be_xjnh_style

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Công tác kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan bắc hà nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU 4
1.1. Cơ sở lý luận về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. 4
1.1.1. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc của kiểm tra, giám sát hải quan 4
1.1.2. Một số vấn đề chung về hàng hóa xuất khẩu 5
1.1.3. Hoạt động xuất khẩu 8
1.1.4. Chính sách thuế và vai trò quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu 10
1.2. Nội dung kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. 15
1.2.1. Kiểm tra hải quan 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI 21
TRONG NHỮNG NĂM QUA 21
2.1. Khái quát chung về Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội 21
2.1.1. Giới thiệu chung 21
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 22
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội. 23
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội. 25
2.1.5. Tình hình hoạt động hải quan của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trong thời gian qua 26
2.2. Thực trạng kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trong những năm qua. 30
2.2.1. Thực trạng kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trong những năm qua. 31
2.2.2. Thực trạng giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trong những năm qua. 34
2.2.3. Kết quả của công tác kiểm tra, giám sát hải quan 37
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trong thời gian qua. 38
2.3.1. Ưu điểm 38
2.3.2. Khó khăn 39
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI 43
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trong những năm tới 43
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển chung của Ngành Hải quan Việt Nam 43
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trong những năm tới 45
3.2. Một số biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trong thời gian tới 48
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong quản lý hàng hóa xuất khẩu và công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng xuất khẩu 48
3.2.2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu 50
3.2.3. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu 52
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu 53
3.2.5. Đẩy mạnh nâng cao nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế đối với hàng hóa xuất khẩu của công chức hải quan 55
3.2.6. Mở rộng mối quan hệ đối tác giữa Hải quan và doanh nghiệp 56
3.2.7. Tăng cường công tác phối kết hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu 57
3.2.8. Đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu 58
3.2.9. Nâng cao chất lượng kiểm tra hải quan nhằm phát hiện được những sai phạm trong công tác kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế đối với hàng hóa xuất khẩu 59
3.2.10. Đẩy mạnh giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo cách giám sát bằng nhiều cách 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO




DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu, xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội giai đoạn 2015-2017 27
Bảng 2: Bảng số thuế thu nộp NSNN của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội giai đoạn 2015-2017 28
Bảng 3: Bảng phân luồng hàng hoá xuất khẩu của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội giai đoạn 2015-2017 29
Bảng 4: Số vụ vi phạm và số tiền xử phạt vi phạm tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội giai đoạn 2015-2017 30


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. HH: Hàng hóa
2. XK: Xuất khẩu
3. KT: Kiểm tra
4. GS: Giám sát
5. XNK: Xuất nhập khẩu
6. HQ: Hải quan
7. HSHQ: Hồ sơ hải quan
8. CQHQ: Cơ quan hải quan
9. TTHH: Thực tế hàng hóa
10. QLRR: Quản lý rủi ro
11. CNTT: Công nghệ thông tin

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất. Sản xuất phát triển thì mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất với người sản xuất, người sản xuất với người tiêu dùng và giữa những người tiêu dùng với nhau ngày càng phát triển và diễn ra ngày càng phức tạp. Khi sản xuất phát triển đến trình độ nhất định, các mối quan hệ kinh tế phát triển không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn vươn ra bên ngoài, tạo nên các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế. Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống trong nước. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và phát triển như một tất yếu khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, công cụ sản xuất và năng suất lao động ngày càng cao hơn. Sự phát triển đó đã phá vỡ khuôn khổ chật hẹp của nền sản xuất khép kín, làm cho tiêu dùng và sản xuất của các nước mang tính chất quốc tế. Đó chính là nguyên nhân làm tăng khả năng trên thị trường. Hàng xuất khẩu cạnh tranh trên thị trường sẽ kích thích các nhà sản xuất trong nước cải tiến kỹ thuật và công nghệ để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hoạt động xuất khẩu cũng tạo điều kiện thúc đẩy nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm qua, cũng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ đối diện với những thách thức vô cùng lớn lao để có thể hòa nhập cũng như vươn lên trong nền kinh tế thế giới đang trở nên khắc nghiệt như hiện nay.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, do đó chiến lược hướng vào xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên có vai trò vô cùng quan trọng trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại rất đa dạng và phong phú, cùng với những chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động này, do vậy cần có sự quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động này – cụ thể là việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát quản lý đối với loại hình này đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật về Hải quan cũng như đảm bảo thu đủ thuế về cho Nhà nước.
Xuất phát từ những lý do này, trong thời gian thực tập tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội em đã tìm hiểu và chọn đề tài: “Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.
Phạm vi nghiên cứu là kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2015 – 2017.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu công tác KT, GS hải quan tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, qua đó, đánh giá thực trạng, đề xuất định hướng, giải pháp có cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
Tìm hiểu:
• Cơ sở lý luận về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu;
• Thực trạng kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội;
• Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được luận văn này thì em sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tham khảo các báo cáo, hồ sơ quản lý, kinh nghiệm thực tế của các cán bộ chi cục nơi thực tập và giáo viên hướng dẫn. cụ thể:
Phương pháp hệ thống hóa: Hệ thống các văn bản pháp luật, quy định chính sách chế độ của Nhà nước về quản lý Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được sử dụng nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, có tính tổng quát, từ đó đưa ra lý luận cơ bản về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.
Phương pháp lấy số liệu: Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo, một số tài liệu được cung cấp từ Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội… nhằm đưa ra nhũng thông tin thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích giải luận, so sánh, đánh giá, nhận định được sử dụng nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chi cục.
5. Kết cấu của luận văn
Nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ các lý luận về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội. Với nội dung nghiên cứu như trên, bố cục luận văn chia làm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội
Chương II: Thực trạng kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trong những năm qua
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trong thời gian tới

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

1.1. Cơ sở lý luận về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.
1.1.1. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc của kiểm tra, giám sát hải quan
- Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ Hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
Nội dung chính của kiểm tra Hải quan bao gồm:
• Kiểm tra tư cách pháp lý của người làm thủ tục hải quan;
• Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ hải quan;
• Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa và chứng từ kèm theo;
• Kiểm tra quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng.
Nguyên tắc kiểm tra hải quan:
+ Việc kiểm tra chỉ được tiến hành sau khi lô hàng đã đăng ký tờ khai. Kiểm tra bộ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ, tuyệt đối không được kiểm tra trước khi nhận tờ khai.
+ Chỉ được kiểm tra ở khu vực cửa khẩu hay ở những địa điểm kiểm tra ngài cửa khẩu được Hải quan tinh, thành phố chấp nhận bằng văn bản.
+ Hải quan một tỉnh, thành phố không được kiểm tra tại địa bàn một tỉnh, thành phố khác mà ở đó không có tổ chức Hải quan. Trường hợp đó chủ hàng phải làm thủ tục Hải quan cho lô hàng ở tỉnh, thành phố sở tại.
Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu ngoài việc phải đảm bảo các nguyên tắc kiểm tra hải quan nói chung còn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
• Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan;
• Đảm bảo tính tuân thủ tự nguyện của chủ hàng;
• Đảm bảo nguyên tắc ưu tiên trong quá trình kiểm tra hải quan.
- Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
Nguyên tắc giám sát hải quan:
+ Giám sát hải quan phải được thực hiện trong suốt thời gian từ khi hàng hóa được đặt trong địa bàn hoạt động của Hải quan cho đến khi hàng hóa đươc thông quan;

Hà Nội cần có những bước đi mạnh mẽ, đồng bộ và kịp thời phối hợp với các đơn vị chức năng, nhất là ở những bộ, ngành còn hạn chế về số lượng doanh nghiệp, thủ tục thực hiện.
3.2.8. Đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
- Đầu tư phát triển chiến lược công nghệ thông tin, tiến tới mục tiêu tự động hóa các hoạt động hải quan, cập nhật các thông tin nghiệp vụ theo đúng mục tiêu Chiến lược toàn ngành từ nay đến năm 2020.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật phù hợp với hệ thống thông tin, vận hành sử dụng hệ thống máy soi, khai thác có hiệu quả hệ thống camera.
- Trang thiết bị đầy đủ cần thiết cho hoạt động của Hải quan: kiểm tra, giám sát, trinh sát,…Nâng cấp đường truyền, kết nối mạng, cấp bổ sung máy tính trạm, máy in, nâng cấp dung lượng ổ cứng, xử lý triệt để sự cố phần mềm thông quan điện tử.
- Chi cục cũng cần tạo điều kiện cho cán bộ công chức tiếp cận được với khoa học kỹ thuật hiện đại; thay thế dần thiết bị kỹ thuật cho các thao tác thủ công, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát hải quan.
- Khảo sát đánh giá và duy trì bảo dưỡng hệ thống máy soi hành lý, hệ thống camera giám sát, máy ngửi ma túy đã được trang bị đảm bảo hệ số kỹ thuật và hoạt động thường xuyên. Thanh lý các phương tiện hư hỏng nặng, lạc hậu không còn khả năng nâng cấp.
- Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội cần phối hợp với cục CNTT của Tổng cục hải quan nhằm kiểm tra hiệu quả việc triển khai các phần mềm quản lý nghiệp vụ. Trang thiết bị chống sét mạng tin học, tiếp tục nâng cấp hệ thống máy chủ, máy trạm để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Tiến tới việc trao đổi thông tin, bàn giao nghiệp vu giám sát hàng hóa qua mạng máy tính của ngành Hải quan.
3.2.9. Nâng cao chất lượng kiểm tra hải quan nhằm phát hiện được những sai phạm trong công tác kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế đối với hàng hóa xuất khẩu
Kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là công việc phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật cao, tổng hợp kiến thức, kinh nghiệmvề nhiều lĩnh vực hàng hóa khác nhau. Hiện nay, theo Nghị quyết 19- 2017/NQ-CP của Chính phủ ngành Hải quan sẽ giảm tỷ lệ luồng vàng và luồng đỏ theo từng năm. Vì vậy, trong công tác kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng nhập khẩu cán bộ công chức hải quan cần:
- Đảm bảo việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với kết quả đánh giá rủi ro và đúng quy định của pháp luật. Quy định việc quyết định kiểm tra dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, phân luồng của hệ thống; chấm dứt tình trạng chuyển luồng tùy tiện.
- Trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, Hải quan cần phân loại việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, chú ý những doanh nghiệp lợi dụng chữ ký số của doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật khác để khai hải quan trên Hệ thống tránh trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng để trốn lậu thuế, trốn tránh chính sách quản lý mặt hàng, buôn lậu, gian lận thương mại.
- Công chức hải quan căn cứ vào khai báo của doanh nghiệp trên Hệ thống nên còn tồn tại một số doanh nghiệp khai báo sai loại hình, tên hàng, chủng loại, số lượng, mã số hàng hóa dẫn đến việc các công chức còn thụ động, vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ việc khai báo của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Chi cục hải quan nên thường xuyên trưng cầu ý kiến, phản hồi từ doanh nghiệp về thủ tục hải quan, về thái độ làm việc của công chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục tránh tình trạng ngừoi khai hải quan không nắm bắt được quy trình, chứng từ phải xuất trình, nộp trong bộ hồ sơ hải quan gây mất thời gian và công sức cho cả hai bên.
3.2.10. Đẩy mạnh giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo cách giám sát bằng nhiều cách
Công tác giám sát hàng hóa nói chung và công tác giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu nói riêng là một trong những nghiệp vụ cơ bản, quan trọng của cơ quan Hải quan. Hiện nay, về mặt quy định pháp luật và tổ chức thực hiện, công tác giám sát hải quan ngày càng được hoàn thiện, triển khai một cách chặt chẽ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp. Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đang thực hiện công tác giám sát bằng nhiều cách, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng CNTT và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tích hợp các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật trinh sát, giám sát, bao gồm camera giám sát, hệ thống máy soi hành lý hàng hóa và container, hệ thống cân điện tử, công nghệ thông tin; tích hợp thông tin từ các hệ thống thông tin nghiệp vụ và các hệ thống thông tin, dữ liệu của đơn vị ngoài ngành để phục vụ việc giám sát trực tuyến, nhất là cung cấp khả năng kiểm soát trực tuyến trên hệ thống mọi hoạt động xuất khẩu báo tự động đối với các lô hàng, đối tượng trọng điểm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại xuất khẩu, đồng thời góp phần không nhỏ giảm buôn lậu, tiêu cực.
Bên cạnh đó, tại các địa bàn hoạt động hải quan, nhất là các khu vực kho, bãi tập kết hàng hóa, địa điểm làm thủ tục hải quan,… Chi cục cần trang bị các hệ thống camera giám sát để đảm bảo yêu cầu quản lý và cả phòng, chống các hành vi, biểu hiện tiêu cực trong nội bộ.

KẾT LUẬN
Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng. Việc Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế nước ta. Giao lưu thương mại phát triển khiến cho lượng hàng hóa qua cửa khẩu ngày càng tăng một cách nhanh chóng và đa dạng, đem lại hiệu quả nhiều mặt. Vì vậy để đảm bảo thuận lợi thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu, góp phần nâng cao vị thế của ngành Hải quan, đảm bảo thu đúng thu đủ cho ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững thì việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu càng trở nên cấp thiết đối với ngành Hải quan.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hàng hoá xuất khẩu và công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.
- Từ thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, kết hợp với các kiến thức đã được trang bị ở nhà trường, tác giả đã nêu lên một số hạn chế nhất định trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Đó là những hạn chế của công tác quản lý gian lận thương mại chưa được chặt chẽ, một bộ phận cán bộ công chức làm công tác giám sát quản lý thiếu chuyên nghiệp, chuyên sâu, việc sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ chưa thực sự chú trọng đến công tác chuyên môn mà chỉ quan tâm đến vị trí mới, nhiều cán bộ thiếu kỹ năng trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
- Luận văn đã đề xuất định hướng và biện pháp cải tiến công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội dựa trên chính sách pháp luật của Nhà nước để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hải quan trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn đối với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác Kiểm Tra Sau Thông Quan Luận văn Luật 0
D Công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hạ Long Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 1
D Nghiên cứu phát triển bộ dữ liệu chuẩn của một số dược liệu thường phục vụ công tác kiểm tra giám sá Y dược 0
D Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế nằm kiểm soát và hạn chế hiện tượng thất thu thuế trên đ Luận văn Kinh tế 0
Z Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán Vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Khoa học Tự nhiên 0
L Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa đơn chứng từ nhằm kiểm soát và hạn chế hiện tượng t Khoa học Tự nhiên 0
B Đánh giá công tác kiểm tra việc kê khai thuế GTGT và thuế TNDN tại chi cục thuế thị xã Châu Đốc Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top