nhoc_boy_hn90

New Member
Luận văn tiếng Anh: Chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hải Phòng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2012
Chủ đề: Luật hình sự
Vụ án hình sự
Viện Kiểm sát
Hải Phòng
Giai đoạn xét xử sơ thẩm
Miêu tả: 133 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu làm sáng tỏ một số lý luận về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Tổng kết, phân tích, đánh giá, nhận xét thực tiễn thực hoạt động thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát hoạt động tư pháp (KSHĐTP) trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của VKSNDTP Hải Phòng từ năm 2004 - 2011. Đề xuất các phương hướng, xây dựng các giải pháp để khắc phục những hạn chế của viện kiểm sát trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lượng của hoạt động này trong thời gian tới đồng thời cũng nhằm nâng cao vị thế của ngành kiểm sát trong hoạt động bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và tự do của công dân
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG GIAI
ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
6
1.1. Đặc điểm của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và vai
trò của Viện kiểm sát
6
1.1.1. Đặc điểm của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 6
1.1.2. Vai trò của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự
8
1.2. Khái niệm chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
9
1.2.1. Khái niệm chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm
9
1.2.2. Khái niệm nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm
15
1.3. Nội dung của chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
16
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố 16
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ kiểm sát tuân theo pháp luật 31
1.4. Lịch sử hình thành chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát ở
Việt Nam
36
1.4.1. Quá trình phát triển 36
1.4.2. Cơ quan Viện kiểm sát ở một số nước trên thế giới 40
Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
44
2.1. Thực trạng thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Hải Phòng trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự
44
2.1.1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến hoạt động thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
44
2.1.2. Thực trạng thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Hải Phòng
51
2.2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng
78
2.2.1. Những tồn tại 78
2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 84
Chương 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP 87
3.1. Cơ sở của những kiến nghị, đề xuất đối với Viện kiểm sát khi
thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự
87
3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động đến công tác thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng
87
3.1.2. Các định hướng thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện
kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
92
3.2. Các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
96
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật 96
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
105
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Cải cách tư pháp là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
hiện nay để tiến tới xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
(XHCN) Việt Nam. Chủ trương này đã được thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết
của Đảng. Theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã xác định:
Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tốt chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật hoạt động tư
pháp. Hoạt động công tố phải được tiến hành ngay từ khi khởi tố vụ án
và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và
người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những sai
phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ. Nâng
cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh
tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố
tụng khác... tổ chức sắp xếp lại các đơn vị Viện kiểm sát nhân dân các
cấp để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp... [8].
Và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ bên cạnh việc cải cách, sửa đổi hệ
thống pháp luật của nước ta, cần:
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ
chức bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ
chức và hoạt động của Tòa án....Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử,
xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân
chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét
xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp... [9].
Từ những quy định trên cho thấy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chú
trọng đến hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Để hoạt động xét xử của Tòa án
được tiến hành có hiệu quả và đạt hiệu lực cao; đảm bảo việc xét xử khách quan,
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân thì VKS có vai trò rất quan trọng.
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2002, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự, VKSND có chức năng, nhiệm vụ cụ thể là: kiểm sát hoạt động
chấp hành pháp luật của Tòa án về thẩm quyền xét xử, thủ tục xét xử của Tòa án các
cấp, việc chuyển vụ án; về thời hạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử của Tòa án, việc ra
các quyết định của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; việc áp dụng, thay đổi
biện pháp ngăn chặn của Tòa án; kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng về thành
phần Hội đồng xét xử (HĐXX) và những người tham gia phiên tòa; kiểm sát việc
xét xử của tòa án, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố
tụng, những người tham gia tố tụng, những người tham gia phiên tòa... kiểm sát việc
tuyên án của HĐXX; sau kết thúc phiên tòa, Viện kiểm sát (VKS) còn kiểm tra biên
bản phiên tòa, giám sát việc ra bản án của Tòa án để thực hiện việc kháng nghị phúc
thẩm đối với bản án sơ thẩm Tòa án đã tuyên. Bên cạnh chức năng Kiểm sát hoạt
động tư pháp (KSHĐTP), VKS còn thực hiện chức năng công tố như: đọc cáo
trạng, các quyết định rút truy tố (nếu có), tham gia xét hỏi cùng HĐXX để làm sáng
tỏ các tình tiết của vụ án, luận tội đối với bị cáo, tranh tụng với người bào chữa, bị
cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
Những năm gần đây, chất lượng thực hành quyền công tố (THQCT) và
KSHĐTP của VKS đã được nâng lên: chất lượng cáo trạng, chất lượng luận tội,
chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa đã dần dần khắc phục
được những hạn chế trước đây đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Thông qua chức năng THQCT và KSHĐTP, VKS đã góp phần giúp Tòa án tuyên
những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất việc
oan sai, bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế chưa đáp ứng
được yêu cầu của cải cách tư pháp đặc biệt là hoạt động tranh luận của KSV tại

phiên tòa đã ảnh hưởng đến chất lượng THQCT của VKS trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử vẫn để xảy ra tình trạng oan, sai,
bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Việc thực hiện các quy định pháp luật hình sự và
tố tụng hình sự chưa nghiêm, áp dụng pháp luật còn tùy tiện nên tình trạng trả hồ sơ
để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) vẫn xảy ra nhiều.
Văn hóa pháp lí chưa đúng chuẩn mực, chưa đảm bảo quyền con người trong hoạt
động xét xử...
Việc nghiên cứu làm sáng tỏ các lý luận về chức năng, nhiệm vụ của VKS
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là cần thiết trong lộ trình cải cách tư
pháp hiện nay. Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật để tìm ra những hạn chế,
thiếu sót từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp khắc phục để nâng cao chất
lượng THQCT và Kiểm sát xét xử (KSXX) sơ thẩm các vụ án hình sự. Thông qua
đó, giúp cho VKS ngày một nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong hệ thống các
cơ quan bảo vệ pháp luật và trong hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm bảo
vệ quyền con người. Vì vậy, em chọn đề tài: "Chức năng, nhiệm vụ của Viển kiểm
sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hải Phòng - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn" làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Bàn đến vấn đề này đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, có nhiều bài viết
liên quan đến hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS trong giai đoạn
xét xử nói chung và xét xử sơ thẩm nói riêng như: "Kỹ năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự"- TS. Nguyễn Văn
Huyên, Học viện tư pháp. Trong ngành kiểm sát cũng có một số chuyên đề nghiên
cứu về vấn đề này: chuyên đề "Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử các vụ án hình sự" của Vụ THQCT và KSXX án hình sự của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC); và một số chuyên đề nghiên cứu về một số
hoạt động của VKS trong giai đoạn xét xử: "Nâng hiệu quả công tác kiểm sát án
hình sự, hạn chế thấp nhất việc Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội năm 2008" của
VKSNDTC. Tại Hải Phòng cũng đã có một số chuyên đề liên quan đến hoạt động
nước XHCN trước đây. Trong giai đoạn hiện nay, việc chuyển đổi VKS thành Viện
công tố chúng ta cũng cần lưu ý đến bài học về cải tổ chức năng, nhiệm vụ VKS
Liên Bang Nga trước đây. Như chúng ta đã biết, sau khi Liên Xô tan ra, nước Nga
kế thừa toàn bộ các hệ thống cơ quan nhà tư pháp của Liên Xô cũ. Năm 1991, đề án
cải cách tư pháp được đưa ra cải tổ chức năng của VKS theo đó VKS chỉ còn duy
nhất một chức năng công tố, buộc tội trước tòa với lập luận chức năng giám sát hoạt
động tuân thủ pháp luật đã có các thiết chế khác đảm nhiệm, còn việc giám sát các
hoạt động tư pháp của VKS là trái với yêu cầu độc lập của Tòa án và hoạt động xét
xử. VKS cần tập trung làm tốt chức năng buộc tội trước tòa. Nhưng ngay sau đó, năm
1992 các Đại biểu Xô Viết tối cao Liên bang Nga đã bỏ phiếu phủ quyết đề án này tại
kỳ họp đầu tiên. Đồng thời là bài học hạn chế quyền, nhiệm vụ của VKS trong việc giải
quyết các vụ án dân sự ở nước ta trong giai đoạn vừa qua đã thấy được sự thiếu hụt,
mất cân bằng, ổn định xã hội, áp dụng pháp luật thiếu nghiêm chỉnh dẫn đến tình
trạng án xử hủy nhiều trong lĩnh vực dân sự. Do đó, em không đồng tình với quan
điểm chuyển VKS thành Viện công tố. Đồng thời em kiến nghị giữ nguyên điều 137
Hiến pháp, quy định về chức năng, nhiệm vụ của VKS như hiện nay.
3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự liên quan đến hoạt
động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm
Thực tiễn đã chứng minh những quy định tại BLHS, BLTTHS, Thông tư
liên ngành, Quy chế nghiệp vụ của VKSNDTC... có nhiều bất cập, trực tiếp ảnh
hưởng đến công tác THQCT, KSHĐTP trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án
hình sự làm phát sinh những vướng mắc, tồn tại cần được sửa đổi bổ sung và hướng
dẫn tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật thống nhất, cụ thể như sau:
a. Hoàn thiện các quy định của BLHS
BLHS mới được sửa đổi bổ sung năm 2009 song mới chỉ tập trung sửa đổi
những vấn đề cấp bách mang tính thời sự nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong
thực tiễn như: giảm hình phạt tử hình, điều chỉnh định lượng truy cứu trách nhiệm
hình sự, điều chỉnh cấu thành và hình phạt đối với một số tội phạm. Bổ sung thêm
một số hành vi phạm tội mới trong thực tiễn. Từ nay đến năm 2020, chúng ta cần
phải sửa đổi các quy định pháp luật hình sự một cách tổng thể, mang tính đồng bộ
giữa phần chung và phần riêng.
- Về khái niệm "tội phạm" và "phân loại tội phạm": đây là những quy định
thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Việc phân hóa tội phạm theo
định tính (phân hóa thành 04 loại tội phạm) quy định tại điều 8 BLHS hiện nay,
thực tế áp dụng pháp luật phân biệt rất khó khăn, chủ yếu dựa vào khung hình phạt.
Gộp khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm vào cùng một điều luật về mặt kỹ
thuật lập pháp chưa đảm bảo bởi đây là hai khái niệm hết sức cơ bản của BLHS.
Xác định hành vi vi phạm pháp luật xảy ra có phải là tội phạm hay không, đòi hỏi
việc quy định các giới hạn của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa cần được quy định
cụ thể trong BLHS. Do vậy, cần tách thành hai điều luật cụ thể quy định rõ về
tội phạm và phân loại tội phạm.
- Quy định rõ cụ thể các trường hợp miễn, loại trừ trách nhiệm hình sự
trong BLHS thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước trong lĩnh vực hình sự,
tăng cường áp dụng các biện pháp, chế tài ít nghiêm trọng hơn chế tài hình sự; mở
rộng phạm vi áp dụng các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự.
- Bổ sung và hoàn thiện các quy định về chế định lỗi, chế định các giai đoạn
thực hiện tội phạm (BLHS hiện hành quy định thiếu hai khái niệm tội phạm hoàn
thành và tội phạm chưa hoàn thành), chế định đồng phạm (cần quy định cụ thể
giữa khái niệm phạm tội có tổ chức và tổ chức phạm tội). Quy định cụ thể chế
định đa tội phạm (phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm...). Việc quyết định hình phạt trong
trường hợp có đồng phạm cũng cần quy định cụ thể, thống nhất giữa Điều 47 và
Điều 53 BLHS "khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án
phải xem xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội
của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hay loại trừ trách
nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó" [30].
Thực tiễn xét xử những vụ án có đông bị cáo tham gia, tính chất, mức độ tham gia
của các đồng phạm rất khác nhau nhưng vì đồng phạm nên các bị cáo phải chịu
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương Luận văn Kinh tế 2
M Quá trình hình thành, phát triển của công ty và cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
M Quá trình hình thành - Phát triển, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cục hàng không dân dụng Luận văn Kinh tế 0
B Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Luận văn Kinh tế 0
F Quá trình hình thành phát triển, chức năng và nhiệm vụ của công ty giầy Thụy Khuê Luận văn Kinh tế 1
B Quá trình hình thành, phát triển, chức năng và nhiệm vụ của công ty xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của ban kế hoạch - Đầu tư Luận văn Kinh tế 0
C Quá trình phát triển chức năng và nhiệm vụ của Bộ kế hoạch đầu tư Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần đối với việc huy động vốn cho sự nghiệp Luận văn Kinh tế 0
K Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch kinh tế và phát triển nông thôn huyện Từ Li Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top