daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc luôn là chủ đề nóng bỏng trong suốt
4000 năm lịch sử của Việt Nam. Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng
giềng chung nhau về biên giới (trên đường bộ và đường biển), lại có quá trình
gắn bó tương tác về văn hóa, lịch sử cũng như các cuộc chiến tranh qua lại
giữa hai nước. Tất cả những điều trên đã khiến cho mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc trở lên vô cùng phức tạp và nhạy cảm.
Quan hệ Việt – Trung trải qua 2200 năm với những thăng trầm trong
lịch sử, những biến động của tình hình thế giới và những khó khăn, thuận lợi
của mỗi nước. Quan hệ Việt – Trung trong những năm đầu của thế kỷ 21 đã
trở lên thân thiết, mối quan hệ hữu nghị, láng giềng giữa hai nước ngày càng
được phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực (văn hóa, kinh tế, chính trị…).
Truyền thống hữu nghị Việt - Trung là tài sản chung vô cùng quý giá của hai
dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông, cùng các nhà
cách mạng và nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam - Trung Quốc dày công vun
đắp để lại cho các thế hệ hôm nay. Truyền thống hữu nghị giữa hai nước được
thể hiện sinh động bằng quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung
Quốc với phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai”. Quan hệ giữa hai nước từ phương châm 16 chữ
vàng đã được bổ sung thêm tinh thần “4 tốt” là “láng giềng tốt, bạn bè tốt,
đồng chí tốt, đối tác tốt” và phát triển ngày càng hoàn chỉnh khi hai nước
tuyên bố thực hiện “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.
Vừa qua, Việt Nam – Trung Quốc vừa kỷ niệm 62 năm thiết lập mối
quan hệ ngoại giao Việt – Trung (18/1/1950 – 18/1/2012). Đây cũng là dịp để
1


hai nước tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, đưa hợp tác đi vào chiều sâu, thúc

đẩu cùng phát triển.
Tiểu luận “Quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn
hiện nay” sẽ đưa ra những thành tựu đã đạt được trong quan hệ đối ngoại Việt
Nam – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay và đưa ra những định hướng mới
trong quan hệ đối ngoại giữa hai nước.
2.

Tình hình nghiêm cứu đề tài
Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc luôn là một đề tài được quan
tâm, đặc biệt là trong thời gian gần đây, việc tranh chấp tại khu vực biển
Đông đã khiến mối quan hệ giữa hai nước càng trở lên nóng bỏng.

3.
3.1.

Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích
Đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về mối quan hệ đối ngoại Việt Nam –
Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, đoán triển vọng phát triền mối quan
hệ này trong tương lai.

3.2.
-

3.3.

Nhiệm vụ
Nói qua về mối quan hệ Việt – Trung trong lịch sử.
Tổng kết những thành tựu đã đạt được trong mối quan hệ đối ngoại giữa hai
nước.

đoán triển vọng phát triển mối quan hệ Việt – Trung trong tương lai.
Đối tượng
Quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc
Phạm vi nghiên cứu

3.4.

Mối quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc trong gian đoạn hiện nay
và đưa ra những triển vọng phát triển phù hợp giữa hai nước trong tương lai.
4.
4.1.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
2


-

Hệ thống, phương pháp lý luận của chủ nghĩa Mac – Lenin, chủ nghĩa duy vật

-

biện chứng.
Dựa trên những công trình nghiên cứu về mối quan hệ Việt – Trung của một

-

số tài liệu của những nhà xuất bản nổi tiếng.
Phương pháp nghiên cứu

Thống kê, đi sâu vào mối quan hệ đối ngoại Việt – Trung trên các lĩnh vực:

5.
-

chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa, biên giới lãnh thổ.
Tham khảo một số tài liệu, tạp chí, đề tài nghiên cứu có liên quan.
Ý nghĩa thực tiễn.
Tiểu luận có giá trị thực tiễn như một bản tổng hợp về mối quan hệ Việt –

4.2.

Trung trong qua khứ, hiện tại và tương lai. Giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể
6.

nhất về mối quan hệ này.
Phục vụ cho quá trình học tập, dùng làm tài liệu tham khảo.
Kết cấu đề tài
Chương I: Những nhân tố tác động đến mối quan hệ Việt Nam – Trung
Quốc

1.
1.1.
1.2.
2.
2.1.
2.2.

Khái quát chung
Khái quát chung về Trung Quốc

Khái quát chung về Việt Nam
Những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc
Nhân tố thế giới và khu vực
Nhân tố Trung Quốc
Chương II. Tổng quan vê quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc
trong giai đoạn hiện nay

1.
2.
2.1.
2.2.
3.
4.
5.
6.

Về quan hệ chính trị
Về quan hệ kinh tế thương mại
Về thương mại
Về hợp tác đầu tư
Về quan hệ văn hóa
Về quan hệ ngoại giao
Về biên giới, lãnh thổ
Về an ninh quốc phòng
Chương III: Triển vọng mối quan hệ Việt – Trung trong tương lai

3


1.

1.1.
1.2.
2.

Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Khó khăn
Triển vọng phát triển quan hệ đối ngoại Việt – Trung trong tương lai

4


CHƯƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

1.
1.1.

Khái quát chung.
Khái quát chung về Trung Quốc
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của đông bán cầu,
phía đông- nam của đại lục Á-Âu, phía đông và giữa Châu Á, phía Tây của
Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với
Kazakstan, Kirghitan, Taghikistan (phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn
Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía Tây Nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía
Nam), với Triều Tiên (phía Đông).
Thủ đô: Bắc Kinh
Diện tích: 9,6 triệu km2
Dân số: khoảng 1,3 tỷ người (tính đến tháng 12/2002)
Ngày quốc khánh: 1/10/1949.

Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm
đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 oC, tháng 2 là 26oC. Ba
khu vực được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán và Trùng Khánh.
Dân tộc: Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là
chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và
phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc).
Hành chính: 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành
phố trực thuộc Trung ương, 4 cấp hành chính gồm: tỉnh, địa khu, huyện, xã.
Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi và
Thiên Chúa Giáo.

5


Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm chuẩn.
1.2.

Khái quát chung về Việt Nam
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo
Đông Dương, khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có chung đường biên giới với
ba quốc gia, phía bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc, phía tây giáp Lào và
Campuchia, phía đông là biển Đông, phía Nam giáp vịnh Thái Lan.
Thủ đô: Hà Nội
Diện tích: 331.690 km2
Dân số: 86,93 triệu người (2011)
Ngày quốc khánh: 2/9/2945
Khí hậu: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa
cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam
có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng
năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến

2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000
giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm². Việt Nam có khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nhiệt độ thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc anh em, có nền văn hóa đa dạng. Chủ
yếu là người Kinh sống ở đồng bằng.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là
tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân chư Việt Nam cùng hơn 4 triệu người Việt
hải ngoại. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ 2 của các dân tộc thiểu số tại Việt
Nam.
Tôn giáo: Việt Nam đa dạng về tôn giáo. Một số tôn giáo chính như:
Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Kito giáo…
6


2.

2.1.

Những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung
Quốc.
Nhân tố thế giới và khu vực
Trong vài thập niên gần đây, hòa bình, hợp tác, cùng phát triển là xu
thế lớn của thế giới nhưng nó có những diễn biến phức tạp, chứa nhiều tiềm
ẩn bất trắc khó lường. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân
chủ hóa trong quan hệ quốc tế ngày càng phát triển, nhưng các nước lớn vẫn
chi phối quan hệ quốc tế.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á vẫn là
khu vực phát triển năng động nhưng vẫn còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn
định, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. ASEAN tuy còn nhiều
khó khăn, thách thức nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn biến phức tạp, có khả
năng sẽ làm thay đổi cục diện thế giới. Điều này có tác động mạnh đến việc
điều chỉnh quan hệ (kinh tế) giữa các nước trên thế giới và khu vực. Và tất
nhiên nó cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau này.
Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính vừa qua có ảnh hưởng lâu dài đến
tình hình thế giới. Trước hết, nó sẽ làm thay đổi cán cân so sánh lực lượng
giữa các nước lớn và các tập đoàn quốc gia. Sự thay đổi đó nhìn chung là có
lợi cho Trung Quốc. Qua cuộc khủng hoảng, vai trò của các nước lớn có nền
kinh tế mới trỗi dậy (nhất là nhóm BRIC – Braxin, Nga, Ấn Đội, Trung Quốc)
được nâng cao, G20 đã tham gia vào việc định đoạt đời sống kinh tế thế giới
mà trước đây chỉ có mình G7 thao túng. Kinh tế Mỹ, nơi phát sinh khủng
hoảng đã bị hậu quả nặng nề và đang tiến hành khôi phục lại một cách khó
khăn và chậm chạp. EU sau khủng hoảng tài chính lại rơi vào khủng hoảng nợ
công trầm trọng. Kinh tế Nhật Bản vốn suy thoái từ nhiều năm nay, đang hồi

7


phục chậm chạp, lại bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hậu
quả rất nặng nề. Hiện nay, kinh tế Mỹ, EU không những đang khôi phục chậm
chạp mà còn ẩn chứa nguy cơ tái khủng hoảng nếu không có biện pháp ngăn
chặn.
Tình hình an ninh thế giới cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Cuộc
chiến chống khủng bố quốc tế của chính quyeefb G.Bush đã dẫn đến hậu quả
nước Mỹ bị sa lầy trên chiến trường Iraq và Afganistan, khiến vị thế ảnh
hưởng của Mỹ bị sa sút tại khu vực khác, nhất là Châu Á. Chính quyền
Obama lên cầm quyền ở Mỹ từ năm 2009 đang tìm cách cứu vãn tình thế.
Nước Mỹ đang “trở lại Châu Á”, “trở lại Đông Nam Á” với chính sách “ngoại
giao thông minh”. Ở Đông Bắc Á, Mỹ đang tìm cách củng cố liên minh Mỹ Nhật – Hàn. Ở Đông Nam Á, Mỹ đang cải thiện quan hệ với các đồng minh
và các nước khác.

Trong khi Mỹ “trở lại Châu Á”, “trở lại Đông Nam Á”, thì Trung Quốc
đánh giá là đã đến lúc cần và ra tay ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ đối với khu
vực này. Đó là lý do chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo Trung Quốc
đã lên tiếng đòi mỹ phải tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, bao gồm
cả yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng biển Hoàng Hải, Đông Hải,
Nam Hải (Biển Đông).
Trong vài ba thập kỷ tới, Mỹ vẫn giữ được vị trí siêu cường duy nhất,
có sức mạnh áp đảo về kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ và ảnh hưởng
trong quan hệ quốc tế. Trong khi đó Trung Quốc sẽ lớn mạnh về kinh tế, quân
sự và cạnh tranh quyết liệt về địa – chiến lược để giữ vị thế chi phối Đông Á,
nhất là vùng biển phụ cận. Tuy nhiên tình hình Đông Á trong thập kỷ tới
không chỉ phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc, mà còn tùy thuộc vào các quốc
gia khác trong khu vực.
2.2.

Nhân tố Trung Quốc
8


Trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn ở trong thời kì phát triển nhanh
bắt đầu từ 30 năm trước, khi quốc gia này bắt đầu chuyển sang cải cách, mở
cửa, hiện đại hóa.
Về kinh tế, từ 1978 – 2007 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng
năm của Trung Quốc là 9,8%. Hai năm 2008 và 2009 trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng 9% và 9,1%.
Những năm của thập kỷ tới, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chậm
lại nhưng vẫn đạt khoảng 7 – 8%. Cũng theo dự báo của IFM, Trung Quốc có
khả năng đuổi kịp Mỹ về GDP vào năm 2020. Tuy nhiên, chất lượng của nền
kinh tế Trung Quốc vẫn kém xa Mỹ, Nhật và các nước phát triển khác. Khó
khăn lớn của nền kinh tế Trung Quôc trong thập niên tới là nguồn cung cấp

nguyên liệu, năng lượng và thị trường xuất khẩu hàng hóa.
Về quân sự: Lực lượng vũ trang của Trung Quốc thời gian qua đã phát
triển nhanh chóng và hiện nay đã đạt quy mô và trình độ một cường quốc
quân sự thế giới. Trong thập niên tới, Trung Quốc sẽ tập trung vào việc phát
triển Hải quân (đặc biệt là tàu ngầm và tàu sân bay), lực lượng Không quân và
tên lửa, đặc biệt là phát triển công nghệ vũ trụ phục vụ mục đích quân sự (hệ
thống dẫn qua vệ tinh Bắc Đẩu). Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia,
trình độ khoa học công nghệ quân sự của Trung Quốc vẫn lạc hậu so với Mỹ
khoảng 15 năm. Tuy nhiên, trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc và vùng phụ
cận, Trung Quốc đã đủ sức để đối chọi với Mỹ (sự kiện Mỹ phải nhượng bộ
chuyển tàu sân bay US.Washington từ vùng biển Hoàng Hải tới vùng biển
Nhật Bản để tham gia tập trận sau vụ tàu Cheonan Hàn Quốc).
Tại Đông Nam Á, Trung Quốc đang tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với các quốc gia thành viên ASEAN. Trước mắt là thực hiện cam
kết ACFTA (khu tự do thương mại Trung Quốc – ASEAN) bắt đầu từ 2010
với ASEAN 6 và năm 2015 với ASEAN 4. Về lâu dài,Trung quốc đang thúc
9


đẩy hợp tác theo ý tưởng “một trục hai cánh”, trọng tâm là “Hợp tác kinh tế
Vịnh Bắc Bộ mở rộng”.
Là nước láng giềng liền kề với Trung Quốc, Việt Nam có vị thế địa
kinh tế, địa chiến lược quan trọng: cầu nối Đông Bắc Á với Đông Nam Á,
nằm ở vị trí tiền tiêu của Biển Đông mà các nước lớn đều muốn chiếm lĩnh,
khống chế hay giành giật ảnh hưởng tối đa vì lợi ích của họ. Trung Quốc
luôn muốn Việt Nam phát triển thuận chiều với chiến lược mở rộng ảnh
hưởng xuống phía Nam của họ, mong muốn Việt Nam ủng hộ chiến lược
“một trục hai cánh”, ủng hộ chiến lược Vịnh Bắc Bộ mở rộng, xây dựng vành
đai kinh tế Đại Trung Hoa. Mặc dù Trung Quốc nói mong muốn các nước
láng giềng giàu lên để cùng hợp tác, phát triển, song thực sự họ luôn cảnh
giác với một Việt Nam mạnh và thân phương Tây, nên tìm cách “kiềm chế”

Việt Nam.
Trong mười năm qua Trung Quốc đã cùng Việt Nam xây dựng quan hệ
hợp tác hữu nghị toàn diện với “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt”, đã
cùng xác định xong biên giới trên bộ và trong Vịnh Bắc Bộ để ổn định hợp
tác phát triển kinh tế. Song trong thời gian tới, do sự trỗi dậy mạnh mẽ của
Trung Quốc như đã phân tích ở trên, quan hệ Trung Quốc với Việt Nam sẽ có
nhiều biến động theo chiều hướng gia tăng sức ép đối với Việt Nam trên một
số mặt, đặc biệt là về mặt kinh tế và mặt biển đảo.

10


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM –
TRUNG QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1. Về quan hệ chính trị

Trong thời gian gần đây, hai nước tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ về
ngoại giao chính trị. Việt Nam luôn cam kết tuân theo “16 chữ vàng”, mãi mãi
là láng giềng tốt của Trung Quốc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng,
trong buổi họp báo ngày 10/4/2007 tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã tuyên bố:
“Quan hệ Trung – Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này”.
Việt Nam – Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc tham hỏi giữa lãnh đạo
cấp cao và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Hai nước đã thảo thuận xây dựng
mối quan hệ Việt – Trung theo khuôn khổ láng giềng hữu nghị, hợp tác lâu
dài. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng
2/1999, hai nước đã xác định phương châm thúc đẩy quan hệ hai nước là 16
chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai” và với tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng

5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, đồng thời nhất trí thiết lập
đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tạo cở sở cho hai nước phát
triển ổn định, lâu dài trong thời gian tới.
Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì đều đặn các chuyến thăm và gặp gỡ
bên lề hội nghị quốc tế. Trong các chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước
nhấn mạnh tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản quý báu của hai nước và nhân
dân hai nước, cần được hết sức giữ gìn và không ngừng vun đắp; khẳng định
sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn,
cùng ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng
11


chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu
vực và trên thế giới.
Hai bên thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam Trung Quốc (11/2006) và đã tiến hành 2 phiên họp (phiên thứ 2 họp tại Bắc
Kinh tháng 1/2008).
Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Hai bên duy trì trao đổi đoàn và
thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Đảng. Từ cuối năm 2007,
Trung Quốc tiếp tục thực hiện các chương trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho
ta. Trong chuyến thăm Việt Nam của Trưởng ban liên lạc đối ngoại Trung
Quốc Vương Gia Thụy, hai bên trao đổi ý kiến về các biện pháp tăng cường
giao lưu giữa các cơ quan hai Đảng trên các lĩnh vực đào tạo cán bộ, công tác
xây dựng Đảng… Ngoài ra, hai Đảng đã tổ chức 4 cuộc hội thảo về lý luận,
kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, về đổi mới, cải cách mở cửa,
hội nhập quốc tế (tháng 10/2008, tổ chức Hội thảo lý luận và thực tiễn về
nông nghiệp, nông thôn, nông dân - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm
Trung Quốc tại Nha Trang). Giao lưu giữa thế hệ trẻ 2 nước tiếp tục được duy
trì (tháng 10/2008, đã diễn ra cuộc “Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam Trung Quốc” lần thứ 8 với chủ đề Giao lưu hữu nghị Việt - Trung).
Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc

phòng tiếp tục được tăng cường với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai
Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng
(10/2003); hai ngành An ninh (3/2005), Thoả thuận hợp tác biên phòng
(8/2007) và Thỏa thuận về hợp tác giữa hai Tổng Cục chính trị Bộ Quốc
phòng hai nước (12/2007). Năm 2008, hai bên trao đổi các đoàn quan trọng:
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì thăm ta (4/2008);…

12


Trong khuôn khổ hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh tế”, hai bên
tổ chức hội nghị lần thứ 4 về hợp tác kinh tế giữa Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Lào Cai với Vân Nam (Trung Quốc).
Hiện nay, ta có các tổng lãnh sự quán tại Quảng Châu, Nam Ninh, Côn
Minh, Hồng Công. Tháng 11/2007, Đại sứ quán ta tại Trung Quốc mở văn
phòng Lãnh sự tại Thượng Hải.
Hai bên tích cực trao đổi, phối hợp lập trường trên nhiều vấn đề quốc tế
và khu vực, đặc biệt là phối hợp trong Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc kể
từ khi Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp
Quốc.
2. Về quan hệ kinh tế, thương mại.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối mặt hàng nước giải khát của Suntory Pepsico Luận văn Kinh tế 0
Y Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Luận văn Kinh tế 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vi Kiến trúc, xây dựng 0
I Chính sách của nhà nước đối với KTTN và các giải pháp phát triển Kiến trúc, xây dựng 0
P Nội dung chính sách thương mại quốc tế của liên minh Châu Âu (EU) và những điểm cần lưu ý đối với do Luận văn Kinh tế 0
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu t Luận văn Kinh tế 0
P Những chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích công tác quản lý chi ngân sách cho những đối tượng chính sách xã hội và bảo trợ xã hội của Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở chính sách trên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top