chjpnho_0nline

New Member

Download miễn phí Đề án Vấn đề lao động dôi dư trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương i. Đổi mới, sắp xếp lại DNNn - hướng đi đúng
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2
I. Tổng quan về DNNN 2
1. Khái niệm DNNN 2
2. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường . 2
II. Sự cần thiết phải đổi mới, sắp xếp lại DNNN 5
1. Những tồn tại yếu kém của DNNN 5
2. Nguyên nhân chủ yếu những tồn tại yếu kém của
DNNN hiện nay. 8
3. Sự cần thiết phải đổi mới, sắp xếp lại DNNN 12
III. Đánh giá chung về quá trình đổi mới, sắp xếp lại
DNNN trong thời gian qua 12
1. Kết quả đạt được 12
2. Những tồn tại yếu kém 14
IV. đổi mới sắp xếp lại dnnn với vấn đề lao động dôi dư 14
1. Quan điểm về lao động dôi dư 14
2. Sự cần thiết phải giải quyết lao động dôi dư trong quá trình
đổi mới sắp xếp DNNN. 15
Chương II. Thực trạng lao động dôi dư trong quá trình
đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước 18
I. thực trạng lao động dôi dư trong quá trình đổi mới,
sắp xếp DNNN 18
II. Nguyên nhân lao động dôi dư 20
1. Nguyên nhân từ người sử dụng lao động 20
2. Nguyên nhân từ người lao động 21
III. Một số biện pháp giải quyết lao động dôi dư đã và
đang thực hiện 22
1. Động viên người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng đủ năm công tác, có thời gian đóng BHXH trên 30 năm về nghỉ hưu trước tuổi. 22
2. Khuyến khích động viên người lao động dôi dư trẻ tuổi đi
đào tạo, học nghề để chuyển sang sản xuất các mặt hàng mới
hay xuất khẩu lao động. 23
3. Hỗ trợ người lao động dôi dư tìm việc làm mới ngoài
doanh nghiệp cũ thuộc các thành phần kinh tế. 23
4. Bố trí người lao động nghỉ luân phiên 24
IV. Những điểm còn hạn chế trong việc giải quyết
lao động còn dôi dư. 24
Chương 3. Một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho số
lao động dôi dư trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại dNNN 26
I. Lý luận chung về lao động vàviệc làm 26
II. Một số giải pháp vĩ mô của nhà nước 27
2. Nguyên tắc giải pháp 29
III. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp . 30
1. Đối với lao động cần thiết cho sản xuất nhưng trước mắt
không sắp xếp được thì giải quyết theo phương hương sau: 30
2. Đối với lao động không có nhu cầu sử dụng thì từng bước
chuyển sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác. 30
3. Giải pháp lâu dài . 32
IV. Đối với bản thân người lao động 32
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phận không nhỏ các cán bộ bị thoái hoá, biến chất, vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản, tiền vốn làm tổn hại cho Nhà nước và tập thể công nhân viên.
Một số cán bộ lớn tuổi bảo thủ, ỷ lại, thiếu năng động nhưng vẫn giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo quan trọng trong doanh nghiệp.
Một số cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu kiến thức kinh tế thị trường và kinh doanh, chưa được đào tạo, bồi dưỡng lại nên đã bị thua thiệt trong hợp tác kinh doanh và kinh doanh kém hiệu quả thậm chí gây lãng phí.
Một số công nhân trong doanh nghiệp trình độ văn hoá, công nghệ còn thấp, đặc biệt là thiếu công nhân lành nghề, một số bộ phận còn thiếu trách nhiệm, do đó không đáp ứng yêu cầu trách nhiệm và hạ giá thành nên sức cạnh tranh của sản phẩm làm ra yếu và phục vụ nhu cầu công cộng không tốt.
Công tác tổ chức quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh trong một số doanh nghiệp chưa hợp lý, hiệu quả kinh doanh còn thấp.
Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp chưa được xác định đầy đủ, chính xác.
Đổi mới công nghệ chậm, tổ chức sản xuất, bố trí xây dựng dây chuyền, sắp xếp cán bộ chủ chốt và công nhân chưa hợp lý.
Bộ máy quản lý còn nặng nề, cồng kềnh, số lượng lao động còn dư thừa chưa được giải quyết nên năng suất thấp.
Quản lý sử dụng tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp chưa được chặt chẽ, hiệu quả còn thấp nên tình trạng thiếu vốn tăng lên.
Các hình thức tiền lương, tiền thưởng phân phối cho người lao động chưa công bằng còn bình quân, chưa khuyến khích phát triển tài năng và nâng cao năng suất lao động.
Công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp và thủ trưởng các đơn vị còn bị buông lỏng.
3. Sự cần thiết phải đổi mới, sắp xếp lại DNNN
Do yêu cầu của quá trình mở cửa để tiếp thu công nghệ cũng như giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quá trình này đòi hỏi mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp phải dần dần tách ra khỏi thế ỷ lại, dựa dẫm vào Nhà nước mà phải đứng vững trên đôi chân của mình, mỗi đơn vị trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập Nhà nước chỉ đóng vai trò trung gian trong việc hỗ trợ về đầu ra, đầu vào và công nghệ kỹ thuật … cho những doanh nghiệp còn non yếu và thực sự có triển vọng trong tương lai.
Do quá trình CNH – HĐH đã làm cho cơ cấu ngành nghề Việt Nam có sự thay đổi đáng kể. Trước kia từ cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ, ngày nay chuyển sang công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và tương lai sẽ là dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần có chính sách chuyển dịch các ngành, các lĩnh vực kinh tế sao cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, với đặc điểm, tình hình của đất nước ta.
Do những yếu kém từ chính bản thân DNNN nên việc giữ lại tất cả các loại hình DNNN trước đây trong giai đoạn hiện nay là điều khó khăn và không cần thiết. Quá trình mở cửa hội nhập Nhà nước ta đang có chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu, khuyến khích nhân dân cả nước tham gia làm kinh tế. Vì vậy việc giải thể, phá sản các DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài và việc giao bán, khoán, cổ phần hoá các DNNN có thể khôi phục được là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh của các DNNN, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế, huy động tối đa nguồn vốn trong dân, đồng thời phát huy chức năng động, sáng tạo của mỗi doanh nghiệp trong guồng máy phát triển chung của đất nước …
III. Đánh giá chung về quá trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN trong thời gian qua
1. Kết quả đạt được
Hơn 10 năm qua chúng ta đã triển khai nhiều chủ trương, thực hiện nhiều biện pháp, sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng trưởng và phát triển đất nước. Những biện pháp kiên quyết và sâu rộng tập trung trong 3 đợt chính.
Đợt thứ nhất (1990 – 1993): tập trung kiểm soát số lượng DNNN vốn đã bị “bung” ra trong một thời gian trước đó. Sắp xếp lại DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài, hình thành một số tiêu chuẩn, điều kiện cho các DNNN, như về vốn pháp định, ngành nghề kinh doanh, quy mô, luận chứng về thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Đợt thứ hai (1994 – 1997): khắc phục tính chất hành chính của các công ty cũ thành lập mới các tổng công ty Nhà nước 1990 – 1991 trong những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, cổ phần hoá một số DNNN. Thực hiện luật DNNN, bắt đầu xoá bỏ dần chế độ chủ quan của các cơ quan hành chính Nhà nước.
Đợt thứ ba (1998 đến nay): tiếp tục củng cố và hoàn thiện các tổng công ty Nhà nước, thực hiện các biện pháp lành mạnh hoá tài chính, lập kế hoạch, chiến lược đổi mới công nghệ, hoàn thiện quản lý, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các DNNN. Tiến hành chuyển một bộ phận DNNN sang công ty cổ phần, bắt đầu thực hiện các hình thức giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê DNNN trên cơ sở phân loại doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VIII).
Đến nay số lượng DNNN đã giảm rất nhanh từ 12.300 trước đây xuống còn 5.571 doanh nghiệp (giảm 54,7%) kể cả các doanh nghiệp ngân hàng, doanh nghiệp của các tổ chức Đảng, đoàn thể. Cả nước có 17 tổng công ty 91 và 77 tổng công ty 90 đang hoạt động thuộc các ngành, các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản … Trong các tổng công ty này hiện có 1.605 doanh nghiệp thành viên, chiếm 28% tổng DNNN, chiếm 65% về vốn Nhà nước, 61% về lao động.
Nhờ sắp xếp, đổi mới DNNN, hiệu quả hoạt động được nâng lên đáng kể, cơ cấu DNNN được điều chỉnh hợp lý có tác dụng tích cực đối với việc tích tụ và tập trung vốn, hình thành và phát triển một số doanh nghiệp mới có sức cạnh tranh và hiệu quả, trình độ công nghệ kỹ thuật cao. Tỷ lệ nộp ngân sách trên một đồng vốn đầu tư tăng từ 14,7% năm 1991 lên 40,2% năm 2001.
2. Những tồn tại yếu kém
Tuy nhiên đến năm 2001 vẫn còn khoảng 60% DNNN trong đó 40% hoạt động thất thường và 20% thua lỗ, hoạt động tài chính của nhiều DNNN còn thiếu lành mạnh, năng suất lao động còn thấp. Một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp đến hạn chế trên là tình trạng lao động dôi dư lớn trong các DNNN cả trước và sau khi đổi mới. Vì vậy, việc giải quyết lao động dôi dư là một việc làm quan trọng góp phần làm giảm thất nghiệp chung của cả nước, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các DNNN. Đây là một việc làm đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm giải quyết nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan vẫn chưa có được đáp án tối ưu. Vì vậy, lao động dôi dư luôn luôn là một vấn đề mới đòi hỏi mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cần có sự quan tâm, giải quyết và đưa ra những giải pháp khác nhau nhằm khắc phục hạn chế một trong những vấn đề có tính cấp thiết hàng đầu này.
Qua sự nghiên cứu về quá trình đổi mới, sắp xếp lại DNN...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top