luuduchung_hero

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Xã hội học --Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu cơ cấu, thành phần của người dân tham gia vào các cuộc thảo luận. Xác định được những chủ đề được người dân quan tâm chú ý và đem ra thảo luận. Đưa ra nguồn thông tin của những chủ đề trên. Tìm hiểu con đường lan truyền thông tin từ cá nhân này đến cá nhân khác trong quá trình thảo luận ở chợ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không gian công cộng (public space) là nơi chốn mà mọi người có thể tự
do thoải mái đến đó không phân biệt giới tính, độ tuổi, học vấn, dân tộc, mức
sống. Ở đó công chúng có thể tự do bàn luận những vấn đề xã hội hay riêng tư
mà họ quan tâm. Nói cách khác các không gian công cộng có thể được xem như
là “không gian phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người… Trong không gian
công cộng, người sử dụng vừa là người quan sát, lại vừa là người tham gia các
hoạt động chung. Hình thức hay hoạt động của mỗi người trong không gian công
cộng thường gây ảnh hưởng tới những người khác, vì thế, không gian công cộng
được xem là nơi diễn ra các xung đột xã hội cũng như là nơi của các hòa giải xã
hội giữa các tổ chức cá nhân [43]. Các không gian công cộng có thể kể đến như
là: công viên, đường phố, quảng trường, chợ,…
Trong số đó, chợ cũng là một không gian công cộng quan trọng của nước
ta, khi mà các siêu thị, trung tâm mua sắm dù được xây dựng nhiều nhưng chưa
thể thay thế vai trò của chợ trong đời sống người dân Việt Nam. Chợ là bộ phận
quan trọng trong hạ tầng kinh tế - xã hội, trong phát triển thương mại - dịch vụ tại
địa phương, đặc biệt là đối với vùng nông thôn. Chợ nông thôn gắn liền với việc
phát triển thương mại nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực
nông thôn, là nơi tập trung buôn bán, trao đổi, giao lưu rất quan trọng. Chợ nông
thôn có vị trí, vai trò to lớn trong việc giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hoá của
người dân và giữa các địa phương; là động lực thúc đẩy sản xuất, kinh tế nông
nghiệp, nông thôn phát triển. Khác với chợ ở đô thị - sự trao đổi ý kiến giữa
người với người rất ít, chợ ở vùng nông thôn ngoài chức năng chính của mình
còn là nơi người dân gặp gỡ, trao đổi thông tin, hình thành các mối quan hệ xã
hội,… Do đó chợ nông thôn là một không gian công cộng giúp cho sự hình thành
dư luận xã hội (public opinion) diễn ra một cách dễ dàng.
Dư luận xã hội (DLXH) chính là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị
sự phán xét, đánh giá, thái độ của các cá nhân, các nhóm xã hội về những vấn đề
họ quan tâm. Hay DLXH chính là kết quả còn lại sau quá trình thảo luận ngoài xã
hội, và có thể đi đến một sự thống nhất và hành động chung.
DLXH có vai trò to lớn đối với sự phát triển vị thế của người dân trong
đời sống thời sự, trong khi đó không gian công cộng góp phần rất lớn vào sự hình
thành DLXH. Song những nghiên cứu về không gian công cộng ở nước ta chủ
yếu là về mảng kiến trúc, quy hoạch và quản lý đô thị. Có rất ít nghiên cứu về
không gian công cộng ở góc độ khoa học xã hội. Hơn nữa, về vai trò của chợ
nông thôn như một không gian công cộng đối với sự hình thành DLXH thì hầu
như chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đề cập đến. Chợ ở nông thôn là một
không gian quan trọng, nó không chỉ là một thiết chế kinh tế - xã hội mà còn giúp
cho người dân gặp gỡ, thảo luận, trao đổi những vấn đề họ cùng quan tâm.
Những người dân dễ dàng trao đổi ý kiến với nhau bởi đa phần trong số họ đều
quen biết, có mối quan hệ lâu dài. Vì vậy, chợ nông thôn là một trong những
không gian giúp cho DLXH hình thành. Ngoài ra, ở nước ta có tới 60,4 triệu
người chiếm 70,5% (trong tổng số 85,7 triệu người) sinh sống tại nông thôn
[42], cho nên việc điều tra, nắm bắt những ý kiến người dân nông thôn, cũng như
xem xét việc hình thành DLXH từ những luồng ý kiến trên là rất quan trọng. Đó
là những lý do khiến tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chợ nông thôn – một
không gian công cộng cho sự hình thành Dư luận xã hội” (nghiên cứu tại chợ
Mai Trang và chợ Mộc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Đề tài này tập trung làm
rõ vai trò của chợ nông thôn với tư cách là không gian công cộng cho sự hình
thành DLXH như thế nào? Chợ có phải là một trung tâm giao tiếp, trao đổi thông
tin, bàn bạc thảo luận của người dân không? Quá trình hình thành DLXH về một
vấn đề chung diễn ra ở không gian công cộng là chợ nông thôn diễn ra như thế
nào?...
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tiếp cận từ góc độ lý thuyết về Lĩnh vực công cộng của
Habermas để nhìn nhận, đánh giá sự hình thành DLXH ở các chợ khu vực nông
thôn. Tìm hiểu quá trình hình thành DLXH về những vấn đề xã hội cụ thể, ngoài
ra còn tìm hiểu chủ đề, thời gian, nguồn thông tin,… thảo luận của người dân.
Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm hiểu được vai trò của chợ nông thôn
như là trung tâm giao tiếp, thảo luận, trao đổi ý kiến từ đó hình thành nên DLXH.
Hơn nữa, tác giả còn hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ vào việc bổ sung
phần thực tiễn của lý thuyết về lĩnh vực công cộng.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu quá trình hình thành DLXH ở các chợ thuộc
khu vực nông thôn tỉnh Nghệ An qua đó tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu
sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu về DLXH, các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ
vai trò, tầm quan trọng của chợ nông thôn trong việc tạo môi trường cho sự giao
tiếp, thảo luận, trao đổi thông tin để từ đó hình thành nên những luồng ý kiến
thống nhất về một vấn đề chung; sự khác biệt trong sự hình thành DLXH ở chợ
nông thôn và chợ đô thị, từ đó sẽ có những chính sách thiết thực nhằm định
hướng DLXH đi theo chiều hướng đúng đắn góp phần vào việc phát triển kinh tế
- xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thành phần người dân tham gia vào quá trình
trao đổi, thảo luận ở chợ nông thôn; các vấn đề mà người dân quan tâm, thảo
luận; nguồn thông tin cho các thảo luận; tác động của truyền thông đại chúng đối
với quá trình hình thành DLXH. Đặc biệt, nghiên cứu nhằm tìm hiểu mô hình,
con đường lan truyền của một số vấn đề xã hội cụ thể giữa các cá nhân thông qua
giao tiếp, thảo luận tại chợ tạo thành ý kiến chung và tạo cơ sở hình thành nên
DLXH. Tìm hiểu tại sao người dân nông thôn lại lựa chọn chợ là nơi thảo luận?
Tiếp đến đánh giá xem DLXH hình thành thông qua không gian công cộng là chợ
nông thôn có tác động như thế nào đến đời sống của bản thân người dân và tới sự
ổn định thời sự - xã hội của địa phương.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Đảng bộ huyện chợ mới, tỉnh An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay Kiến trúc, xây dựng 0
V Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn Chợ Mơ Luận văn Kinh tế 0
Y Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chợ Mơ Luận văn Kinh tế 0
G Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chợ Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp xây dựng và phát triển nông thôn mới của huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá xây dựng nông thôn mới và một số biện pháp thực hiện tại xã Nông Thịnh Huyện Chợ Mới, tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
N Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ Tết ở nông thôn Văn học 2
A Báo cáo thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chợ Mơ Tài liệu chưa phân loại 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới Kiến trúc, xây dựng 0
V Đánh giá hiện trạng và xây dựng giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top