daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Đình Chiểu được biết đến là một nhà thơ lớn của dân tộc ta, đời sống và
sự nghiệp văn chương của ông là một tấm gương sáng, nêu cao được địa vị và tác dụng
của văn học nghệ thuật trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đồng thời cũng nêu
cao sứ mệnh của người chiến sĩ trên bình diện văn hóa và tư tưởng, thơ văn ông luôn
ẩn chứa một quan niệm sống mà người dân Nam Bộ nói riêng và người dân Việt Nam
nói chung đều cố gắng thực hiện và hoàn thiện quan niệm đó. Có thể nói Nguyễn
Đình Chiểu là nhà thơ có niềm tin vững chắc vào sức mạnh của quần chúng nhân dân,
là ngọn cờ tiên phong tiêu biểu của dòng văn học yêu nước chống Pháp. Ngay từ ngày
đầu tiên Pháp nổ tiếng súng đầu tiên vào Đà Nẵng, chính thức xâm lược nước ta nhà
thơ Nguyễn Đình Chiểu đã có những tác phẩm thể hiện bao quát được hoàn cảnh đất
nước ta lúc bấy giờ ở nhiều phương diện. Lòng yêu nước thương dân của ông có thể
nói là không gì sánh bằng, lòng căm thù giặt tột độ và dứt khoát, luôn giữ tấm lòng
trong sạch và ý chí kiên cường, dứt khoát của một nhà nho yêu nước. Thơ văn ông là
những trang sử hào hùng của dân tộc trong giai đoạn khó khăn gian khổ, không những
là bằng chứng lịch sử sống mà nó còn là vũ khí cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân
dân và dân tộc. Tuy không trực tiếp cầm súng giết giặc nhưng thơ văn ông đã nun nấu
lòng căm thù giặc của lớp lớp người dân yêu nước Việt Nam lên cao độ. Nguyễn Đình
Chiểu là tấm gương của một người sống quên mình, sống và cống hiến cho quê hương
dân tộc, cuộc đời của ông có thể nói rằng luôn sống cho dân và chết cũng vì dân, ông
luôn ở bên cạnh họ để thấu hiểu và kịp thời giúp đỡ. Cái nhìn của ông về người nông
dân sớm tối bên ruộng cày đã có tiến bộ vượt bậc hơn rất nhiều vị tiền bối trước đó, cái
nhìn của ông về người nông dân ở giai đoạn này là cái nhìn đồng cảm sâu sắc, là tấm
lòng yêu thương dân của người trí thức yêu nước, cùng chung số phận và cảnh ngộ và
tấm lòng yêu nước, căm thù gót giày của bọn thực dân xâm lược. Từng trang thơ, trang
văn của ông đã ghi nhận lại một thời kì quân dân ta đã hào hùng chống giặc ngoại
xâm, ở đó cũng đã thể hiện được quan điểm của nhà nho về cuộc chiến tranh phi
nghĩa, những người dân chân lắm tay bùn, chỉ quen với ruộng cày sống bình dị trên
quê hương mình nhưng khi có giặc ngoại xâm họ sẵn sàng đem mạng sống của mình
để bảo vệ gia đình, quê hương. Cũng như họ, một nhà nho, Nguyễn Đình Chiểu vẫn
sẵn sàng đứng vào hàng ngũ của nhân dân để kêu gọi,cổ vũ và chiến đấu hết mình.
Có thể nói, nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu là nhắc đến những trang lịch sử hào
hùng chiến đấu chống giặc Pháp của dân ta, ở đó không chỉ thể hiện tấm lòng yêu
nước mà còn là quan điểm sống, làm người của ông và nhân dân ta trong lúc nước nhà
có binh biến. Nhận thấy được giá trị của vấn đề, người viết muốn tìm hiểu và phân tích
rõ hơn về vấn đề “ Đạo làm người qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” và chọn vấn đề
trên làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
1. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là tác giả của vùng đất Nam Bộ mà còn là nhà thơ
nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Dù cuộc đời riêng gặp nhiều bất hạnh nhưng không
vì thế mà buông xuôi. Nguyễn Đình Chiểu đã khiến mọi người khâm phục cả về tài
năng và ý chí vươn lên của bản thân ông. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét:
“Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải
chăm chú nhìn mới thấy, và càng nhìn càng sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng
vậy”.[4;36] một số quan điểm của các nhà phê bình, nghiên cứu như: Nguyễn Phong
Nam, Trần Thanh Mai…, nhận xét về Nguyễn Đình Chiểu ở nhiều lĩnh vực khác nhau
qua một số công trình tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động
nghệ thuật, kỉ niệm lần thứ 150 ngày sinh của nhà thơ; Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm
và lời bình; Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm,… cụ thể:
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, kỉ
niệm lần thứ 150 ngày sinh của nhà thơ (1822 – 1972)”[14] có: Chỉ thị của thủ tướng
Chính phủ về việc kỉ niệm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu; tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu;
diễn văn của Hà Huy Giáp “bài học sống, chiến đấu và lao động nghệ thuật của nhà
thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu” đọc trong lễ kỉ niệm lần thứ 150 ngày sinh Nguyễn Đình
Chiểu. Bài viết của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng và các bài nghiên cứu, phê bình thơ
văn thơ Nguyễn Đình Chiểu xoay quanh vấn đề Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu
nước và laoi động nghệ thuật. Trần Thanh Mại có nhận định: “Thơ văn yêu nước của
Nguyễn Đình Chiểu khi thì hào hùng cảm khái, khi thì tha thiết, lâm li, nhiều đoạn
uyển chuyển, du dương, nhiều đoạnn lại sôi nổi, mạnh mẽ. So với giai đoạn trước xâm
lăng, rõ ràng Nguyễn Đình Chiểu có một bước tiến về nghệ thuật, điều này thể hiện
bước tiến mới của nhà thơ về tư tưởng.”[14;Tr289]. Cũng trong quyển này tác giả
Trần Văn Giàu cũng đã đề cặp đến đạo làm người trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu
ũng như trong chính con người ô
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng của người trí thức Việt Nam”[5] đã
nghiên cứu về truyền thống của người tri thức Việt Nam, thái độ của Nguyễn Đình
Chiểu trước nạn ngoại xâm, khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc
sống và thơ văn của ông: “…Trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã luôn tỏa sáng một
tinh thần lạc quan, lòng yêu quý nhân dân, niềm tin sâu sắc ở thắng lợi của chính
nghĩa, ở tài năng và đạo đức con người”[5;Tr35].
Quyển “Lịch sử văn học tập 4A. Giai đoạn I:1858 – đầu thế kỉ XX”[12], Phan
Côn và Lê Chí Viễn có viết: “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu giúp ta thấy rõ quan thêm
quá trình đấu tranh anh dũng của dân tộc trong những ngày đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp. Nó nung nấu chí căm thù giặc và tay sai đến cao độ. Nó kích thích
và động viên tinh thần chiến đấu tiêu diệt quân thù. Nó nuôi dưỡng nhiệt huyết xây
dựng đất nước ấm no, hạnh phúc. Đúng như Hoài Thanh đã nói: “Cách mạng càng
ngày càng tiến lên, vai trò của quần chúng ngày càng nổi bật thì lại càng đưa ta về
gần với Nguyễn Đình Chiểu và qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta càng gắn bó
với những con người đã sáng tạo ra non nước này, đã chiến đấu và bảo vệ nó và giờ
đây vẫn không ngừng phấn đấu hy sinh để xây dựng cuộc sống tự do, hạnh phúc trên
toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngọn lửa yêu nước, ngọn lửa chính nghĩa hừng hực trong thơ
văn Nguyễn Đình Chiểu giờ đây vẫn còn là một cỗ vũ lớn cho sự nghiệp cách mạng
nước ta”[12;Tr68].
Quyển Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình [11] Trần Thanh Mại trong bài
viết Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của thơ văn yêu nước của thời kì cận đại viết:
“Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mang nhiều giá trị hiện thực, tràn đầy tính nhân dân và
dân tộc. Nó phản ánh khá chân thực khí thế quật cường bất khuất của dân tộc ta
khoảng nửa sau thế kỉ XX. Cả một thời đại đau thương và oanh liệt đã truyền hơi thở
nóng hổi của nó vào lịch sử, các bài văn tế và thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, tiếp
cho những áng thơ văn này một sức sống sôi sục, nhờ đó có một tác dụng động viên,
tuyên truyền mạnh liệt [11;Tr210].
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình” [11], đã giới thiệu một số tác
phẩm tiêu biểu, và trích dẫn một số bài phê bình về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ở các
khía cạnh khác nhau. Bài viết của Đặng Thai Mai có nhận định: “Thơ văn yêu nước
Nguyễn Đình Chiểu là một khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn
xâm lược Pháp” ngay từ ngày đầu chúng mới chen chân lên xâm lược đất Việt Nam”
[11;Tr177]
Nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu, nhìn chung đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu, bài viết phản ánh ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau về cuộc đời và sự
nghiệp, tư tưởng và nội dung nghệ thuật qua thơ văn ông, nhưng cũng có thể thấy rằng
vấn đề Đạo làm người trong thơ văn ông là một vấn đề bao trùm trong các bài nghiên
cứu, nó hầu hết đều được nhắc đến nhưng chỉ ở góc độ kèm theo khi phân tích làm
sáng tỏ một số vấn đề khác chứ chưa phải là vấn đề trọng tâm mà tác giả các bài viết
muốn làm sáng tỏ. Tuy nhiên các công trình trên sẽ là những cứ liệu vô cùng quý giá
cho chúng tui khi thực hiện đề tài này, với phần kiến thức học được còn nhiều hạn chế,
chúng tui sẽ cố gắng tìm hiểu thực hiện đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm khảo sát rõ hơn về lẽ sống ở đời, đạo làm người qua tác phẩm
của Nguyễn Đình Chiểu, cũng như lòng yêu nước của ông và của cả một dân tộc ở
cuối thế kỉ XIX.
Tìm hiểu đề tài không những giúp chúng tui tích lũy thêm kiến thức rõ hơn và
toàn diện hơn về Nguyễn Đình Chiểu, mà còn được góp một phần nhỏ của mình vào
việc nghiên cứu giá trị thơ văn của ông.
Đồng thời việc nghiên cứu một tác gia ở thế kỉ XIX, một giai đoạn đau thương và
oanh liệt của dân tộc là cách để thế hệ trẻ chúng tui nhắc nhở nhau sống xứng đáng với
các bậc cha anh đã giữ nước bằng xương máu như thế nào. Và đây cũng là một cách để
lưu giữ tên tuổi và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu theo cùng năm tháng.
Trong giai đoạn nước ta đang trên đà phát triển và gia nhập vào nền công nghiệp
khó tránh khỏi những hạn chế, nhất là khi sự phát triển nhanh sẽ khiến con người quên
đi nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp nhất là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, qua
bài viết này chúng tui rất mong đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình bảo tồn
các nét đẹp về giá trị đạo đức của con người Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi thực hiện đề tài, chúng tui sẽ khảo sát “Đạo làm người trong thơ
văn của Nguyễn Đình Chiểu” ở phương diện đề tài, chủ đề và qua hình tượng tính
cách nhân vật để làm sáng tỏ vấn đề đạo làm người trong thơ văn ông.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Quan niệm của Nho giáo về đạo làm người và ảnh hưởng của nó trong Quốc triều hình luật Kinh tế chính trị 2
C Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trong thời kỳ đổi mới của cách mạng Việt Nam Văn học 0
H Những người là bố, mẹ , vợ, chồng, anh, chị, em , con của người lãnh đạo đơn vị có được cùng làm k Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
C Kinh tế phát triển đã làm suy thoái đạo đức con người theo bạn đúng hay sai. vì sao? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 4
D giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ lớp mầm thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học Luận văn Sư phạm 2
D kỹ năng lãnh đạo quản lý công tác tuyển dụng công chức làm việc tại tỉnh đoàn ninh bình Quản trị Nhân lực 0
D Đăng ký cá nhân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2019 Văn hóa, Xã hội 0
D Bài thu hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh tham khảo Văn học 0
H Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và Trun Văn hóa, Xã hội 2
H Báo chí với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Khảo sát báo Tuổi trẻ t Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top