annhien0902

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu
Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 của Hội nghị lần thứ
sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đề cập chủ trương và giải
pháp về hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát
triển đồng bộ các loại thị trường: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế về giá, về cạnh
tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Thực hiện nhất quán cơ chế
giá thị trường có sự điều tiết của vĩ mô Nhà nước. Tăng cường vai trò của
Nhà nước trong việc bình ổn giá bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô và sử dụng
nguồn lực kinh tế của Nhà nước, giảm tối đa các can thiệp hành chính trong
quản lý giá”. Thực hiện Nghị quyết nói trên, trong những năm qua, Nhà nước
đã và đang hoàn thiện về cơ bản môi trường pháp lý quản lý nhà nước về giá;
thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường và điều tiết giá để bình ổn giá.
Trong các mặt hàng thiết yếu, xăng dầu là loại hàng hóa có vai trò đặc
biệt quan trọng trong nền kinh tế và đời sống xã hội của quốc gia, vì vậy tại
Việt Nam, bên cạnh thực hiện cơ chế thị trường, Nhà nước điều tiết giá bằng
biện pháp, chính sách tài chính nhằm bình ổn giá xăng dầu. Đây là một tổ hợp
các chính sách và cần thực hiện hiệu quả do sự biến động về giá xăng
dầu có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hầu hết các hoạt động của nền
kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.
Tại Việt Nam trong những năm qua, tiêu dùng xăng dầu trong nước vẫn
phụ thuộc chủ yếu vào xăng dầu nhập khẩu trên thị trường thế giới mà thị
trường xăng dầu thế giới luôn có những diễn biến rất phức tạp, có lúc giá
“tăng đột biến” lên đến đỉnh điểm 147 USD/thùng (tháng 7/2008), có lúc
giảm sâu dưới mức 30 USD/thùng (ngày 11/2/2016, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI
giao tháng 4 ở mức 26,21 USD/thùng) dẫn đến tác động tự phát của giá thế
giới vào hệ thống giá trong nước, đẩy giá trong nước tăng quá cao hay giảm
quá thấp bất hợp lý, gây bất ổn thị trường và ảnh hưởng đến điều hành vĩ mô
của Chính phủ, thu ngân sách nhà nước cũng như hoạt động của doanh nghiệp
và đời sống nhân dân. Ngoài ra, thị trường xăng dầu thuộc dạng cạnh tranh
hạn chế (có những doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường), là ngành kinh
doanh có điều kiện vì vậy cần có sự can thiệp của nhà nước thông qua các
công cụ áp dụng trong cơ chế điều hành giá và các khoản thu qua giá với mục
tiêu bảo đảm hài hoà lợi ích các bên. Do đó, để bình ổn giá xăng dầu trong
nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải sử dụng chính sách tài chính (chính
sách thuế nhập khẩu, Quỹ bình ổn giá, lợi nhuận định mức…) trong điều hành
giá xăng dầu với mức độ khác nhau trong từng thời kỳ.
Thực tế trong thời gian qua, Nhà nước đã chủ động sử dụng linh hoạt,
hiệu quả chính sách tài chính góp phần bình ổn giá xăng dầu, đồng thời giám
sát được mức giá của doanh nghiệp; đảm bảo hài hòa lợi ích, trách nhiệm của
3 bên (Nhà nước, hộ tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu). Tuy
nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động trong các quyết định
điều chỉnh tăng/giảm giá, Nhà nước vẫn phải can thiệp bằng các văn bản điều
hành và các chính sách thuế, phí, giá, quỹ bình ổn giá... để kiềm chế giá bán
trong nước tăng cao liên tục hay giảm thấp bất thường, nhằm ổn định kinh tế
vĩ mô và an sinh xã hội. Do đó, việc sử dụng chính sách tài chính trong điều
hành giá xăng dầu đảm bảo thực hiện nhất quán theo cơ chế giá thị trường có
sự điều tiết của nhà nước nhằm bình ổn giá xăng dầu tại Việt Nam cần
được quan tâm, nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò điều
hành của Nhà nước và phù hợp hơn nữa với hội nhập quốc tế; thực hiện bình
ổn thị trường giá cả; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, đảm bảo ổn
định kinh tế vĩ mô của đất nước.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với sự tâm huyết trong công việc
hiện nay liên quan trực tiếp, tui chọn đề tài nghiên cứu: “Chính sách tài
chính nhằm bình ổn giá xăng dầu tại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện cần giải đáp các câu hỏi gồm: (1) giá
xăng dầu chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? (2) Nhà nước có chính sách tài
chính (chính sách thuế, giá, quỹ tài chính, lợi nhuận...) như thế nào nhằm bình
ổn giá xăng dầu tại Việt Nam trong thời gian qua? (3) việc áp dụng chính sách
tài chính trong bình ổn giá xăng dầu như thế nào? (4) những khuyến nghị, đề
xuất về chính sách tài chính để nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý, điều hành
giá xăng dầu của Nhà nước phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường trong,
đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng
để đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả trong sử dụng
chính sách tài chính nhằm bình ổn giá xăng dầu tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận chung về chính
sách tài chính như chính sách thuế, phí, quỹ tài chính, chính sách giá, lợi
nhuận định mức và chi phí kinh doanh định mức...
- Phân tích làm rõ thực trạng, hiệu quả và những tồn tại về việc sử dụng
chính sách tài chính trong công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá xăng
dầu trong thời gian qua.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế mặt
chưa thành công; phát huy những thành công của chính sách tài chính nhằm
nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành giá xăng dầu ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tác động, hiệu quả của
chính sách tài chính nhằm bình ổn giá xăng dầu trong công tác quản lý, điều
hành kinh tế của Nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu một số chính sách tài
chính nhằm bình ổn giá xăng dầu như chính sách thuế, phí, chính sách giá,
quỹ tài chính, lợi nhuận định mức và chi phí kinh doanh định mức.
Thời gian nghiên cứu đề tài chỉ tập trung chủ yếu từ giai đoạn 2008 đến
nay khi mà giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
các chính sách tài chính được đổi mới, tăng cường.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Luận văn là phân tích, tổng
hợp, đối chiếu, so sánh và xin ý kiến chuyên gia... Phương pháp nghiên cứu
trong phạm vi đề tài chủ yếu là nghiên cứu lý luận; thu thập và phân tích
thông tin, dữ liệu; đồng thời lấy ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, các nhà
kinh tế, các nhà khoa học.
Luận văn đã vận dụng quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển thị
trường hàng hoá Việt Nam hiện nay; có khai thác các báo cáo thống kê, điều
hành của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; đồng thời kế thừa kết
quả nghiên cứu của các công trình khoa học đi trước.
5. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích làm rõ những nhân tố tác động đến giá xăng dầu của Việt
Nam; hệ thống hơn một cách toàn diện về chính sách tài chính để bình ổn giá
xăng dầu của Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng việc sử dụng phối hợp các công cụ trong chính sách
tài chính nhằm bình ổn giá xăng dầu Việt Nam do hiện nay đa số các nghiên
cứu mới chỉ đề cập từng chính sách riêng lẻ hình thành nên giá cơ sở của xăng
dầu hay đề cập đến hoạt động kinh doanh xăng dầu. Trên cơ sở đó có những
nhìn nhận toàn diện, cụ thể về thực trạng, đánh giá kết quả, tồn tại và hạn chế
trong việc Nhà nước áp dụng chính sách tài chính để quản lý, điều hành giá
xăng dầu đảm bảo bình ổn giá xăng dầu trong nền kinh tế thị trường.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả việc sử dụng chính sách tài chính trong công tác quản lý, điều hành
nhằm bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Lời mở đầu
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chính
sách tài chính nhằm bình ổn giá xăng dầu.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng chính sách tài chính nhằm bình ổn giá xăng dầu
tại Việt Nam
Chương 4. Một số giải pháp và đề xuất, kiến nghị về chính sách tài
chính nhằm bình ổn giá xăng dầu tại Việt Nam.
Kết luận
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top