Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta không thể sống nếu không có nước vì nó cung cấp cho mọi chu cầu sinh hoạt trong xã hội. Con người sử dụng nước trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày (tắm, nước uống, tưới tiêu,…). Với sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội trên thế giới ngày nay thì nước càng trở nên là vấn đề sống còn không chỉ của riêng một quốc gia mà còn là vấn đề của tất cả các tập thể, mỗi cá nhân, mọi vùng, mọi khu vực ở khắp nơi trên trái đất. Song song với việc phát triển đó thì con người ngày càng thải ra nhiều chất thải vào môi trường làm cho chúng bị suy thoái và gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khoẻ cộng đồng mà trong đó vấn đề về chất lượng nước là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Có quản lý tốt, kiểm soát được nguồn nước sử dụng đầu vào thì ta có thể làm giảm bớt và khắc phục tình trạng nước bị ô nhiễm.
Đồng tháp có nguồn nước ngọt quanh năm phong phú được cung cấp bởi sông Tiền và sông Hậu, với kênh rạch chằng chịt khắp tỉnh. Đặt biệt hàng năm nước mặt chuyển tải một lượng phù sa lớn làm màu mỡ cho đồng ruộng, tháo chua, rửa phèn và là yếu tố tạo ra nguồn lợi thuỷ sản to lớn.
Thị xã Cao Lãnh đã và đang trên con đường phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá chung của đất nước, từng ngày đổi thay để hoàn thiện mình hơn và qua đó, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng. Trong những năm gần đây, Thị xã Cao Lãnh nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung phát triển rất mạnh. Là trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long nên sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ yếu, phần lớn là trồng lúa ngô, còn lại là các loại rau đậu và cây ăn quả, ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản cũng đang được phát triển. Về công nghiệp chủ yếu ở các ngành như thuỷ sản đông lạnh, xay xát, bột dinh dưỡng, quần áo may sẵn… Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển nhanh và mạnh, thúc đẩy thị xã phát triển thành đô thị loại 3 và tương lai trở thành Thành phố ngày càng văn minh, hiện đại. Thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp (nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long được phù sa bồi đắp hàng năm bởi hai con sông Tiền và sông Hậu), có nguồn nước dồi dào đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống của người dân. Việc đánh giá chất lượng nước mặt thường xuyên, nắm bắt tình hình chất lượng nước mặt hiện tại để có các biện pháp quản lý cho phù hợp, kịp thời kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm trước khi quá muộn, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu cho người dân. Chính vì vậy mà đề tài “Đánh giá chất lượng nước mặt Thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp” là một sự cần thiết cho việc quản lý chất lượng nước mặt của Thị xã Cao Lãnh nói riêng và làm cơ sở để tổng hợp chất lượng nước mặt của tỉnh Đồng Tháp nói chung đồng thời cũng nhằm đảm bảo chất lượng nước sông Tiền trong khu vực.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt của Thị xã Cao Lãnh, đồ án tập trung vào các mục tiêu sau:
• Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn Thị xã Cao Lãnh, giúp các cấp quản lý môi trường địa phương theo dõi diễn biến chất lượng nước mặt.
• Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiến đến ngăn ngừa ô nhiễm.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nước sông 15 phường xã của Thị xã Cao Lãnh bao gồm:
- Phường 1, 2, 3, 4, 6, 11, Mỹ Phú, Hoà Thuận.
- Xã Mỹ Ngãi, Hoà An, Mỹ Tân, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tịnh Thới, Mỹ Trà.

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THỊ XÃ CAO LÃNH
2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Thị xã Cao Lãnh
Thị xã Cao Lãnh thời nhà Nguyễn thuộc về trấn rồi tỉnh Định Tường quản lý. Theo bia tiền hiền làng Mỹ Trà (nay là phường Mỹ Phú) lập năm Tự Đức thứ 29 (1876 sau khi Pháp đến) tường truyền là khu vực Bả Canh Trường. Bả Canh là một trong 9 khố trường được thành lập vào năm 1741 nên về mặt lịch sử, khố trường Bả Canh là cơ sở đầu tiên mang tính quản lý Nhà nước của thị xã Cao Lãnh. Như vậy TXCL đã tròn 264 tuổi.
Quận Cao Lãnh là 1 trong 3 quận của tỉnh Sa Đéc từ năm 1889 đến năm 1995. Vùng Cao Lãnh được nâng lên cấp quận từ năm 1914 vì lý do an ninh và kinh tế, bao gồm 3 tổng và 20 làng (TXCL chiếm 8 làng). Địa giới này được giữ nguyên đến hết thời Pháp thuộc. Từ năm 1956 đến năm 1975 Cao Lãnh là tỉnh Kiến Phong.
Năm 1975, đất nước được thống nhất, tỉnh Đồng Tháp được thành lập, lấy Sa Đéc là tỉnh lỵ, khu thị tứ Mỹ Trà – Cao Lãnh trở thành thị trấn của huyện Cao Lãnh.
Từ năm 1983 đến nay, thị trấn Cao Lãnh với việc khai thác Đồng Tháp Mười là trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh nên Cao Lãnh trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp.
2.1.2. Vị trí địa lý, diện tích, dân số và các đơn vị hành chính
 Vị trí địa lý:
Xuôi nguồn sông Cửu Long, TXCL nằm về phía hữu ngạn sông Tiền, là tuyến giao thông thuỷ huyết mạch của đồng bằng sông Cửu Long, nối với cảng Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia. Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Lấp Vò và phía Tây giáp huyện Chợ Mới tỉnh An Giang với vị trí toạ độ địa lý như sau:
 Từ 10o24’ đến 10o30’ Bắc
 Từ 105o33’ đến 105o41’ Đông
Thị xã Cao Lãnh có hệ thống giao thông thuỷ bộ phát triển khá đồng bộ. Trên địa bàn thị xã có Quốc lộ 30 là tuyến quan trọng nhất. Đầu QL30 nối với QL1, cuối giáp biên giới Campuchia. Do vậy, bằng tuyến này từ thị xã có thể đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại về các huyện phía Bắc của tỉnh và biên giới Campuchia. Tuyến tỉnh lộ 28 qua phà Cao Lãnh nối với Tỉnh lộ 23 đi thị xã Sa Đéc, các huyện phía Nam và Châu Đốc – An Giang. Mạng lưới sông rạch chằng chịt, phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông thuỷ. Do đó, thị xã Cao Lãnh có vị trí thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội với các huyện thị trong tỉnh, với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quốc tế.
 Diện tích, mật độ, dân số:
Tổng diện tích tự nhiên là 10.719,54 ha (Số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2005).
Dân số trung bình là 149.837 người (theo số liệu thống kê năm 2005) trong đó dân số khu vực nội thị là 80.133 người, nếu tính cả yếu tố quy đổi thì dân số khu vực nội thị khoảng 99.402 người.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%. Chỉ số phát triển là 100,82%.
Mật độ dân số bình quân là 1.397 người/km2 trong đó mật độ dân số bình quân khu vực nội thị là 8.970 người/km2.
Có 15 đơn vị gồm 8 phường và 7 xã, cụ thể như sau:
• Các phường: 1, 2, 3, 4, 6, 11, Hoà Thuận và Mỹ Phú.
• Các xã: Mỹ Ngãi, Mỹ Tân, Mỹ Trà, Hoà An, Tận Thuận Đông, Tân Thuận Tây và Tịnh Thới.

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
TÓM LƯỢC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Nội dung nghiên cứu 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu 3
1.6. Phạm vi giới hạn của đề tài 6
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH TÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TX.CAO LÃNH
2.1. Điều kiện tự nhiên Thị xã Cao Lãnh 9
2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Thị xã Cao Lãnh 9
2.1.2. Vị trí địa lý, diện tích, dân số và các đơn vị hành chính 9
2.1.3. Đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất 11
2.1.4. Đặc điểm về thời tiết – khí hậu 14
2.1.4.1. Nhiệt độ 14
2.1.4.2. Độ ẩm không khí 15
2.1.4.3. Chế độ mưa 16
2.1.4.4. Lượng nước bốc hơi 16
2.1.4.5. Chế độ nắng 17
2.1.4.6. Chế độ thuỷ văn các sông rạch trong vùng 17
2.1.5. Về khoáng sản 19
2.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội 19
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP 19
2.2.2. Lao động 20
2.2.3. Phát triển ngành kinh tế 20
2.2.3.1. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 20
2.3.3.2. Thương mại – Dịch vụ 21
2.3.3.3. Du lịch 21
2.3.3.4. Sản xuất nông – lâm – thuỷ sản 22
2.2.4. An ninh quốc phòng 22
2.2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 23
2.2.5.1. Phát triển hạ tầng đô thị – nông thôn 23
2.2.5.2. Cây xanh 23
2.2.5.3. Giao thông 25
2.2.7. Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường 26
2.2.7.1. Cấp nước 26
2.2.7.2. Thoát nước 27
2.2.7.3. Vệ sinh môi trường 29
CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT THỊ XÃ CAO LÃNH
3.1. Các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước mặt TXCL 31
3.1.1. Các nguồn ô nhiễm và các thông số dùng để đánh giá ô nhiễm nước 31
3.1.2. Các thông số chọn lọc để đánh giá ô nhiễm nước mặt TX.Cao Lãnh 33
3.1.3. Tiềm năng sử dụng nước tại các điểm nghiên cứu 35
3.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nước mặt tại TXCL 37
3.2.1. Các ảnh hưởng đến môi trường nước mỗi khi lũ về 37
3.2.2. Tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn TXCL 42
3.2.3. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường nước mặt tại TXCL 42
3.2.4. Quá trình nuôi trồng thuỷ sản 43
3.2.5. Đô thị hoá ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt TXCL 43
3.2.6. Phát triển công nghiệp 44
3.2.7. Nước chảy tràn 44
3.2.8. Aûnh hưởng của chăn nuôi đến chất lượng nước mặt 44
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT THỊ XÃ CAO LÃNH
4.1. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 46
4.1.1. Phương pháp phân tích 46
4.1.2. Các chỉ tiêu phân tích 46
4.2. Kết quả phân tích 50
4.2.1.Chỉ tiêu pH 52
4.2.2. Chỉ tiêu SS 53
4.2.3. Chỉ tiêu BOD5 54
4.2.4. Chỉ tiêu COD 55
4.2.5. Chỉ tiêu DO 56
4.2.6. Chỉ tiêu NO3- và NH4+ 57
4.2.7. Chỉ tiêu Coliform 58
4.2.8. So sánh giữa BOD và COD 60
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT CỦA THỊ XÃ CAO LÃNH
5.1. Nhận xét chung về chất lượng môi trường nước mặt của Thị xã Cao Lãnh 61
5.2. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường nước mặt 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 73
2. Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016 Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá tiềm năng từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas quy mô hộ gia đình ở tỉnh An Giang Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá mật độ xương và sự thay đổi chất chỉ dấu chuyển hóa xương osteocalcin, s-ctx trên bệnh nhân cường giáp Y dược 0
D Mô tả quá trình quản lý chất lượng và minh họa bằng bộ chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top