roomykite

New Member
Luận văn Định hướng và giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu

Download miễn phí Luận văn Định hướng và giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu





Thành tích đầu tiên của triển khai QLRR trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK là cải cách thủ tục hải quan ở nước ta hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Từ chỗ chỉ phân luồng hàng hóa một cách chủ quan, dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của cán bộ hải quan, với tỷ lệ hàng hóa ở luồng xanh khá thấp, tỷ lệ kiểm tra thực tế khá cao, từ năm 2006 đến nay các chi cục hải quan đã tiến hành phân luồng hàng hóa một cách bài bản, dựa ngày càng nhiều hơn vào các tiêu chí rủi ro và dữ liệu thông tin. Số lượng hàng hóa phân vào luồng xanh ngày càng tăng lên. Nếu như năm 2006 số hàng hóa thông quan theo luồng xanh chiếm 48%, năm 2008 đã tăng lên 51%, tương ứng số hàng hóa luồng đỏ giảm từ 24% xuống còn 22%, số kiểm tra thực tế giảm từ 64% năm 2004, 59,8% vào năm 2005 xuống còn 22% năm 2007. Năm 2008 tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên chỉ chiếm 3% tờ khai.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o áp dụng cho thủ tục hải quan từ ngày 1/1/2006.
Tính chung cho giai đoạn từ năm 2005-2009 Tổng cục Hải quan đã cử trên 1350 lượt cán bộ, công chức đi nghiên cứu hội thảo và hội nghị tại nước ngoài về kinh nghiệm cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam giai đoạn 2008-2010 theo yêu cầu của Tổ Chức Hải quan thế giới và của Ban thư ký ASEAN.
Các cơ quan hải quan cũng sẵn sàng bố trí nhân sự và tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ để đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, phân tích phân loại hàng hoá, trị giá hải quan do JCA- Nhật bản tài trợ.
Ngoài ra, do đặc thù riêng của ngành nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp và liêm chính hải quan cũng rất được chú trọng. Các đơn vị trong toàn ngành thường xuyên tổ chức giáo dục cho các cán bộ công chức hiểu rõ các yêu cầu về xây dựng lực lượng, về nhiệm vụ chính trị của ngành và thực hiện tốt phương châm hành động “Thuận lợi, tận tụy, chính xác” theo tinh thần tại Quyết định 517/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 17/06/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về áp dụng một số giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong cán bộ, công chức hải quan.
2.2.1.3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Vấn đề trang thiết bị vật chất kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa Hải quan Việt Nam trở thành cơ quan quản lý hiện đại, sử dụng thành thạo kỹ thuật QLRR. Có thiết bị máy móc, phương tiện làm việc hiện đại năng suất và hiệu quả lao động của cán bộ hải quan sẽ tăng lên, do đó, tiết kiệm được thời gian, sức lao động, giảm chi phí thời gian của bản thân cán bộ lẫn của đối tác mà vẫn đạt kết quả kiểm tra chính xác, hướng đến kiểm soát hiệu quả hơn.
Hiện nay, các Cục và Chi cục hải quan địa phương đều đã được trang bị hệ thống máy tính hiện đại có mạng kết nối khu vực diện rộng (WAN) để kết nối với cơ quan Tổng cục Hải quan. Một số chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ đa chức năng đã được triển khai trên toàn quốc như Chương trình quản lý tờ khai xuất nhập khẩu (SLXNK), Chương trình quản lý kế toán thuế (KT559), Chương trình quản lý giỏ tớnh thuế (GTT22), Chương trình quản lý thông tin vi phạm, Chương trình quản lý rủi ro (Riskman), chương trình quản lý hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, chương trình khai báo từ xa …… Việc triển khai thực hiện các phần mềm quản lý đã phát huy được hiệu quả, giảm bớt thao tác thủ công truyền thống, đơn giản hóa các thao tác nghiệp vụ, giảm được thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK.
Tổng cục Hải quan cũng tích cực phối hợp với tổ chức nước ngoài hỗ trợ các phương tiện phục vụ QLRR. Ví dụ, Tổng cục đã hợp tác với tập đoàn Cotecna (Thuỵ Sĩ) tổ chức hội thảo tư vấn sử dụng máy soi container và phần mềm quản lý rủi ro. Đây là hội thảo thứ hai được Cotecna tổ chức cho Hải quan Việt Nam tiếp theo hội thảo chuyên đề về hệ thống quản lý rủi ro năm 2006. Hiện nay, tập đoàn Cotecna đã triển khai hiệu quả hơn 20 dự án (chủ yếu dưới hình thức xây dựng- khai thác- chuyển giao (BOT)) tại 17 quốc gia. Ngoài lĩnh vực tứ vấn sử dụng máy soi container, tập đoàn Cotecna cũng phát triển một loạt các giải pháp phần mềm phục vụ kiểm soát an ninh biên giới, trong đó đáng chú ý là hệ thống Quản lý rủi ro (CRMS). Hội thảo này là cơ hội tốt để Hải quan Việt Nam tiếp cận với những thông tin mới về máy soi container và giải pháp quản lý rủi ro.
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đã thực hiện dự án: Nâng cấp hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (giai đoạn II) thuộc đề án Nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro áp dụng trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan giai đoạn 2007 - 2010 và những năm tiếp theo (theo Quyết định số 1459/QĐ-TCHQ ngày 23/8/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).
Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình về CNTT vẫn còn bộc lộ những bất cập như: các chương trình phần mềm của từng nhóm nội dung công tác nghiệp vụ hải quan chưa tương thích với nhau và khó tích hợp để phục vụ mô hình quản lý mới; chương trình tự động hoá phục vụ thí điểm thủ tục hải quan điện tử còn lúng túng trong triển khai thực hiện, khả năng kết nối mạng với đối tác cũng như các cơ quan có liên quan gặp khó khăn; hạ tầng mạng chưa ổn định chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, không đảm bảo an ninh an toàn. Do đầu tư máy móc, trang thiết bị, phần mềm trên nền phân tán nên chi phí cao, khó quản lý, khó bảo hành bảo trì, nâng cấp; thủ tục hải quan điện tử triển khai chậm, mức độ tự động hoá thấp…; phần mềm và dữ liệu cho quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế.
2.2.2. Triển khai thực hiện quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
2.2. 2.1. Phân cấp quản lý rủi ro trong hệ thống hải quan
Theo Quyết địn 2148/QĐ-TCHQ ngày 31-12-2005 của Tổng cục hải quan, QLRR trong ngành hải quan được phân thành 3 cấp thực hiện:
* Quản lý rủi ro cấp chiến lược được thực hiện tại Tổng cục Hải quan. Công việc này chủ yếu thực hiện thông qua việc đánh giá các nguồn thông tin, dữ liệu toàn diện để cơ quan hải quan có thể phân định được nhiều lĩnh vực công việc với các mức độ rủi ro khác nhau từ đó có hành động can thiệp khi cần thiết. Việc đánh giá rủi ro theo cách này đã đánh dấu bước chuyển đổi tư duy rất quan trọng của Hải quan Việt Nam. Từng bước, Hải quan Việt Nam từ bỏ tư duy “gỏc cửa” để chuyển sang tư duy “ngăn chặn” và thực hiện công tác quản lý có hiệu quả hơn. Cho đến nay, cơ quan Tổng cục Hải quan đã đảm bảo sự thống nhất trong toàn ngành về:
- Xây dựng, ban hành, sửa đổi bổ sung bộ tiêu chí quản lý rủi ro.
- Ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro.
- Xây dựng, quản lý, vận hành, kiểm soát hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan và cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro theo phân cấp, đảm bảo các yêu cầu an ninh, an toàn về mặt kỹ thuật, bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu trong toàn ngành hải quan.
- Thu thập, cập nhật, quản lý thông tin nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro.
- Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành Tài chính trao đổi thông tin với hải quan các nước, Tổ chức Hải quan Thế giới để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ hải quan phục vụ quản lý rủi ro.
- Xây dựng hệ thống tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực.
Việc tham mưu đề xuất, xây dựng, thu thập thông tin và quản lý vận hành quy trình quản lý rủi ro trong toàn ngành được giao cho các Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ giám sát quản lý và Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu theo từng mảng chức năng phù hợp, trong đó, Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm chủ trì công tỏc trên.
*Quản lý rủi ro cấp hoạch định triển khai được thực hiện tại các Cục hải quan địa phương. Là cơ quan trung gian trong phân ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến Sách đào tạo BS chuyên khoa định hướng y học dự phòng Y dược 0
D Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Môn đại cương 0
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D SKKN Gợi động cơ cho việc hình thành định lý và định hướng giải một số bài tập ở chương 2, 3. hình h Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hó Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu, phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc mỡ định hướng ghép tự thân trong điều trị vết Y dược 0
H Phân tích và một số định hướng chiến lược phát triển ở công ty sơn Tổng hợp Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2
N Định hướng và giải pháp phát triển NVTTM ở Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top