o0petrangiu0o

New Member
Link tải miễn phí luận văn

Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Khái quát về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009: nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, diễn biến và một số đặc điểm cơ bản của khủng hoảng kinh tế 2008-2009. Đánh giá tác động của Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với kinh tế Việt Nam trong các lĩnh vực: công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, xuất nhập khẩu, thương mại, tăng trưởng; Tác động lên xã hội ở các lĩnh vực như: xuất khẩu lao động, việc làm, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đưa ra một số giải pháp của Chính phủ Việt Nam đối với khủng hoảng kinh tế. Cấu phần các gói kích cầu và nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm ngăn chặn khủng hoảng, kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong năm 2008, thế giới đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế
lớn nhất trong lịch sử của mình kể từ năm 1930. Cuộc khủng hoảng lần này, không
giống với các cuộc khủng hoảng khác từng xảy ra trong lịch sử hay khủng hoảng
cách đây 25 năm. Cuộc khủng hoảng này có quy mô rộng lớn hơn và tính chất phức
tạp hơn rất nhiều, đồng thời có sự khác biệt sâu sắc.
Về mặt kinh tế, cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ toàn bộ hệ thống tài chính-
tiền tệ của các ngân hàng hàng đầu thế giới, kéo theo sự phá sản của hàng loạt tập
đoàn kinh tế lớn, nổi tiếng thế giới. Về mặt chính trị-xã hội, cuộc khủng hoảng đã
tạo ra sự bất ổn chính trị xã hội ở tất cả các nước phát triển. Về quan hệ quốc tế,
cuộc khủng hoảng cũng buộc các quốc gia phải tập hợp nhau lại, tìm cách đối phó
trên cơ sở đưa ra những hành động chung.
Cho đến nay, vì cuộc khủng hoảng mới diễn ra và vẫn còn chưa kết thúc, nên
trên thế giới vẫn chưa có ý kiến thống nhất về cuộc khủng hoảng này ví dụ như về
nguyên nhân, tác động của cuộc khủng hoảng và đặc biệt là các biện pháp đối phó
nhằm giải quyết hậu quả của nó. Ở Việt Nam, tình trạng cũng tương tự như vậy.
Các chuyên gia cũng đang có những đánh giá khác nhau về tác động của cuộc
khủng hoảng đối với nền kinh tế và những đối sách mà chính phủ cần đưa ra
nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng này.
Khủng hoảng nói chung và khủng hoảng kinh tế 2008-2009 nói riêng thực sự
là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về sự
phát triển trong một thế giới đầy biến động. Vì những lý do trên đây, em đã quyết
định chọn “Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với
kinh tế-xã hội Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Quốc tế học của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Khủng hoảng tài chính và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam là chủ
đề được nhiều tổ chức, học giả, chuyên gia trong và ngoài nước quan tâm nghiên
cứu. Trong nước rất nhiều chuyên gia, nhà hoạt động chính sách đã chỉ ra các kênh
tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới tiến trình phát triển kinh tế ở Việt
Nam. Báo cáo thường niên của CIEM về Kinh tế Việt Nam năm 2008 phân tích
thực trạng kinh tế - xã hội và phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam nhằm
ứng phó với suy thoái kinh tế ở thời kỳ hậu khủng hoảng. TS. Vũ Quang Việt
(2009) đã có những đánh giá khá sâu sắc về hiệu quả kinh tế và chính sách kinh tế
năm 2008 thời kỳ hậu khủng hoảng.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2009) đã công bố nghiên cứu
về tác động của khủng hoảng toàn cầu tới các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS, 2009), với sự tài trợ của Ngân
hàng Thế giới, Oxfam Anh (OGB) và ActionAid Việt Nam (AAV) đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá nhanh về các doanh nghiệp, làng nghề và việc làm tại một số
tỉnh nhằm chỉ ra tác động của khủng hoảng toàn cầu tới việc làm ở Việt Nam, Viện
Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD, 2009)
cũng xuất bản một nghiên cứu thực địa về tác động của suy thoái kinh tế tới các
điều kiện sống của các hộ dân nông thôn và hiệu quả của viện trợ Chính phủ.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại
học KHXH&NV, 2009), với sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg cũng đã công bố
nghiên cứu về khủng hoảng tài chính toàn cầu và đối sách của Việt Nam [21, tr. 19 ]
Một số hội thảo, tọa đàm khoa học về chủ đề khủng hoảng kinh tế và tác
động đến kinh tế Việt Nam với nhiều bài tham luận có giá trị khoa học như các hội
thảo do Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ
chức,… Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành. Nhiều học giả, tổ chức nước ngoài cũng quan tâm đến vấn đề này, trong đó
nhấn mạnh tác động của khủng hoảng toàn cầu tới việc làm tại Việt Nam thông qua
“hệ số co giãn” của việc làm theo tăng trưởng. Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ
quốc tế và viện nghiên cứu Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên cứu có giá trị. Ngân
hàng Thế giới (2009) trong báo cáo “Taking Stock” đã đưa ra bức tranh tổng quan
về tình hình kinh tế sau khủng hoảng toàn cầu.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới, chỉ đề cập đến từng khía cạnh của
cuộc khủng hoảng mà chưa có cái nhìn tổng thể, toàn diện về nguyên nhân, diễn
biến và nhất là tác động của nó đối với kinh tế - xã hội Việt Nam. Hy vọng rằng
luận văn này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề trên.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2008-2009 bao gồm nguyên nhân khủng hoảng, diễn biến, tính chất và quy mô của
cuộc khủng hoảng cũng như tác động của nó đối với hai lĩnh vực chủ yếu là kinh tế
và xã hội của Việt Nam.
Về thời gian: Luận văn chỉ tập trung vào hai năm 2008-2009 là khi khủng
hoảng bắt đầu nổ ra và có tác động sâu rộng đối với thế giới và Việt Nam..
Về không gian: Vì thời gian và khả năng khai thác nguồn tài liệu có hạn nên
luận văn chủ yếu đề cập đến tình hình khủng hoảng ở hai nước là Mỹ và Việt Nam.
Những tác động đến kinh tế-xã hội của cuộc khủng hoảng tài chính chưa thể
đo lường một cách chính xác bởi vì cần có thời gian mới có thể đánh giá rõ ràng
được. Thời gian cuộc khủng hoảng diễn ra chưa lâu, tác động của cuộc khủng hoảng
có thể còn kéo dài. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, đã
phải đối diện với một thử thách là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tháng
9/2008, nên đã ảnh hưởng phần nào đến tiến trình hội nhập và mở cửa của Việt
Nam.
Riêng đối với Việt Nam, luận văn sẽ chỉ tập trung đánh giá tác động của
khủng hoảng trên hai lĩnh vực kinh tế và xã hội. Điều đó không có nghĩa là khủng
hoảng không tác động đến những lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa, an ninh.và
Chính phủ Việt Nam không phải là không có biện pháp để đối phó với những hậu
quả mà cuộc khủng hoảng đã gây ra.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Luận văn Kinh tế 0
M Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
D Một số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây và bài học cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
E Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác độ Lịch sử Thế giới 0
P Kinh tế Trung Quốc dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của Mỹ từ năm 2007 đến năm 2 Văn hóa, Xã hội 0
T Qũy tiền tệ thế giới và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
B [Free] Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 và sự ảnh hưởng Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Phân biệt các nguyên nhân trực tiếp và sâu xa mang tính cơ bản của cuộc khủng hoảng tài chính Tài liệu chưa phân loại 0
T Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 Môn đại cương 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top