khucdotri

New Member

Download miễn phí Luận văn Con người nhân văn trong tiến trình văn học trung đại qua thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du





Xã hội đầy rẫy những bất công, dù không chỉ ra trực tiếp, nhưng ẩn chứa sau những
bức tranh tương phản đặt cạnh nhau một cách có dụng ý, ta vẫn nhận ra điều Nguyễn Du
muốn nói: trong cái xã hội đó, sự thừa mứa của tầng lớp này chính là nguyên nhân gây ra sự
cùng quẫn cho tầng lớp kia. Phải làm sao để giải quyết vấn đề này là một câu hỏi chắc chắn
không phải chỉ thoáng qua vài lần trong trái tim con người giàu lòng yêu thương ấy. Nung
nấu rất nhiều nhưng rồi vẫn bế tắc vì chính ông cũng tự hỏi “ai vẽ bức tranh này để dâng lên
nhà vua?”. Khi viết những câu thơ đó chắc Nguyễn Du cũng không nghĩ chính bản thân nó
đã là một bức tranh sống động nhất, khiến người đọc có lương tâm phải xót xa. Đúng như
nhà thơ Xuân Diệu từng nhận định: “Không yêu thương con người đến cháy ruột cháy gan,
thì không thể có hơi văn bênh vực sự sống như mẹ bảo vệ đứa con rứt ruột” [14, tr55] như
thế.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n
lúc con người biết vùng dậy, tách khỏi cái ta cộng đồng để nhận thức chính mình và những
người xung quanh. Tất cả những điều này khiến cho thơ Tố Như thấm đẫm vị đời. Ở đó, hiện
lên một con người đầy ưu tư, đau đời và thương người tha thiết.
Bi kịch của ông không phải là sự lựa chọn đầy day dứt giữa xuất và xử như Nguyễn
Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm nữa mà là cái tài không còn chỗ dung thân, thậm chí còn đi liền
với tai họa, đau đời nhưng không cứu được đời, không cứu được đời nhưng ông không hề lẩn
trốn, vẫn trằn mình cùng với nỗi thống khổ của con người.
Đến Nguyễn Du con người hành động đã nhường chỗ cho con người suy tưởng. “Con
người ấy tiếp nhận tất cả mọi cay đắng trong đời với một thái độ lặng lẽ chịu đựng. Nhưng
bên trong con người đó, một cuộc đấu tranh ngấm ngầm chống lại mọi nguy cơ sa ngã diễn
ra dai dẳng không ngừng. Và so với người khác, những nỗi cực nhọc mà con người ấy chịu
còn phải nhân lên gấp mấy lần, vì nó dồn nén súc tích lại thành những nỗi đau vò xé tâm can,
chứ không được giải phóng ra bằng hành động”[14, tr63].
Tóm lại, tùy thuộc vào hoàn cảnh, mỗi nhà thơ đều có những cách bày tỏ sự quan tâm
của mình với thời cuộc. Ở những nhân cách lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và
Nguyễn Du, dù cách thể hiện không hoàn toàn giống nhau nhưng chung quy lại nó đều bắt
nguồn từ tình thần yêu nước thương dân, trái tim luôn nặng lòng với cuộc đời, gắn bó sâu sắc
với thời đại. Đồng thời sự vận động trong cách thể hiện thái độ, tình cảm của họ đối với cuộc
đời in dấu vào trong thơ cũng làm cho văn học thời kì này có những biến chuyển sâu sắc. Về
mặt tư tưởng, đó là quá trình đi từ sự khẳng định trật tự phong kiến sang nghi ngờ và phủ
định lại trật tự phong kiến. Về mặt nghệ thuật, cùng với việc phát huy tính dân tộc trong
truyền thống văn học, thì tính hiện thực và tính nhân dân ngày càng phát triển đậm nét trong
sáng tác từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Du.
CHƯƠNG III. CON NGƯỜI NHÂN VĂN ĐẸP TRONG TÌNH YÊU
THIÊN NHIÊN VÀ LỐI SỐNG HÀI HÒA
CÙNG VẠN VẬT
1. Nguyễn Trãi với niềm vui sống giữa thiên nhiên
Suốt một đời lo nước thương dân, lý tưởng cống hiến và tình thần đại dụng luôn nung
nấu trong lòng; dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ơn vua nợ nước vẫn không
hề khuây khỏa… Đó là những chiều kích làm nên con người vĩ nhân nơi Nguyễn Trãi. Song
bên trong con người lớn lao cao cả đó còn có một con người rất đỗi bình thường, và chính
con người bình thường này đã làm cho con người vĩ nhân được trọn vẹn hơn. Đó là khi
người anh hùng dân tộc hòa mình vào thiên nhiên bằng một sự trải lòng vô cùng chân thành
của người nghệ sĩ. Có thể nói tình yêu tạo vật cũng là một chiều kích khác nữa để đo tâm
hồn Ức Trai.
Thiên nhiên vốn là nguồn cảm hứng chung của thi ca kim cổ, và là đề tài quen thuộc
trong thơ của nhà Nho – “cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ”, điều này cũng có nguyên nhân mỹ
học của nó. Thứ nhất, Nho giáo quan niệm, nhân cách nhà Nho là do tiên thiên – có nguồn
gốc thiên nhiên, vì thế nhân cách ấy bao giờ cũng hướng về thiên nhiên như hướng về môi
trường trong sạch để di dưỡng tinh thần. Thứ hai, cũng theo quan niệm của Nho giáo, cái
mẫu mực thuộc về quá khứ, còn cái trong sạch lại chủ yếu ở trong thiên nhiên. Thứ ba, với
nhà Nho, điều đáng phô bày, đáng tự hào nhất ở con người mình là việc biết thụ cảm, biết
chiêm ngưỡng cái đẹp của thiên nhiên vĩ đại, không những thế thiên nhiên cũng là người bạn
chân chính để nhà Nho thổ lộ tâm sự của mình.
Nguyễn Trãi cũng là một nhà Nho, một nhà Nho với nhân cách sạch trong như “băng
giá đựng trong bình ngọc”, nên Nguyễn Trãi cũng có lúc không tránh khỏi thụ cảm thiên
nhiên theo cách chủ quan hóa nó – nghĩa là dùng thiên nhiên như những biểu tượng
thay thế cho một phẩm chất nào đó của người quân tử. Vì vậy, những mẫu hình thiên nhiên
mang tính quy phạm đều có mặt đầy đủ trong thơ Nguyễn Trãi. Ông ca ngợi cây tùng – “một
mình lạt thuở ba đông” – vì cây tùng là hình ảnh của người đại trượng phu; yêu quý cây trúc
– “ưa mày vì bởi tiết mày thanh” – vì cây trúc là hình ảnh của người quân tử. Trong thơ ông,
cúc, mai xuất hiện rất nhiều vì đó là những loài hoa biểu trưng cho sự trắng trong, tinh khiết;
thơ ông cũng nói đến ngư, tiều, canh, mục vì đó đều là những nghề nghiệp sạch trong; tuyết,
nguyệt, phong, hoa không thể thiếu vì đó đều là những thú chơi tao nhã.
Là một nhà Nho nhập thế trọn vẹn với một tấm lòng yêu nước thương dân luôn nung
nấu như “lửa lò luyện đan” – Nguyễn Trãi cũng rất có cảm hứng trước thiên nhiên hùng vĩ
của đất nước. Thần Phù hải khấu, Bạch Đằng hải khẩu, Long Đại nham, Vân Đồn…đều là
những bức tranh hoành tráng của giang sơn gấm vóc.
Với mảng thiên nhiên này, cảm hứng của Nguyễn Trãi luôn là cảm hứng của người
nhìn từ trên cao xuống cảnh vật mình miêu tả. Vì thế, dưới cặp mắt nhà thơ, biển Thần Phù
hiện lên với “sóng rồng như kình phun”, “núi liền như giáo dựng”; cửa biển Bạch Đằng với
“núi từng khúc như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ / Bờ lớp lớp như cây qua chìm, cây kích
gãy”; và ngọn núi Đầu Rồng bên bờ Nam cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) trong bài “Long Đại
nham” thì lại hiện lên như một câu chuyện thần thoại: “Ngao đội núi lên núi có động / Kình
bơi lấp biển biển thành ao”… Cảm hứng vũ trụ hòa trong cảm hứng anh hùng đã tấu thành
khúc tráng ca về thiên nhiên kì vĩ trong thơ Nguyễn Trãi.
Có thể nói, bằng con đường kéo thiên nhiên về với mình, Nguyễn Trãi đã phô diễn
những phẩm chất cao quí của một nhà Nho, đó là cốt cách thanh cao, bản lĩnh cứng cỏi và
tấm lòng tha thiết yêu quê hương đất nước.
Là nhà thơ của thiên nhiên, cảnh vật trong thơ Ức Trai không chỉ có thế mà vô cùng
phong phú, phong phú như chính bản thân vũ trụ vậy. Thế nên, bên cạnh “giang sơn như tạc
anh hùng thệ” còn có “con lều be bé đẹp sao”. Xen giữa tùng, trúc, cúc, mai là vô vàn những
“sản hằng” của quê ta giàu có. Mảng thơ thiên nhiên này chủ yếu gắn liền với quê nhà Côn
Sơn, đến với thi nhân khi ông về ở ẩn tại nơi này. Và đây mới thật sự là lúc Nguyễn Trãi hòa
mình vào thiên nhiên, mở lòng đón nhận mọi rung động của muôn loài vang âm bằng chính
tâm hồn của một nghệ sĩ thuần túy. Chính vì thế, thiên nhiên bước vào thơ ông mang một nét
độc đáo rất riêng, không nhầm lẫn được.
Với Nguyễn Trãi, thiên nhiên là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho con người.
Vì thế, những gì thuộc về thiên nhiên đều được ông nâng niu, yêu mến. Tùng, trúc, cúc, mai
là những loài cao quí vì nó tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử,
song bè rau muống, lãnh mồng tơi, vị núc nác …cũng có giá trị thiết thực vì nó mang lại no
ấm cho lương dân. Hồn thơ rộng mở của Nguyễn Trãi đã phá vỡ rào cản của tính quy phạm
để mở cánh cửa ch...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
S Thực trạng, phương hướng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con người ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
S Con người và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Con người phi nhân thọ tại Công ty Bảo hi Luận văn Kinh tế 0
D đọc sách giúp con người trưởng thành cả về trí tuệ và nhân cách Văn học 0
D PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Luận văn Kinh tế 0
D Quan điểm triết học Mac-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn nhân lực con người trong sự nghi Môn đại cương 0
D NHân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống con người VIệt nam Văn hóa, Xã hội 0
P Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay Kinh tế chính trị 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top