daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học dân lập Phương Đông) : Luận văn ThS. Xã hội học: 60 31 30
Ngày: 2011
Chủ đề: Xã hội học
Nghề nghiệp
Sinh viên
Miêu tả: 126 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trình bày về định hướng tìm việc làm của sinh viên qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học dân lập Phương Đông. Nghiên cứu và khảo sát những con đường tiếp cận việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đưa ra một số kết luận và khuyến nghị về vấn đề nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường tìm được một việc làm ưng ý
không phải là một công việc dễ dàng. Hiện tượng thất nghiệp khá phổ biến
khiến cho nhiều sinh viên phải chấp nhận hay chủ động làm những công việc
không liên quan đến chuyên ngành được đào tạo. Bên cạnh đó, không ít sinh
viên rơi vào vòng xoáy “nhảy việc” và không biết đến khi nào mới tìm được
bến đỗ ổn định… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên như khủng
hoảng kinh tế hay sinh viên chưa tìm được công việc thích hợp… Một nguyên
nhân khác đóng vai trò không kém phần quan trọng là sinh viên mới ra trường
có kiến thức nhưng lại thiếu kỹ năng tìm việc.
Việc chọn nghề không chỉ quan trọng đối với từng cá nhân, gia đình mà
còn liên quan đến lợi ích xã hội. Bởi một cá nhân chỉ có thể có một cuộc sống
tốt đẹp, đóng góp được nhiều nhất cho gia đình, xã hội nếu họ được làm việc
trong một môi trường yêu thích, phù hợp với năng lực của bản thân. Chính vì
vậy, việc định hướng nghề nghiệp không chỉ quan trọng đối với những học
sinh ở bậc học phổ thông mà hoạt động này đối với sinh viên cũng rất quan
trọng. Có một nghịch lý là học sinh phổ thông rất vất vả để có thể chen chân
được vào cổng trưởng đại học với tỷ lệ cạnh tranh rất cao nhưng sau khi tốt
nghiệp có một số lượng không nhỏ trong số đó gặp khó khăn trong quá trình
tìm kiếm việc làm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là
họ đã không có một định hướng nghề nghiệp và các cách tiếp cận nghề đúng
đắn và phù hợp. Bên cạnh việc chương trình đào tạo của các trường đại học
còn có những điểm bất cập so với yêu cầu thực tế thì những sinh viên mới ra
trường còn thiếu kỹ năng làm việc, kỹ năng hoạch định mục tiêu định hướng
nghề nghiệp cho mình một cách rõ ràng, đánh giá đúng bản thân để có thể đề
ra những cách thức tiếp cận nghề một cách phù hợp.8
Việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên là một quá trình liên tục và
kéo dài cho đến những năm cuối cùng của bậc đại học. Nhưng hiện nay không
ít sinh viên coi nhẹ việc định hướng nghề nghiệp nên sau khi tốt nghiệp, họ
mất phương hướng về nghề nghiệp, không tự tin về bản thân và không có kỹ
năng xin việc. Không chỉ bản thân sinh viên mà gia đình, nhà trường cũng
chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc định hướng việc làm và các
con đường tiếp cận việc làm cho sinh viên ngay khi họ còn ngồi trong ghế nhà
trường.
Việc chọn nghề không chỉ liên quan đến sở thích mà còn phụ thuộc vào
năng lực, phẩm chất, cá tính… Có những sinh viên chỉ mong muốn có được
một công việc để có tiền lương nuôi sống bản thân chấm dứt tình trạng sống
nhờ vào bố mẹ, có sinh viên lại lấy thu nhập làm thước đo tìm việc làm…
Vậy sinh viên hiện nay đã có những định hướng như thế nào về nghề
nghiệp trong tương lai? Liệu họ đã có những phương hướng tiếp cận nào đề
có thể tìm được công việc như ý muốn sau khi ra trường? Sinh viên ở khối
trường công lập và dân lập có khác nhau trong những định hướng và cách
thức tiếp cận việc làm trong tương lai hay không? Để trả lời cho những câu
hỏi trên, chúng tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghề của sinh viên sau khi
tốt nghiệp: định hướng và những con đường tiếp cận”. Nghiên cứu của chúng
tui được tiến hành tại hai trường trên địa bàn thành phố Hà Nội là Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội và Trường Đại
học Dân lập Phương Đông.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Để tài góp phần ứng dụng một số lí thuyết xã hội học trong việc lí giải
việc định hướng nghề và những con đường tiếp cận của sinh viên sau khi ra
trường. Từ trước đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về hướng nghiệp khi sinh
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng tìm hiểu hướng nghiệp và những
con đường tiếp cận nghề nghiệp của sinh viên là một khoảng trống trong
nghiên cứu. Do vậy, đề tài này sẽ bổ sung cho “khoảng trống” đó.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhắm đến việc tìm hiểu về những định
hướng và cách thức tiếp cận việc làm trong tương lai của sinh viên hai trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học
Dân lập Phương Đông. Cũng như nghiên cứu những ảnh hưởng của các yếu
tố như gia đình, bạn bè, nhà trường, các đoàn thể xã hội, các phương tiện
thông tin đại chúng… đến những định hướng đó.
Với những kết quả nghiên cứu thực địa, tác giả cũng mong muốn đưa ra
những khuyến nghị đối với vấn đề này để có một cái nhìn đúng đắn về một
vấn đề liên quan đến sinh viên hiện nay.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Định hướng nghề và những con đường tiếp cận nghề nghiệp của sinh
viên sau khi ra trường.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Những sinh viên thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Dân lập Phương Đông.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi nội dung
Hướng nghiệp và tư vấn nghề là những mảng chủ đề rộng lớn. Đề tài
không có tham vọng bao quát hết các mảng này, mà chỉ tập trung giải thích
thực trạng hướng nghiệp, những yếu tố tác động đối với việc hướng nghiệp và
những con đường mà sinh viên của hai trường sử dụng để tiếp cận việc làm.10
Đồng thời, đề tài cũng nhấn mạnh đến năng lực hội nhập thị trường lao động
của đối tượng này thông qua tìm hiểu những hành trình đến với nghề của họ.
3.3.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu này được tiến hành trong phạm vi không gian là hai trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội: Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Dân lập Phương
Đông. Hai trường đại học này được tác giả lựa chọn để thay mặt cho hai khối
trường khác nhau là khối trường công lập và khối trường dân lập.
3.3.3. Phạm vi thời gian
Cuộc nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009
đến tháng 10/2010
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hướng nghiệp và những con đường tiếp cận việc làm của
sinh viên sau khi tốt nghiệp nhằm mục đích tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng,
những thuận lợi và khó khăn của họ trong quá trình hội nhập nghề nghiệp. Từ
đó, đề tài góp phần đề ra những biện pháp giúp sinh viên có thể thuận lợi hơn
trong quá trình tìm việc làm.
5. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
 Những định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp (về
địa điểm làm việc, khu vực kinh tế làm việc, môi trường làm việc). Một
số nhân tố tác động định hướng nghề nghiệp của sinh viên.
 Những con đường tiếp cận nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra
trường. Sự tác động của các yếu tố thành phần gia đình, khu vực sinh
sống của gia đình... đến vấn đề này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp bao gồm các
công trình nghiên cứu, bài tạp chí có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp này vừa giúp nhóm nghiên cứu có được những hình dung ban
đầu về hiện trạng nghiên cứu trong lĩnh vực này và là những tư liệu quan
trọng để góp phần so sánh, diễn giải và làm sâu sắc thêm kết quả nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phỏng vấn thăm dò
Phương pháp này nhằm mục đích phỏng vấn thăm dò 10 đối tượng là
sinh viên thuộc hai trường đại học đã được đề cập đến ở trên, mỗi trường 5
đối tượng để thu được những thông tin bước đầu. Qua đó kết hợp với những
thông tin thu được từ việc phân tích tài liệu để có thể xây dựng phiếu trưng
cầu ý kiến.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui phỏng vấn sâu 16 sinh viên thuộc
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và
Trường Đại học Dân lập Phương Đông để tìm hiểu về những định hướng tìm
việc làm và các con đường tiếp cận việc làm của sinh viên sau khi ra trường
cũng như các yếu tố tác động đến những vấn đề này. Với cơ cấu mẫu bao
gồm:
Trường đại học Số lượng mẫu
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội 8
Đại học Phương Đông 8
Tổng 1612
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích có được những thông tin
sâu hơn, góp phần làm rõ hơn kết quả định lượng từ phương pháp trưng cầu ý
kiến bằng bảng hỏi tự ghi.
6.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi
Phiếu trưng cầu ý kiến sẽ được sử dụng nhằm mục đích thu thập những
thông tin định lượng cho đề tài nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn
theo phương pháp ngẫu nhiên, có cân nhắc đến một số yếu tố như đơn vị
trường học, thành phần gia đình...
Chúng tui đã tiến hành phát 300 phiếu trưng cầu ý kiến, trong đó mỗi
trường là 150 phiếu. Kết quả chúng tui đã thu lại được 231 phiếu với cơ cấu
mẫu như sau:
 Trường học: (đơn vị: %)
50.9
49.1
Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội
Trường Đại học Dân lập
Phương Đông
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
 Giới tính: (đơn vị: %)
33
67
Nam
Nữ
 Thành phần gia đình: (đơn vị: %)
26.5
40
10.9
10.4
12.2
Viên chức
Nông dân
Lao động tự do
Công nhân
Buôn bán, dịch vụ
 Khu vực sinh sống của gia đình: (đơn vị: %)
61.7
21.8
13.5
Nông thôn
Thành thị
Miền núi14
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
 Sinh viên có xu hướng tìm việc làm tại Hà Nội, trong cơ quan nhà
nước hay khu vực có yếu tố nước ngoài và hướng đến một môi trường
làm việc ổn định, có thu nhập cao.
 Internet là nơi cung cấp nhiều thông tin liên quan đến việc làm cho
sinh viên nhưng định hướng việc làm của họ chịu ảnh hưởng nhiều nhất
là từ gia đình.
 Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chủ yếu đã
có sự định hướng việc làm từ trước khi vào trường trong khi phần lớn
sinh viên Trường Đại học Dân lập Phương Đông lại chỉ có sự định
hướng sau khi đã vào trường.
 Trong các con đường tiếp cận việc làm, sinh viên đánh giá cao sự nỗ
lực của bản thân và sự giúp đỡ từ gia đình.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
7.2. Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
Những đặc điểm cá
nhân
Các môi trường xã hội hóa: gia đình,
nhà trường, bạn bè, truyền thông đại
chúng
Định hướng nghề nghiệp
của sinh viên:
+ Về địa điểm làm việc
+ Về thu nhập
+ Về khu vực làm việc
+ Về môi trường làm việc
Những con đường tiếp cận
nghề của sinh viên:
+ Sự nỗ lực của bản thân
+ Sự giúp đỡ từ gia đình
+ Bạn bè
+ Nhà trường
+ Kênh thông tin đại chúng
giáo dục thuộc địa bàn nghiên cứu đều có sự quan tâm đến vấn đề này với rất
nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú và đa dạng. Hiệu quả của những hoạt
động này phần nào cũng đã được chứng minh khi phần kết quả nghiên cứu
phía trên của chúng tui đã cho thấy rằng mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của
sinh viên đã có sự gia tăng rõ rệt sau khi vào trường. Sinh viên cũng nhận
thức được sự hữu ích của các hoạt động hướng nghiệp của nhà trường nhưng
lại không tham gia.
Theo thiển ý của chúng tui liệu rằng nhà trường trước khi giúp sinh viên
hướng nghiệp nên chăng giúp sinh viên thấy sự sự hữu ích của quá trình
hướng nghiệp. Nếu không, vấn đề hướng nghiệp liệu có hiệu quả không khi
mà chính những đối tượng của quá trình ấy lại thờ ơ với tương lai của chính
mình.
3.6. Các kênh thông tin đại chúng
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các kênh thông tin đóng góp
một vai trò quan trọng. Những thông tin từ các phương tiện này giúp cho sinh
viên có những định hướng và quan điểm đối với các sự kiện xảy ra trong cuộc
sống hàng ngày. Những thông tin từ gia đình mang tính chủ quan với vốn
kiến thức không phải là lớn của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối
với những sinh viên theo học những ngành nghề mà những thành viên còn lại
trong gia đình không có kinh nghiệm. Những hoạt động của nhà trường không
phải diễn ra mọi lúc mọi nơi mà có thời điểm và theo đợt. Những thông tin từ
bạn bè chỉ dựa trên những kinh nghiệm thực tế vốn không phải là nhiều.
Trong đó, các phương tiện thông tin đại chúng như internet, tivi, báo, đài…
nổi lên như một kênh thông tin đa dạng, phong phú, mọi lúc mọi nơi, sinh
viên có thể tiếp cận bất kỳ khi nào có nhu cầu (đặc biệt là Internet)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

williamtran

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học dân lập Phương Đông) : Luận văn ThS. Xã hội học: 60 31 30
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:

ad ơi link này chết rồi ạ. Có thể chỉnh lại giúp mình với, mình đang cần gấp
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội Văn hóa, Xã hội 0
3 Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 2
B Ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trườn Luận văn Sư phạm 0
S Đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp tr Luận văn Sư phạm 0
N Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ Cao đẳng – Trường Cao đẳng Luận văn Sư phạm 3
V Đặc điểm tâm lý trong hoạt động chọn nghề của học sinh lớp 12 trung học phổ thông hiện nay Văn hóa, Xã hội 2
C Ảnh hưởng của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh trung Văn hóa, Xã hội 0
F Định hướng chọn nghề và nơi làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên hiện nay Văn hóa, Xã hội 1
V Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên ngoài công lập hiện nay (Ngh Văn hóa, Xã hội 2
T Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top