thuhang07_vt

New Member

Download miễn phí Đề án Ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách nhà nước





Hàng năm, ngân sách Nhà nước dành ra một khoản chi rất lớn để thực hiện phúc lợi xã hội như chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, chi sự nghiệp xã hội. Các khoản chi sự nghiệp giáo dục nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí của các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân. Chi sự nghiệp y tế khoản chi phục vụ công tác phòng bệnh và chữa bệnh nhằm nâng cao mức sống cho mọi người dân trong xã hội. Việc nâng cao chất lượng hoạt động khám, chữa bệnh và tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho một nền y học hiện đại đòi hỏi cần thêm nhiều nguồn vốn nữa. Khoản chi cho các vấn đề xã hội nhằm bảo đảm đời sống của người lao động khi gặp khó khăn, tai nạn, già yếu, những người không có khả năng lao động đồng thời giải quyết những vấn đề xã hội nhất định, hỗ trợ cho đồng bào khi xảy ra bão lụt, thiên tai.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

à còn là công cụ của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật pháp qui định đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Do đó, tại thời điểm nộp thuế, người nộp thuế không được hưởng bất kỳ một lợi ích nào mà xem như đó là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước. Thuế mang tính cưỡng chế và được thiết lập theo nguyên tắc luật định.
Để phát huy tốt tác dụng điều tiết vĩ mô của các chính sách thuế, nội dung của chính sách thuế thường xuyên có sự thay đổi cho phù hợp với diễn biến thực tế của đời sống kinh tế xã hội và phù hợp với yêu cầu của quản lý kinh tế, tài chính. Các sắc thuế chủ yếu hiện nay đang được áp dụng ở nước ta gồm có: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu,… Các loại thuế ở nước ta được chia thành 2 nhóm lớn: thuế trực thu và thuế gián thu. Nhóm thuế trực thu là những loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hay thu nhập được qui định nộp thuế. Đây là loại thuế mà người nộp thuế chính là người chịu thuế ví dụ như: thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất … Nhóm thuế gián thu: là những loại thuế đánh vào giá trị hàng hoá khi nó lưu chuyển trên thị trường, là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu thuế, nó được cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ và người tiêu dùng là người chịu thuế. Người nộp thuế không phải đối tượng chịu thuế ví dụ như: V.A.T, thuế tiêu thụ đặc biệt…
Mỗi sắc thuế khác nhau, xét trên giác độ luật, đều được cấu tạo bởi các yếu tố sau:
Đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế xác định chủ thể nộp thuế là ai. Theo các sắc thuế hiện nay, đối tượng là các cá nhân hay các tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân.
Đối tượng tính thuế: Đối tượng tính thuế xác định thuế được tính trên cái gì: tính trên giá trị tài sản, tính trên thu nhập hay trên phần giá trị gia tăng,…
Thuế suất, thuế biểu: Trong các luật thuế hiện hành ở nước ta, các hình thức thuế suất được sử dụng phổ biến là thuế suất tỷ lệ và thuế suất lũy tiến. Thuế suất có vị trí quan trọng đặc biệt vì nó thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa người nộp thuế với Nhà nước. Biểu thuế thể hiện các mức thuế suất quy định khác nhau cho một đối tượng tính thuế
Yếu tố miễn, giảm thuế: Việc quy định các yếu tố miễn giảm trong các sắc thuế nhằm thực hiện các vấn đề chính sách xã hội qua các luật thuế, đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước sử dụng linh hoạt công cụ thuế để điều chỉnh các mặt hoạt động sản xuất theo chủ trương của Nhà nước.
*Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường nhà nước tham gia các hoạt động kinh tế bằng việc đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh dưới hình thức góp vốn vào các doanh nghiệp, công ty liên doanh, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần. Số vốn đầu tư của nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nói trên sẽ sinh lời và lợi tức thu được sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của nhà nước, hiệu quả sản xuất kinh doanh và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Các khoản thu này phản ảnh hoạt động kinh tế đa dạng của nhà nước, bao gồm:
- Thu từ việc bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh.
- Thu từ việc bán tài sản của nhà nước đã cho các chủ thể trong xã hội thuê trước đây.
- Thu từ sử dụng vốn thuộc nguồn của ngân sách Nhà nước.
- Thu từ việc bán lại các cơ sở kinh tế của nhà nước cho các thành phần kinh tế khác.
- Thu từ cho thuê hay bán tài nguyên thiên nhiên.
+ Thu để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách Nhà nước: bao gồm các khoản vay trong nước và vay nước ngoài cho chi tiêu ngân sách.
Chi của ngân sách Nhà nước:
Chi của ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Chi ngân sách Nhà nước chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Nhà nước.
Chi ngân sách Nhà nước luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia. Mức độ, phạm vi chi tiêu ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của Chính phủ trong mỗi thời kỳ.
Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá về các khoản chi ngân sách, cần sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng, đồng chi ở tầm vĩ mô.
Xét về mặt tính chất, phần lớn các khoản chi ngân sách Nhà nước đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp. Vì vậy, các nhà quản lý phải có sự phân tích, tính toán cẩn thận trên nhiều khía cạnh trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránh được những lãng phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách Nhà nước.
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia các khoản chi ngân sách Nhà nước: theo chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và theo tính chất kinh tế của các khoản chi ngân sách Nhà nước, theo các ngành kinh tế, theo tính chất của quá trình tái sản xuất xã hội. Theo chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, nội dung chi ngân sách Nhà nước bao gồm:
+ Chi kiến thiết kinh tế
+ Chi văn hóa – xã hội
+ Chi quản lý hành chính
+ Chi an ninh, quốc phòng
+ Các khoản chi khác
Hiện nay, cách phân chia theo chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ít được sử dụng, người ta thường phân chia nội dung chi ngân sách Nhà nước theo tính chất kinh tế của các khoản chi ngân sách Nhà nước. Theo tiêu chí này, chi ngân sách Nhà nước được chia thành các nội dung:
+ Chi thường xuyên: Là các khoản chi không có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước nhằm duy trì hoạt động. Về nguyên tắc, các khoản chi này phải được tài trợ bằng các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của ngân sách Nhà nước. Chi thường xuyên gồm có:
Chi về chủ quyền quốc gia: tức là các chi phí mà cơ quan Nhà nước cần thực hiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia như quốc phòng, an ninh, ngoại giao, thông tin đại chúng,…
Chi phí liên quan đến sự điều hành và duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Chi phí do sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm cải thiện đời sống nhân dân như: trợ cấp cho Nhà nước để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội,…
+ Chi đầu tư phát triển: là tất c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ngân hàng đề thi ôn tập Quản trị chiến lược, Đáp án quản trị chiến lược Quản trị Chiến Lược 0
G Một số vấn đề về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thươn Luận văn Kinh tế 0
N Những vấn đề pháp lý về trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm trong các dự án ODA do ngân hàng thế giới Luận văn Luật 0
T Tham khảo ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VÀO NGÂN HÀNG + đáp án Việc làm 0
D [Free] Đề án Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề án Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB sau 1 năm Việt Nam gia nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
V Đề án Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V Đề án Đánh giá hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Phân tích, thiết kế chương trình phần mềm quản lý vay trả ngân hàng bằng tiền mặt Luận văn Kinh tế 0
C Đề án Sử dụng ngân sách Nhà nước thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều tiết nền kinh tế vĩ mô ở Việt Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top