chodientu

New Member

Download miễn phí Đề án Sử dụng ngân sách Nhà nước thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều tiết nền kinh tế vĩ mô ở Việt nam





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN THỨ NHẤT : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NSNN VIỆT NAM.

1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò ngân sách Nhà nước.

1.1. Khái niệm và đặc điểm chung của NSNN.

1.2. Vai trò ngân sách Nhà nước trong kinh tế thị trường.

2. Thu ngân sách Nhà nước.

2.1. Khái niệm và nội dung kinh tế của thu ngân sách Nhà nước.

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước.

3. Chi ngân sách và vấn đề bội chi ngân sách Nhà nước.

3.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung kinh tế của chi NSNN.

3.2. Sử dụng ngân sách Nhà nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: cơ sở khoa học và điều kiện áp dụng.

3.3. Bội chi ngân sách và giải pháp xử lý.

PHẦN THỨ HAI : HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NSNN Ở VIỆT NAM.

1. Tình hình NSNN Việt nam giai đoạn 1991 - 2000.

2. Thực trạng nợ nước ngoài của Việt nam.

3. Sử dụng NSNN thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

3.1. Về khả năng động viên GDP vào NSNN thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. Thuế với vai trò kích thích tăng trưởng kinh tế.

3.3. Sử dụng NSNN trong đầu tư kinh tế và giải quyết việc làm.

4. Xử lý bội chi ngân sách Nhà nước.

4.1. Vay để bù đắp thâm hụt NSNN.

4.2. Phát hành tiền để bù đắp bội chi NSNN.

4.3. Bù đắp thâm hụt NSNN bàng biện pháp tăng thuế.

4.4. Cắt giảm chi tiêu nhằm giảm thâm hụt NSNN.

KẾT LUẬN.

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tiên.
Quyết định tăng lương , tăng mức trợ cấp chuyển giao từ NSNN của Chính phủ (tăng chi thường xuyên và trợ cấp) sẽ trực tiếp làm tăng thu nhập thực tế của người hưởng lương và trợ cấp từ NSNN. Các đối tượng này sẽ sử dụng thu nhập mới tăng thêm đó cho tiết kiệm và tiêu dùng, và phần sử dụng cho tiêu dùng sẽ làm tăng thu nhập của người bán hàng. Đến lượt họ , người bán hang cũng sẽ sử dụng một phần thu nhập mới tăng để tiêu dùng... Vòng quay của chu trình kích thích kinh tế cũng đã được khởi động và cứ thế phát huy tác dụng.
Đương nhiên, trong các trường hợp trên qua mỗi vòng, lượng thu nhập mới tăng bị rò rỉ một phần do tiết kiệm, một phần tiếp tục tham gia vào vòng quay của chu trình, tạo nên hiệu ứng kích cầu. Cuối cùng, hiệu ứng kích thích kinh tế tổng hợp lớn hơn rất nhiều so với hiệu quả trực tiếp ngay ở vòng thứ nhất. Tổng hợp cả 3 khoản tăng chi NSNN (chi đầu tư phương trình, chi thường xuyên, chi trợ cấp chuyển giao) sẽ xác định được tổng hiệu ứng kích thích kinh tế từ tăng chi NSNN nói chung, ta có thể tham khảo bảng tính minh hoạ dưới đây. Với mục đích đơn giản hoá tính toán và lập luận, bảng tính chỉ nghiên cứu hiệu ứng kích thích kinh tế do tăng chi NSNN nói chung mà không đề cập chi tiết các hiệu ứng bộ phận của từng khoản cấu thành tăng chi NSNN bởi bản chất tác động của chúng là như nhau (S là tiết kiệm, Y là thu nhập, C là tiêu dùng, ê chỉ mức tăng thêm).
Tổng hợp hiệu ứng kích thích kinh tế của tăng chi NSNN.
Trường hợp không có nhập khẩu
Trường hợp có nhập khẩu
êY(0) êS êC êY(1)
êY(0) êS êC mY êY(1)
Vòng 1
Vòng 2
Vòng 3
Vòng 4
...
100 20 80 80
80 16 64 64
64 13 51 51
51 10 41 41
... ... ... ...
100 20 80 20 60
60 12 48 12 36
36 7,2 28,8 7,2 21,6
21,6 4,3 17,3 4,3 13
... ... ... ... ...
Tổng cộng
500
250
Trong trường hợp nhập khẩu bằng 0, với khoản chi khởi động 100 tỷ, khuynh hướng tiêu dùng 0,8; khuynh hướng tiết kiệm 0,2; hệ số kích thích kinh tế của chi NSNN ( k = 1 / (1 - 0,8 + 0) ) bằng 5, ta thấy tổng hiệu ứng kích thích tăng trưởng kinh tế của khoản tăng chi NSNN ban đầu đã lên tới 500 tỷ.
Cũng trong điều kiện đó nhưng có nhập khẩu (20%) thì hệ số kích thích kinh tế của chi NSNN giảm xuống còn 2,5 ( k = 1 / (1 - 0,8 + 0,2) = 2,5 ) ; tổng hiệu ứng kích thích tăng trưởng kinh tế của khoản tăng 100 tỷ chi NSNN ban đầu chỉ làm tăng GDP 250 tỷ là tối đa.
Điều kiện áp dụng biện pháp kích cầu có hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp sử dụng công cụ tăng chi NSNN kích thích tăng trưởng kinh tế chúng ta cần có những điều kiện sau:
Một là, nền kinh tế đang ở dưới mức toàn dụng, năng lực sản xuất trong nước chưa sử dụng hết, thiếu việc làm và có thất nghiệp.
Hai là, các yếu tố lãi suất, tỷ giá là các yếu tố nội sinh, có tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Ba là, Nhà nước làm chủ được hoạt động nhập khẩu, tránh được tình trạng kích cầu phản tác dụng (kích thích tăng nhu cầu tiêu dùng hàng nước ngoài, không tăng nhu cầu đối với sản xuất trong nước). Điều kiện này có quan hệ chặt chẽ với điều kiện sản xuất trong nước phải đạt tới một trình độ năng suất lao động và hiệu quả nhất định, tạo ra được những sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong trường hợp sức cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước của hàng hoá nội kém thì kích cầu sẽ không mang lại hiệu quả mong đợi.
Bốn là, thị trường trong nước phải có quy mô tiềm năng đủ lớn, sức mua tiềm năng có khả năng thanh toán của đại đa số dân cư phải tương đối khá, thu nhập quốc dân vượt quá ngưỡng cùng kiệt đói. Đối với các nước đang phát triển như Việt nam, cơ cấu kinh tế lạc hậu, tỷ trọng nông dân cao, mức thu nhập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn thấp thì các biện pháp bảo đảm tăng thu nhập thực tế có khả năng thanh toán cho nông dân một cách bền vững cần được triển khai trước một bước so vơi giải pháp kích cầu. Đây là điều kiện khả thi không thể thiếu được bảo đảm hiệu quả của các giải pháp kích cầu ở Việt nam ta.
Năm là, bộ máy quản lý Nhà nước phải trong sạch, làm việc có chất lượng, tham nhũng bị kìm chế, sức ỳ của hệ thống hành chính thừa hành nhỏ, bảo đảm mỗi biện pháp đưa ra đều có khả năng triển khai kịp thời, đúng ý đồ, hạn chế thất thoát.
Năm điều kiện trên là những đòi hỏi của thực tiễn kinh tế đương đại, trong điều kiện kinh tế thế giới ngày càng có nhiều biến động, càng ngày toàn cầu hoá càng có nhiều sức ép to lớn không thể tránh khỏi đối với mọi nền kinh tế.
3.3. Bội chi ngân sách Nhà nước và giải pháp xử lý.
Bội chi NSNN là số chênh lệch giữa tổng chi lớn hơn tổng thu NSNN. Bội chi ngân sách có thể xảy ra do thay đổi chính sách thu chi của Nhà nước (bội chi cơ cấu), hay có thể do thay đổi các chu kỳ kinh tế (bội chi chu kỳ). Khi bội chi cơ cấu tăng lên có thể nói Chính phủ đang dùng chính sách tài chính để kích thích nền kinh tế.
Dù nguyên nhân nào, bội chi ngân sách vẫn là một căn bệnh tác hại đến sự phát triển kinh tế nếu cách xử lý nó không đúng đắn. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp để giải quyết bội chi NSNN sau:
- Phát hành tiền;
- Tăng thu (thuế);
- Vay trong và ngoài nước;
- Giảm chi.
Tăng thu, giảm chi là biện pháp cổ truyền dễ dàng nhất song không phải bao giờ cũng thực hiện được bởi hai khó khăn sau: Một là, trong bối cảnh mức tăng GDP chưa lớn nếu phần tập trung GDP vào NSNN quá lớn thì ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và tiêu dùng ở khu vực tư nhân bị hạn chế - giảm động lực phát triển kinh tế; Hai là, khả năng giảm chi cũng có những giới hạn nhất định, nếu giảm chi vượt quá giới hạn thì cũng có ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Hiện nay, để xử lý bội chi NSNN, ngoài biện pháp tăng thu, giảm chi hầu hết các cước đều sử dụng đến biện pháp vay trong và ngoài nước. Để có thể tiến hành tốt biện pháp vay trong dân càn phải nghiên cứu một cách đầy đủ vấn đề lãi suất tiền vay, thời hạn thanh toán. Để có thể thực hiện tốt việc vay nước ngoài, điều quan trọng là phải nghiên cứu đến hiệu quả sử dụng tiền vay, sự biến động lãi suất, lựa chọn hình thức vay, cũng như việc cải thiện môi trường kinh tế, chính trị của đất nước, tạo nên thế ổn định để thu hút vốn.
PHẦN THỨ HAI
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NSNN Ở VIỆT NAM
1. TÌNH HÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1991 - 2000.
Giai đoạn 1991 - 2000 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển NSNN Việt nam bằng những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế, xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thứ nhất, thu NSNN đã có sự tăng trưởng nhanh làm cho tiềm lực tài chính ngân sách ngày càng vững mạnh, cơ cấu thu chi chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tài chính NSNN ngày càng đi vào thế tự chủ. Thu NSNN đã tăng từ 13,1% GDP lên tới 23,3% GDP năm 1995 và đạt tới tốc độ tăng bình quân 50,8%/năm giai đoạn 1991 - 1993. Giai đoạn 1996 - 2000 mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế có giảm sút do ảnh hưởng của cuộc kh

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới xã Tân Chi - huyện T Khoa học Tự nhiên 0
C Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên Luận văn Sư phạm 0
T Đáp án, đề thi Lịch sử THPT quốc gia 2015 Ôn thi Đại học - Cao đẳng 1
G [Free] Đề án Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Đề án Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghi Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Đề án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Bàn về việc sử dụng màu sắc nhằm nâng cao hiêụ quả quảng cáo cho sản phẩm may mặc ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V Đề án Đánh giá hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L Đề án Kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top