Ruddy

New Member

Download miễn phí Khóa luận Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng người dân Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khóa luận 5
7. Bố cục của khóa luận 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VÙNG VĂN HÓA PHÚ THỌ VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG 7
1.1. Phú Thọ vùng văn hóa đất Tổ 7
1.1.1 Vị trí địa lí 7
1.1.2 Phú Thọ- vùng đất định cư cổ 7
1.1.3 Phú Thọ- vùng đất văn hóa cổ 10
1.2. Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ- trung tâm di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng 12
1.3. Khu di tích lịch sử Đền Hùng 14
1.3.1 Vị trí địa lý 14
1.3.2 Lịch sử hình thành của Đền Hùng 16
1.3.3 Quá trình trùng tu 18
1.3.4 Các di tích kiến trúc thờ tự tại Đền Hùng 19
Tiểu kết chương 1 27
CHƯƠNG 2: ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG- VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ 28
2. 1. Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương. 28
2.2 . Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm dịch vụ quanh Đền Hùng 30
2.2.1 Những người bán hàng quanh Đền Hùng 30
2.2.2 Những người làm nghề chụp ảnh quanh Đền Hùng 34
2.3 Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm trong Ban quản lý Đền Hùng 35
Tiểu kết chương 2 37
CHƯƠNG 3:ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG- VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ 39
3.1 Các di tích xã Hy Cương 39
3.1.1 Đình Cổ Tích (Đình Hy Cương) 39
3.1.2 . Chùa Am Đường (chùa Tổ) 40
3.2 Khảo sát 41
3.3 Nhận xét 53
3.3.1 Về việc đi lễ Đền Hùng 53
3.3.2 Về hiểu biết các sự tích liên quan đến sự tích Đền Hùng 55
3.3.3 Về việc tham gia lễ hội Đền Hùng 61
Tiểu kết chương 3 63
PHẦN KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

- hiện tại- tương lai. Mặt khác, nội dung trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương phản ánh được mối quan hệ giữa Vua Hùng và thời đại Hùng Vương dựng nước.
Bảo tàng Hùng Vương ra đời phần nào đáp ứng được lòng mong đợi của đồng bào cả nước, của người Việt Nam sống xa Tổ quốc, các nhà khoa học và bạn bè quốc tế. Thăm viếng đền Hùng và tham quan Bảo tàng Hùng Vương, người Việt Nam có được một dịp ôn lại truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hiểu sâu sắc hơn về thời đai các Vua Hùng dựng nước và tấm lòng toàn dân tộc đến với đền Hùng. Đối với khách quốc tế đến thăm đền Hùng và Bảo tàng Hùng Vương sẽ có dịp hiểu được ngộn nguồn dân tộc Việt Nam, văn hóa Việt Nam.
(xem ảnh 10)
Đền thờ quốc tổ Lạc Long Quân
Nhằm quy tụ các giá trị văn hóa tâm linh thời đại các Vua Hùng và tưởng nhớ công ơn các bậc thủy tổ đã có công khai thiên lập quốc, đền thờ cha Lạc Long Quân là một thiết chế văn hóa mới nằm trong quần thể Di tích lịch sử đền Hùng được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 3 năm 2007 tại đồi Sim, xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và khánh thành vào ngày 29 tháng 3 năm 2009 đúng vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Kỷ Sửu.
Kiến trúc đền Lạc Long Quân bao gồm: Đền chính, cổng, trụ biểu, cổng biểu tượng, phương đình, tả vu, hữu vu, lầu hóa vàng, các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích đất là 13,79 ha.
(xem ảnh 8)
Như vậy, có thể thấy rằng xã Hy Cương rất giàu những giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của Quốc gia- nơi thờ tự Tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Tiểu kết chương 1
Có thể thấy rằng, Phú Thọ là cái nôi của nền văn hóa dân tộc và là vùng đất định cư cổ của nước ta, là mảnh đất kết tinh nhiều giá trị văn hóa của cả nước từ thời xa xưa. Chính thời đại Hùng Vương với những giá trị lịch sử và văn hóa đã tạo nên Đền Hùng ở chính trung tâm lịch sử của các Vua Hùng, thành quả đó còn được lưu giữ cho con cháu đền ngày nay. Đó là hệ thống các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng. Các Vua Hùng đã xây dựng lên một nền văn hóa phong phú, rực rỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Nền văn hóa đó dù trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, bị tàn phá, lấy đi và mai một nhiều nhưng mảnh đất ấy vẫn giữ được đủ sức chứng minh cho một nền văn hóa vật thể luôn tỏa sáng.
CHƯƠNG 2: ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG – VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ
Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương.
Hy Cương là một xã miền núi, 80% diện tích là đất đồi gò. Nơi đây có hai hồ lớn là hồ Lạc Long Quân và hồ Gò Cong cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và cũng là điểm du lịch hấp dẫn.
Cư dân ở Hy Cương nghề nghiệp thuần nông, trên đồi trồng sắn, sơn, sở, dọc, cọ và một ít chè, dưới thì ruộng cấy lúa, trồng ngô, rau các loại... Nghề làm ruộng phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Hy Cương thì trên địa bàn của xã có 1778 số nhà ở của hộ dân cư. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 702,98 ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp, thủy sản là 314,05 ha. Đất lâm nghiệp là 186,73 ha. Đất phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 197,20 ha. Số lượng trang trại của xã là có 3 trang trại.
Về cơ cấu số hộ làm kinh tế: theo thống kê của xã Hy Cương thì trên địa bàn xã có 890 hộ làm nông nghiệp trong đó có 2920 lao động. Hộ phi nông nghiệp là 228 hộ, trong đó có 367 lao động. (trong đó tiểu thủ công nghiệp là 45 khẩu, vận tải là 29 khẩu, dịch vụ là 234 khẩu, các ngành khác là 50 khẩu). (năm 2009).
Như vậy có thể thấy rằng đa số người dân xã Hy Cương làm nông nghiệp (chiếm khoảng 80%). Chỉ có 20% là phi nông nghiệp. Trong số thành phần phi nông nghiệp thì dịch vụ chiếm 147 hộ trong tổng số 228 hộ (chiếm 64%).
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp:
Về trồng trọt:
Năm 2009 diện tích cây lúa thực hiện cả năm là 169ha. Năm 2008 đạt 177ha, giảm 8 ha.
Diện tích cây ngô: 45ha
Diện tích cây lạc: 2ha
Diện tích đậu đỗ các loại: 8ha
Diện tích Dưa chuột: 10ha
Diện tích cây mía: 3ha
Diện tích rau các loại: 25ha
Diện tích hoài sơn: 7ha
Diện tích cây chè: 8ha
Có thể thấy rằng trong cơ cấu cây trồng của xã thì cây lúa chiếm diện tích nhiều nhất (61%).
Về chăn nuôi:
Đàn trâu có 63 con (năm 2008 là 63 con), đàn bò có 700 con (năm 2008 là 734 con), đàn lợn 2550 con (năm 2008 là 1982 con), gia cầm có 65000 con.
Nuôi thả cá kết hợp đắp giữ nước 15,6ha.
( Theo số liệu ở Ủy ban nhân dân xã Hy Cương năm 2009)
Như vậy tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã cũng tương đối phát triển với số lượng đàn lớn.
Nhìn chung kinh tế của xã Hy Cương phát triển tương đối ổn định. Hy Cương là một xã thuần nông với 80% số hộ làm nông nghiệp. Năm 2009 diện tích, sản lượng, số lượng gia súc, gia cầm có chiều hướng giảm so với năm 2008. Bình quân lương thực đạt 200kg/người. Năm 2008 đạt 220kg/ người, giảm 20kg/người. Tuy nhiên tổng thu nhập trong xã đạt 24.003.700.000 đồng, so với năm 2008 đạt 22.698.000.000 đồng, tăng 1.305.700.000đồng. Bình quân thu nhập đạt 5.300.000 đồng/ người, so với năm 2008 đạt 5.200.000 đồng/ người, tăng 100.000 đồng/ người Các sơ sở dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp cũng ngày càng được chú trọng phát triển. Diện tích và sản lượng nông nghiệp giảm tuy nhiên tổng thu nhập trong xã lại tăng cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các hình thức sản xuất khác như dịch vụ, thủ công nghiệp… Xã đã tăng cường chỉ đạo tập trung phát triển dịch vụ phục vụ lễ hội, làm tăng thu nhập, do đó đời sống của nhân dân phát triển ổn định, phát triển khá.
Xã Hy Cương có nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế toàn diện, đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ. Bởi trên địa bàn của xã có nhiều di tích về văn hóa thu hút đông đảo số lượng khách mỗi năm: khu di tích lịch sử Đền Hùng, chùa Am Đường… Đó sẽ là tiền đề để phát triển kinh tế cho xã, nâng cao đời sống cho người dân. Các ngành dịch vụ phát triển, với sự quy hoạch hợp lí sẽ mang đến một hình ảnh mới cho khu di tích lịch sử Đền Hùng. Thu hút được đông đảo nhân dân từ khắp mọi miền tổ quốc về thăm Đền Hùng. Để Đền Hùng cũng như Hy Cương xứng đáng là vùng đất Tổ, nơi đã ghi dấu về một thời đại hào hùng của dân tộc với những công lao mà các Vua Hùng đã gây dựng lên.
2.2 . Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm dịch vụ quanh Đền Hùng
Đền Hùng có ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh, vì vậy mà hàng năm đã thu hút đông đảo nhân dân từ khắp mọi miền tổ quốc và cả khách nước ngoài về thăm. Từ đó nảy sinh ra một bộ phận người dân trong xã làm nghề buôn bán trên Đền Hùng. Những người này buôn bán đa dạng các mặt hàng như đồ lưu niệm cho khách khi về thăm đất tổ, bán các đặc sản địa phương, hay bán đồ ăn phục vụ khách tới tham quan…
2.2.1 Những người bán hàng quanh Đền Hùng
Trước kia đời sống...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top