nhock_quang

New Member
Download Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp

Download miễn phí Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ 1
II.QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN 2
1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin. 2
2. Nguồn thu thập thông tin. 2
3. Các thông tin thu thập được. 4
3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của STP tỉnh Ninh Bình.() 4
3.2. Bộ máy tổ chức của STP tỉnh Ninh Bình.() 5
3.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và đối tượng của công TTPBGDPL. 7
3.4. Các hình thức TTPBGDPL chủ yếu của STP tỉnh Ninh Bình.() 8
a, TTPBGDPL thông qua hình thức tuyên truyền miệng: 8
b, TTPBGDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: 10
c, TTPBGDPL thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hoà giải ở cơ sở: 11
d, TTPBGDPL thông qua các hình thức khác: 13
III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN 13
1. Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện TTPBGDPL.() 13
2. Về hình thức phối hợp kiểm tra, chỉ đạo công tác TTPBGDPL.() 14
3. Về xây dựng và củng cố nguồn lực cho công tác TTPBGDPL.() 17
4. Kết quả của các hình thức TTPBGDPL của STP tỉnh Ninh Bình.() 18
IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 21
1. Nhận xét. 21
1.1 Kết quả đạt được: 21
1.2 Khó khăn, tồn tại: 22
2. Kiến nghị. 23
V. KẾT LUẬN 25
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hứng;
- Văn phòng luật sư.
Đầu năm 2009, STP có 69 cán bộ, công chức, viên chức thuộc hai khối: khối cơ quan Sở và khối cơ quan thi hành án dân sự. Từ tháng 7/2009, các cơ quan thi hành án dân sự tách khỏi Sở và trực thuộc ngành dọc theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội về việc thi hành Luật thi hành án dân sự.
Trong bối cảnh đó, các tổ chức đoàn thể chính trị như Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, Chi hội Luật gia…cũng thực hiện chia tách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Sau chia tách, STP có 49 cán bộ, công chức, viên chức. Đa số cán bộ, công chức, viên chức STP có trình độ cao đẳng, đại học, có việc làm ổn định, gắn bó với công tác của ngành.
3.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và đối tượng của công TTPBGDPL.
a, Khái niệm:
TTPBGDPL có nghĩa là truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
b, Đặc điểm:
TTPBGDPL là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vào đời sống của mỗi người dân. Thông qua đó không những góp phần nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của họ, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
c, Vai trò:
- TTPBGDPL góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
- TTPBGDPL giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn từ đó có những hành vi, xử sự hợp pháp là tiền đề cho việc sử dụng quyền lực Nhà nước, phát huy dân chủ, mở rộng quyền tự do của mỗi người. Thông qua đó, mỗi người có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi nó bị xâm hại.
- TTPBGDPL còn là một trong những mắt xích quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, TTPBGDPL là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò hiệu lực của pháp luật trong đời sống xã hội.
d, Đối tượng của công tác TTPBGDPL: là các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Do vậy cần có sự khảo sát, đánh giá trình độ nhận thức pháp luật của họ trên từng lĩnh vực, lứa tuổi, địa phương… cụ thể, từ đó có các biện pháp tuyên truyền phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hệ thống các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp tới người dân như: quyền và nghĩa vụ của công dân, các chính sách của Nhà nước đối với người dân trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Đặc biệt hiện nay chúng ta đang tiến hành từng bước cải cách thủ tục hành chính, công khai các thủ tục hành chính, vì vậy khi tuyên truyền văn bản pháp luật nào thì nên gắn các trình tự, thủ tục giải quyết của các văn bản pháp luật đó để cho mọi tầng lớp nhân dân biết, không mơ hồ, nhầm lẫn khi tìm hiểu.
3.4. Các hình thức TTPBGDPL chủ yếu của STP tỉnh Ninh Bình.( Sổ tay hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp Ninh Bình.
)
Xác định công tác TTPBGDPL là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm và có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao ý thức pháp luật và tránh nhiệm thực thi pháp luật của cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Do vậy, trong những năm qua Đảng bộ, các phòng, ban của STP tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh công tác này bằng các hình thức ngày càng phong phú và đa dạng như: tuyên truyền miệng, qua báo chí, mạng lưới truyền thanh cơ sở, mạng Internet, qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, xây dựng tài liệu TTPBGDPL, qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hoà giải ở cơ sở,…
a, TTPBGDPL thông qua hình thức tuyên truyền miệng:
Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật. Trong đó, chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe, hướng cho người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.
Hình thức tuyên truyền này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều hình thức tuyên truyền khác, lồng ghép với các hình thức tuyên truyền khác và là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hình thức tuyên truyền pháp luật. Điều đó được thể hiện như sau:
Thứ nhất: tuyên truyền miệng là một công đoạn không thể thiếu trong phần lớn các hình thức tuyên truyền pháp luật. Ví dụ: tuyên truyền miệng không thể thiếu trong các hội nghị, sinh hoạt câu lạc bộ, hoà giải ở cơ sở …
Thứ hai: tuyên truyền miệng là biện pháp chủ yếu để TTPBGDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo nói, báo hình, mạng lưới truyền thanh cơ sở …
Thứ ba: trong việc thực hiện tuyên truyền miệng, báo cáo viên phải kết hợp lồng ghép với các hình thức tuyên truyền pháp luật khác ví dụ như sử dụng các tài liệu và tư liệu TTPBGDPL, sử dụng các hình ảnh minh họa có giá trị như là tuyên truyền thông qua tranh ảnh trực quan…
Thứ tư: tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền linh hoạt có nhiều ưu thế, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện , hoàn cảnh khác nhau, với số lượng người nghe không hạn chế, tạo điều kiện cho người nói giải thích, phân tích làm sang tỏ nội dung cần tuyên truyền.
Quy mô và đối tượng của hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật:
Quy mô của hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật rất đa dạng, có thể tổ chức hội nghị, lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề hay có thể tổ chức tuyên truyền cá biệt cho một hay số ít đối tượng.
Đối tượng của hình thức TTPBGDPL này rất phong phú, bao gồm đủ mọi thành phần: cán bộ, trí thức, nông dân, doanh nhân …
Một số hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật:
Việc tuyên truyền miệng pháp luật được STP tỉnh Ninh Bình thực hiện thông qua các cách như: mở các lớp tập huấn, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật, lồng ghép vào một buổi họp, tuyên truyền cá biệt cho một hay một số ít người.
b, TTPBGDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng:
Đây là phương pháp tuyên truyền có đối tượng tác động rộng, các đối tượng có trình độ nhận thức khác nhau, do vậy việc tuyên truyền bằng hình thức này có những đặc thù riêng.
TTPBGDPL qua báo chí:
Đặc tính của cơ bản của báo chí là tính phổ cập, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp. Vì vậy, trong công tác TTPBGDPL, báo chí đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân, giúp cho đông đảo nhân dân dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao cả về nhận thức và ý thức pháp luật. Báo chí góp phần phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật; lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, tạo niềm tin vào pháp luật, vào công lý tron...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010 Văn hóa, Xã hội 0
R Công tác văn phòng tại UBND tỉnh Tuyên Quang Luận văn Kinh tế 0
B Công tác thu, chi và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
D Ðánh giá kết quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trên Ðịa bàn huyện gia lâm, thành phố Nông Lâm Thủy sản 0
T Công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực gia đình (Nghiên cứu tại xã An Tường, TP Tuyên Quang, Văn hóa, Xã hội 2
T đánh giá tác động môi trường Dự án nhà máy đường Sơn Dương -Tuyên Quang công suất 1000 tấn mía ngày Khoa học Tự nhiên 0
Q Công tác tuyên giáo của tỉnh Hà Tĩnh về chủ quyền biển đảo hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
W Chương trình Vietnam online với công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của chính phủ (khảo sát Văn học 0
H VOV1 vối công tác tuyên truyền " Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" ( Khảo sát m Văn học 0
F Hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hi Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top