tocngan_raudai

New Member
Link tải miễn phí luận văn
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề nghiệp luôn được coi là 1 trong nhiều yếu tố quan trọng quyết định tương lai của mỗi con người. Vì thế, lựa chọn cho mình 1 ngành nghề phù hợp là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông (THPT). Trong xã hội hiện nay, học sinh THPT có rất nhiều lựa chon sau khi tốt nghiệp: học tiếp ĐH, CĐ, học nghề , du học, đi làm... Vậy họ sẽ lựa chọn như thế nào?
Trong quá trình lựa chọn ngành, nghề, đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động (bản thân, gia đình, bạn bè...) cùng với các mâu thuẫn nảy sinh (có người chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân nhưng lại có người không tìm đúng ngành nghề nên không thể phát huy hết năng lực bản thân, hay có người chọn ngành nghề không theo mong muốn bản thân mà lựa chọn theo ý kiến người khác, gây ra tính bị động trong việc lựa chọn...); tất cả những vấn đề đã nêu trên khiến chúng tui quyết định tiến hành đề tài : “ Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT”. Từ đó, tìm ra xu thế chung của giới trẻ hiện nay (cụ thể là học sinh THPT) trong định hướng việc làm nghề nghiệp của họ.
2. Ý nghĩa của đề tài
*Ý nghĩa lý luận:
Đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT” mong muốn tìm ra những yếu tố chi phối, tác động tới lựa chọn của học sinh THPT. Từ đó, khái quát và tìm hiểu xu thế chung của giới trẻ trong việc lựa chọn ngành nghề của họ. Bên cạnh đó, đề tài còn mong muốn tìm hiểu nhận thức của học sinh về nghề nghiệp mà mình lựa chọn và muốn có được trong tương lai, nguyên nhân dẫn tới sự nhận thức đó. Từ đó, có thể đưa ra cho học sinh THPT những biện pháp có khả năng hữu ích, giúp họ định hướng cho bản thân trong việc lựa chọn những việc làm nghề nghiệp thích hợp.
Trong đề tài này, chúng tui có sử dụng 1 số lý thuyết xã hội học như lý thuyết cơ cấu - chức năng (T. Parsons), lý thuyết tương tác biểu trưng ( G. Mead). Qua điều tra thực tế, chúng tui muốn kiểm nghiệm, bổ sung và hoàn chỉnh thêm các kiến thức xẫ hội học đã có. Đồng thời, chúng tui cũng mong muốn tìm ra được những nét quy luật mới, góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống lý luận xã hội học.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Qua đề tài, chúng tui muốn làm rõ thực trạng chọn ngành nghề trong tương lai của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội. Thông qua đó chỉ ra những điều bất cập, những vấn đề còn tồn tại, còn chưa phù hợp trong xu hướng lựa chọn của họ. Ngoài ra, đề tài còn làm rõ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Từ đó, đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn giúp cho các nhà quản lý có thêm những cơ sở khoa học, để hoạch định chính sách cho phù hợp hơn với thực tế, đặc biệt là những chính sách GD - ĐT.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT;
- Giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về dự định nghề nghiệp trong tương lai của mình;
- Tìm ra xu hướng chính, ở học sinh THPT nói riêng và ở giới trẻ nói chung, trong lựa chọn việc làm nghề nghiệp của họ.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học (thuyết tương tác biểu trưng, thuyết cơ cấu - chức năng) để làm rõ định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.
- Tiến hành khảo sát (phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi) một số nhóm học sinh THPT để có dữ liệu thực tế phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phân tích dữ liệu, tìm ra những yếu tố tác động đến lựa chọn của học sinh THPT. Từ đó, đưa ra những kết quả có tính thuyết phục, đáp ứng mục tiêu của đề tài.
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứư:
Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội cụ thể là 3 trường THPT : Việt Đức, Trần Phú và Amsterdam.
- Thời gian nghiên cứư:
Cuối tháng 2 đến cuối tháng 3.
* Khách thể nghiên cứu:
Học sinh của 3 trường THPT : Việt Đức, Trần Phú và Amsterdam
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu:
Chúng tui đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu, khoá luận tốt nghiệp được đánh giá cao và những tài liệu khác có liên quan đến vấn đề này nhằm đưa ra những thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu.
* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Bảng hỏi được xây dựng 1 cách logic, có nguyên tắc dựa theo nội dung của đề tài nhằm thu nhận các thông tin đáp ứng yêu cầu đề tài.
* Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phương pháp này được thực hiện ở 1 số cá nhân nhằm thu thập thêm thông tin và kiểm tra tính xác thực của bảng hỏi.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Định hướng của học sinh THPT là thiếu cơ sở chắc chắn do thiéu thông tin về các trường, ngành nghề mà mình lựa chọn.
- Việc phần đông học sinh THPT nộp đơn thi vào CĐ-ĐH phải chăng là có sự sai lệch trong quan niệm, cách thức nhìn nhận xã hội? Việc thi vào CĐ-ĐH liệu có phải là con đường duy nhất của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp?

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12 THPT theo định hướng nghề ngh Luận văn Sư phạm 0
D Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội Văn hóa, Xã hội 0
3 Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 2
M Phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Luận văn Kinh tế 1
F Định hướng chọn nghề và nơi làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên hiện nay Văn hóa, Xã hội 1
V Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên ngoài công lập hiện nay (Ngh Văn hóa, Xã hội 2
T Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay Văn hóa, Xã hội 2
B Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng (nghiên cứu Văn hóa, Xã hội 1
Y Định hướng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề của công nhân thủ đô hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top