Ramsey

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời Mở Đầu

Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Với vai trò cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong việc ra quyết định kinh doanh nói chung và quyết định đầu tư TSCĐ nói riêng, công tác kế toán trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là kế toán TSCĐ và kế toán khấu hao TSCĐ. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, hệ thống chế độ kế toán của Việt Nam đã có những chuyển biến rất căn bản để công tác kế toán vận hành có hiệu quả hơn, đảm bảo tính thống nhất chế độ kế toán trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách với thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên, trước sự biến đổi to lớn trong hoạt động kinh tế, các qui định đã bộc lộ rõ những hạn chế nhất định. Tiêu biểu nhất là những qui định về kế toán khấu hao TSCĐ. Mà do vai trò và vị trí quan trọng của công tác kế toán khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp nên những bất cập trong kế toán khấu hao TSCĐ cần có phương hướng, giải pháp khắc phục kịp thời. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nên em đã chọn đề án“Bàn về hạch toán khấu hao TSCĐ” để làm đề án môn học.
Bố cục đề án ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm 3 phần:
Phần 1:Cơ sở lý luận về khấu hao TSCĐ và hoạch toán khấu haoTSCĐ
Phần 2: Thực trạng về khấu hao và các phương pháp trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ hoạch toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp hiện nay.


PHẦN 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẤU HAO TSCĐ VÀ HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TSCĐ
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ
1.1.1.1. Khái niệm TSCĐ
Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hay trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoăch bằng 1 năm) và tài sản được coi là TSCĐ khi nó phải hội đủ 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
1.1.1.2. Đặc điểm TSCĐ
- Sử dụng lâu dài trong kinh doanh, không thay đổi hình thái vật chất của một đơn vị tài sản hữu hình trong quá trình sử dụng tài sản.
- Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần vô hình hay hữu hình và chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra. Từ những đặc điểm trên đòi hỏi quản lý TSCĐ phải nghiêm túc thường xuyên theo dõi sự biến động của tài sản về số lượng chất lượng, hao mòn, nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản.
+ Về mặt hiện vật:
Phải quản lý trong suốt thời gian sử dụng tức là phải quản lý từ việc đầu tư, mua sắm, xây dựng đã hoàn thành, quá trình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp … cho đến khi không sử dụng hay không sử dụng được (thanh lý hay nhượng bán).
+ Về mặt giá trị
Phải theo dõi nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ phải tính được phần giá trị TSCĐ đã chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh. Từ đó tính và phân bổ số khấu hao hợp lý, kiểm tra chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn từ ban đầu để tái đầu tư TSCĐ.
1.1.2. Phân loại TSCĐ
Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện khác nhau như, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như phân theo quyền sở hữu, phân theo nguồn hình thành, phân theo hình thái biểu hiện, phân theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư ... Mỗi một cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác hạch toán và quản lý.
1.1.2.1.Theo hình thái biểu hiện của TSCĐ
TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
- TSCĐ hữu hình: : là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hay là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định), thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và được chia thành các nhóm sau:
-Nhà cửa, vật kiến trúc.
-Máy móc, thiết bị
-Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
-Thiết bị, công cụ quản lý
-Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
-TSCĐ hữu hình khác.
- TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. TSCĐ vô hình bao gồm:
-Quyền sử dụng đất.
-Chi phí thành lập doanh nghiệp.
-Bằng phát minh sáng chế.
-Chi phí nghiên cứu, phát triển.
-Lợi thế thương mại.
-TSCĐ vô hình khác.
1.1.2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
Cách phân loại này dựa trên cơ sở quyền định đoạt của doanh nghiệp đối với TSCĐ hiện có. Theo cách này TSCĐ chia làm 2 loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
- TSCĐ tự có của doanh nghiệp: là những TSCĐ được xây dựng mua sắm hay chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hay bằng nguồn vốn vay. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượng bán, thanh lý ...Trên cơ sở chấp hành đúng quy định, thủ tục pháp luật của nhà nước.
- TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê. Theo cách thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm 2 loại: thuê hoạt động và thuê tài chính. Trong đó căn cứ vào tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ của nhà nước thì chỉ có tài sản thuê tài chính mới có đủ điều kiện để trở thành TSCĐ.
+ TSCĐ thuê tài chính: Là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
1.1.2.3. Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng
Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành 4 loại:
- TSCĐ dùng cho kinh doanh: là những TSCĐ hữu hình, vô hình được dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- TSCĐ hành chính sự nghiệp: là những TSCĐ được nhà nước hay cấp trên hay do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và được sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp.
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi: là những TSCĐ được hình thành từ quỹ phúc lợi, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi.
- TSCĐ chờ xử lý: là những TSCĐ bị hư hỏng chờ xử lý, thanh lý hay những tài sản không cần dùng, tài sản đang tranh chấp ...
1.1.3. Khái quát chung về khấu hao TSCĐ
1.1.3.1. Khái niệm về khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng. Khấu hao thường sử dụng với các loại tài sản có thời gian lao động cố định, mất dần giá trị trong quá trình sử dụng.
Mục đích của khấu hao tài sản cố định nhằm tích lũy vốn sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Bộ phận giá trị hao mòn TSCĐ chuyển dịch vào sản phẩm là 1 yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao tài sản cố định.
Còn theo định nghĩa Chuẩn mực quốc tế Việt Nam, khấu hao là sự bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích tài sản đó. Trong hệ thống tài khoản, tài khoản khấu hao được xếp vào loại tài khoản điều chỉnh giảm trừ. Việc khấu hao tài sản có tác động trực tiếp báo cáo tài chính, cụ thể là tới thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên mức khấu hao vì mục đích kế toán nội bộ doanh nghiệp và khấu hao vì mục đích giảm thuế đôi khi lại rất khác nhau. Khấu hao không phải là một khoản chi thực tế bằng tiền mà được trích trên sổ sách cho nên nó không ảnh hưởng nhiều đến dòng tiền thực tế trong doanh nghiệp.
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ bản chất của khấu hao TSCĐ thì mới có thể biết được ý nhĩa của khấu hao đem lại. Từ những tài liệu đề cập vấn đề khấu hao , ta có thể hiểu bản chất của khấu hao như sau:
• Khấu hao là sự tính toán hao mòn của TSCĐ vào chi phí trong kỳ .
Trong khấu hao sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần giá trị theo thời gian. Mức hao mòn này là do cọ sát, ăn mòn làm cho TSCĐ ngày càng suy giảm lợi ích kinh tế mà tài sản đó đem lại hay do sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật làm cho TSCĐ bị giảm giá hay lỗi thời. Do vậy người ta phải trích khấu hao cho TSCĐ để chuyển một phần tương với giá trị hao mòn cảu tài sản vào trong chi phí của hoạt động kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể thay thế TSCĐ khác bằng số khấu hao lũy kế mà doanh nhiệp trích để tái đầu tư.
• Khấu hao xem như một phân bổ chi phí vào giá vốn hàng bán:
Ở đây ta có thể thấy được điều đó qua việc trích khấu hao của TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất. Khi trích khấu hao tài sản này, ta tính nó vào trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì những TSCĐ này trực tiếp tham gia quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng để tiêu thụ. Do đó, mức chi phí này sẽ được phân bổ cho sản phẩn sản xuất ra trong kỳ và nó sẽ được tính vào trong giá thành sản phẩm hoàn toàn khi nhập kho.
• Khấu hao được xem như một khoản hình thành trong các loại chi phí ngoài sản phẩm.
Chi phí ngoài sản phẩm ở đây chính là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường. Đối với những TSCĐ không trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất như TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng, hoạt động quản lí doanh nghiệp thì phần chi phí khấu hao không được tính vào giá thành của sản phẩm tạo ra mà chỉ được tính vào chi phí của hoạt động đã sử dụng nó như chi phí bán hàng chi phí quản lí doanh nghiệp. Từ đó có thể xác định giá trị hao mòn của TSCĐ sử dụng ở những bộ phận sử dụng công tác quản lí chung của doanh nghiệp củng như bộ phận thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
• Khấu hao được xem như một khoản chi phí ảnh hưởng tới lợi nhuận:
Khi trích khấu hao vào các khoản mục chi phí liên quan thì nó sẽ làm tăng chi phí. Đến cuối kỳ kết chuyển để xác định kết quả hoạt động kinh doanh, ta sẽ có được một khoản lợi nhuận để loại trừ các khoản chi phí, trong đó bao gồm cả chi phí khấu hao. Chính việc khấu hao đã phản ảnh thực chất hiện trạng hao mòn của TSCĐ được sử dụng trong kỳ ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp vào trong lợi nhuận ròng cuối kỳ. Vấn đề này không chỉ phản ánh rõ những chi phí thực sự phát sinh trong kỳ mà thông qua việc trích khấu hao sẽ hình thành nên một nguồn quỹ khấu hao để tái sản xuất cho những kỳ sau khi TSCĐ đã khấu hao hết.
- Mục đích của việc trích khấu hao
+ Giúp cho doanh nghiệp tính đúng tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ đểthu hồi lại vốn đầu tư đã đầu tư vào TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hay thời gian kiểm soát hết hiệu lực.
+ Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để tái đầu tư mua sắm khi cần thiết.
+ Về diện kinh tế: khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản (giá trị còn lại) đồng thời làm giảm lợi nhuận dòng của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ
*Nguyên giá và cách xác định nguyên giá
- Nguyên giá TSCĐ: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng hay theo dự tính hay nguyên giá của TSCĐ chính là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp.
+ Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên những căn cứkhách quan có thể kiểm soát được (phải có chứng từ hợp pháp hợp lệ) và phải được xác định dựa trên những khoản chi tiêu hợp lý dồn tích trong quá trình hình thành TSCĐ.
+ Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính vào nguyên giá nếu chúng làm tăng thêm giá trị hữu ích của TSCĐ.
- Cách xác định nguyên giá.
+ TSCĐ loại mua sắm:
NG = GT + TP + Pt + LV - TK - Cm - Th
Trong đó:
NG: Nguyên giá TSCĐ
Gt: Giá thanh toán cho người bán tài sản (tính theo giá thu tiền 1 lần)
TP: Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước ngoài giá mua.
Pt: Phí tổn trước khi dùng như: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử v.v..
Lv: Lãi tiền vay phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
TK: Thuế trong giá mua hay phí tổn được hoàn lại
Cm: Chiết khấu thương mại hay giảm giá được hưởng.
Th : Giá trị sản phẩm, dịch vụ thu được khi chạy thử.
+ Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo cách giao thầu:Là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại quy chế quản lý đơn vị và xây dựng hiện hành công (+) lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
+ Nguyên giá TSCĐ tự xây dựng hay tự sản xuất, tự triển khai: là giá thành thực tế của TSCĐ cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý nhưvật liệu lãng phí, lao động hay các khoản chi phí khác vượt quá mức quy
định trong xây dựng hay tự sản xuất).
+ TSCĐ loại được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại ghi trên sổ của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hay giá trị theo đánh giá của hội đồng giao nhận và các phí tổn trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Riêng TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giá được tính bằng nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị giao. Các chi phí có liên quan đến việc điều chuyển này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ TSCĐ loại được biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp liên doanh hay phát hiện thừa thì nguyên giá được xác định bằng giá trị thực tế theo giá trị của hội đồng đánh giá và các chi phí bên nhận phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
+ Nguyên giá của TSCĐ là quyền sử dụng đất (bao gồm sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp (+) chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ…(không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất) hay là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
+ Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ không tương tự, là giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hay giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hay trừ đi các khoản phí thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuếđược hoàn lại) các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.
+ Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cốđịnh tương tự: là giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.
+ Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính: được tính bằng giá trị hợp lý của nó và các phí tổn trước khi dùng nếu có. - Giá tri hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
- Nguyên giá TSCĐ có tính ổn định cao nó chỉ thay đổi trong các trường hợp sau:
+ Đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của các cấp có thẩm quyền.
+ Khi nâng cấp TSCĐ, chi phí chi ra để nâng cấp TSCĐ được bổ sung vào nguyên giá cũ để xác định lại nguyên giá mới của nó.
+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ khi đó giá trị của bộphận tháo ra sẽ được trừ vào nguyên giá của TSCĐ.
* Giá trị còn lại của TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định. Người ta chỉ xác định được chính xác giá trị còn lại của TSCĐ khi bán chúng trên thị trường. Về phương diện kế toán, giá trị còn lại của TSCĐ được xác định
Giá trị còn lại trên = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ kế
sổ kế toán của TSCĐ của TSCĐ của TSCĐ
Vì vậy: Giá trị còn lại trên sổ kế toán mang dấu ấn chủ quan của các doanh nghiệp, với cùng TSCĐ nhưng nếu giảm bớt thời gian khấu hao sẽ làm cho tốc độ giảm giá trị nhanh hơn và tốc độ này sẽ giảm chậm khi kéo dài thời gian khấu hao. Do đó nhiều trường hợp phải đánh giá lại tài sản khi doanh nghiệp tham gia góp vốn, giải thể, sát nhập để xác định giá trị thực của tài sản ở thời điểm hiện tại.
Đối với những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị còn lại được xác định.
Giá trị còn lại trên = Nguyên giá - Giá trị hao mòn
sổ kế toán của TSCĐ của TSCĐ luỹ kế của TSCĐ
Như vậy ngoài việc theo dõi giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán doanh nghiệp còn phải theo dõi giá trị thực của TSCĐ để từ đó có các quyết định tính toán áp dụng cho khấu hao nhằm đẩy nhanh việc thu hồi vốn và đổi mới TSCĐ.
1.1.3.3. Một số quy định về khấu hao TSCĐ
- Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
+ Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
+ Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân quy trách nhiệm đền bù thiệt hại và tính vào chi phí khác.
- Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không trích khấu hao mà chỉ tính hao mòn như phúc lợi, hành chính sự nghiệp v.v..
- Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.
- Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
- Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hay ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng, giảm) về TSCĐ. Bởi vậy hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau. Căn cứ vào nơi sử dụng, bộ phận sử dụng TSCĐ để phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ.
Số khấu hao = Số khấu hao + Số khấu hao - Số khấu hao
phải trích đã trích tăng them giảm bớt
tháng này tháng trước tháng này tháng náy
- Đối với quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh
nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được tính
khấu hao.
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ.
TSCĐ của Doanh nghiệp có nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, cho nên các Doanh nghiệp phải xác định phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng TSCĐ. Tuy nhiên, các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau về chi phí khấu hao TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuếcủa Doanh nghiệp, do vậy, việc vận dụng phưong pháp khấu hao TSCĐ phải nằm trong khuôn khổ quy định của Nhà nước.
Theo chế độ tài chính hiện hành, các Doanh nghiệp có thể tính khấu hao theo 3 phương pháp là: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
• Theo phương pháp khấu hao đường thẳng:


Mức khấu hao Giá Trị của tài sản cố định
năm cho =
một loại TS Số năm sử dụng
100
Tỷ lệ khấu hao năm =
Số năm sử dụng

Số khấu Số khấu Số khấu hao của Số khấu hao của
hao phải = hao đã + những tài sản cố - những tài sản cố
trích kỳ trích trong định tăng them định giảm đi
này kỳ trước trong kỳ trong kỳ này

* Ưu ,nhược điểm:

+ Ưu điểm:

- Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán đối với cùng loại TSCĐ và dễ dàng trong việc kiểm tra chi phí khấu hao.

- Tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ, thuận lợi cho việc thiết lập kế hoạch khấu hao vào giá thành sản phẩm đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ và kinh doanh ổn định không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm.

+ Nhược điểm:

- Do mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được một cách đồng đêu nên khả năng thu hồi vốn chậm, không phản ánh mức hao mòn hữu hình thực tế không tránh khỏi hiện tương hao mòn vô hình do sự phát triển khoa học kỷ thuật.

- Số dư trích khấu hao hằng năm và hằn tháng đều nhau nên không phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ giữa các tháng trong năm và các năm sử dụng TSCĐ.
• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Được áp dụng đối với các Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ
đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là tài sản đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
+ Là các loại máy móc, thiết bị: công cụ đo lường, thí nghiệm
Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh thì mức khấu
hao hàng năm của TSCĐ được xác định theo công thức sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề án Bàn về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Đề án Bàn về chế độ hạch toán chi phí dự phòng Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Bàn về chế độ kế toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Bàn về thuế giá trị gia tăng và phương hướng hoàn thiện hạch toán thuế giá trị gia tăng Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Bàn về nội dung phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Đề án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Đề án Bàn về phỏng vấn tuyển dụng Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Bàn về việc sử dụng màu sắc nhằm nâng cao hiêụ quả quảng cáo cho sản phẩm may mặc ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Đề án Bàn về cách tính khấu hao TSCĐ và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ hiện hành trong các doanh Luận văn Kinh tế 0
C Đề án Bàn về vai trò của đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công n Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top