau khi ông La Condamine trở về) nhờ
hai nhà bác học Pháp là Hérisant và Macquer.
Sau thời kỳ chế biến vật dụng từ dung dịch, đến thời kỳ Thomas Hancock (Anh)
khám phá ra“quá trình nghiền hay cán dẻo cao su”từ những lần quan sát công việc làm

năm 1819, ông đã giữ bí mật suốt nhiều năm. Hancock phát minh ra “quá trình cán dẻo”,
đây là một phát minh có tầm quan trọng do công lao của ông. Công cuộc nghiền dẻo với
máy Pickle ngày nay được gọi là “sự dẻo hóa cao su” được thực hiện với máy nhồi cán.
Phải đến 20 năm sau, năm 1831 Charles Goodyear (Hoa Kỳ) phát minh “quá trình
lưu hóa cao su”. Chính nhờ phát minh này mà nền công nghiệp cao su trên thế giới phát
triển vượt bật.
“Quá trình lưu hóa cao su”là tiền đề để khám phá ra chất xúc tiến lưu hóa, chất chống
lão hóa, chất độn tăng cường lực cao su, phát minh các phương pháp chế biến cao su,...
1.1.3. Sơ lược về trồng cây cao su trên thế giới:
Sau khi phát minh lưu hóa cao su, kỹ nghệ chế biến cao su phát triển mạnh mẽ, do đó
nhu cầu nguyên liệu cao su càng lúc cáng tăng cao, nhưng Brazil lại không đủ cung cấp
cho các nước công nghiệp, sản lượng rất thấp lại chỉ khai thác toàn cây cao su mọc hoang
ở rừng, mà họ lại không cho xuất khẩu hạt giống. Anh quốc có các thuộc địa muốn phát
triển ngành cao su nên đã ra lệnh lấy cắp hạt giống cao su Brazil đem về trồng tại
Malayxia và Brunei (1881); và từ đó phát triển thành các đồn điền ở Indonexia, Srilanka.
Giống cây được chọn để lấy cắp hạt giống là cây cao su Hevea brasiliensis euphorbiaceae
và người nhận nhiệm vụ này là hai ông Wickham và Cross.
Cây cao su lần đầu tiên được du nhập vào Đông Dương là do ông J.B. Louis Pierre
đem trồng tại thảo cầm viên Sài Gòn năm 1877, những cây này hiện đã chết. Kế đó năm
1877, dược sĩ Roul lấy những hạt giống ở Java (giống cây xuất xứ từ hạt giống Wickham
và Cross lấy cắp) đem về gieo trồng tại Ông Yệm (Bến Cát). Ta cũng kể một số đồn điền
do Bác sĩ Yersin lấy giống ở Colombo (Srilanka) đem gieo trồng ở khoảnh đất của Viên
Pasteur tại Suối Dầu (Nha trang) năm 1899 – 1903. Từ đó các đồn điền được mở rộng
như đồn điền Suzannad với hạt giống sản xuất tại Ông Yệm (1907), đồn điền Cexo tại
Lộc Ninh (1912), đồng điền Michelin (1952), SIPH (1952) và rất nhiều đồn điền khác sau
này.
Tại Châu Phi, cây cao su Hevea brasiliensis được gieo trồng thành đồn điền lớn ở
các xứ Liberia, Congo Belga, Nigeria, Cameroon, Côte d’Ivoire, những xứ thích hợp với
những loại cây cao su này.
Cây cao su là một loại cây công nghiệp rất quan trọng về mặt kinh tế nên các nước
trên thế giới đua nhau tìm các gieo trồng; nó còn có tính chiến lược như vào cuối thế
chiến thứ hai, Nhật xâm lăng các nước Đông Nam Á (nơi chiếm 90% diện tích trồng cao
su lúc bấy giờ), để cho Đồng minh không có nguyên liệu và cho đến nay cao su vần con
là một loại nguyên liệu quan trọng dù cho các loại nhựa dẻo, cao su tổng hợp đang phát
triển mạnh ở khắp thế giới.
1.2. Trạng thái tự nhiên
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top