moon_nontop_9x

New Member

Download miễn phí Đề tài Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phân môn từ ngữ lớp 4 - 5 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh





Tâm lý của giáo viên cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học. Nếu tập thể giáo viên đầy nhiệt huyết luôn khao khát tìm tòi và đưa cái mới vào trong giảng dạy thì đó là điều kiện thuận lợi cho chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, cho dù “sức ỳ” của con người lớn đến đâu đi nữa thì trước sau cũng bị cái “guồng quay” này cuốn vào. Vì vậy trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, người quản lý phải biết cách tạo ra tâm thế cho mọi người, biết khuyến khích, động viên, lôi kéo mọi người tự giác tích cực hưởng ứng, như vậy sẽ xây dựng được một tập thể vững mạnh, đồng sức đồng lòng góp phần thúc đẩy giáo dục nước nhà phát triển và tiến kịp thời đại.
Ngoài ra, trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cần chủ động thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý nhằm đề cao trách nhiệm của mỗi giáo viên giúp họ tự giác nhắc nhở, thúc đẩy nhau cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường .
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hướng đổi mới của môn từ ngữ lớp 4 - 5.
3.4.3- Tiến hành dạy mẫu.
Giáo viên toàn trường dự giờ hai tiết dạy mẫu, ghi chép đầy đủ, cẩn thận vào sổ dự giờ để tham gia nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
( Tiến trình bài dạy được thể hiện cụ thể trong giáo án ( Phụ lục số 1 trang )
3.4.4- Đánh giá rút kinh nghiệm hai tiết dạy mẫu.
_ Tiết dạy của đồng chí Nguyễn Thị Kim Cúc : Học sinh nắm được khái niệm bước đầu về từ trái nghĩa trong Tiếng Việt, các em biết vận dụng những kiến thức cơ bản về từ trái nghĩa vào trong giao tiếp.
_ Tiết dạy của đồng chí Lê Thị Ninh : Học sinh hiểu đúng nghĩa và giải nghĩa được các từ thuộc chủ đề “ Việc đồng áng ” trên cơ sở đó các em đã biết dùng từ đặt câu về chủ đề này một cách chính xác.
Ban chỉ đạo tiến hành nhận xét, đánh giá cùng với các giáo viên dự giờ trao đổi ý kiến và đi đến kết luận chung về hai tiết dạy mẫu như sau :
_ Về giáo viên : Giáo viên nắm vững kiến thức của tiết học, chủ động, tự tin, thể hiện được phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên bao quát được học sinh trong lớp, theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời đến mọi đối tượng học sinh. Hoạt động giữa thầy và trò phối hợp nhịp nhàng, tự nhiên, kích thích được ý thức tự giác, chủ động của học sinh. Giáo viên giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học một cách chủ động, sáng tạo, gây được hứng thú học tập cho các em.
_ Về học sinh : Học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng bài học. Các em được hoạt động tích cực, tự giác, trả lời câu hỏi một cách tự tin ( Vì dược thầy giáo và cả lớp tôn trọng ý kiến ).
_ Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
Nhìn chung, cả hai tiết học không những đảm bảo được kiến thức cơ bản của bài học mà còn mở rộng tầm hiểu biết của các em ra ngoài đời sống thực tế.
Trang 35
Hoạt động dạy - học diễn ra đảm bảo tính khoa học, kích thích được tư duy độc lập, phát huy được hết năng lực tiềm tàng của mỗi bản thân học sinh.
Hai tiết dạy mẫu thành công đã soi sáng thêm cho lý luận dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Tập thể giáo viên phấn khởi, tin tưởng vào tính khả thi và hiệu quả của việc dạy từ ngữ theo hướng đổi mới.
3.4.5- Nhà trường đề ra tiêu chuấn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
( Xem phụ lục số 2 trang )
3.5- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo diện .
Để khẳng định hiệu quả của dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, để tập thể giáo viên có được lòng tin vững chắc vào đổi mới phương pháp dạy học, ban chỉ đạo quyết định tổ chức dạy thực nghiệm ở 4 lớp : 4E , 4D , 5A , 5B là các lớp có trình độ tương đương nhau.
Lớp 4D và 5B - Đối chứng: Dạy theo phương pháp truyền thống.
Lớp 4E và 5A - Thực nghiệm : Dạy theo phương pháp đổi mới.
Các giáo viên được chọn thể hiện các tiết dạy là các giáo viên có trình độ ngang nhau.
_ Giáo viên tự soạn giáo án cho các tiết dạy của mình ( Yêu cầu dạy những bài có trong chương trình mà học sinh chưa học ).
_ Ban chỉ đạo tổ chức xemina giáo án.
Bài : Từ cùng âm khác nghĩa ( Lớp 5 )
Nghiên cứu khoa học ( Tiết 1 - lớp 4 )
_ Giáo viên toàn trường dự giờ các lớp đối chứng và thực nghiệm.
Sau mỗi tiết dạy ban chỉ đạo đều tiến hành kiểm tra nhanh ( 10 phút ) đối với các lớp ( Xem phụ lục số 3 trang )
Kết quả thu được như sau :
L
Số
Hình thức
Xếp loại
Thời gian
ơ
HS
Tham gia
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu
p
S:L
%
S:L
%
S:L
%
S:L
%
Năm học
4D
37
Đối chứng
0
0
18
48,6
12
32,4
7
19,0
1999 - 2000
4E
39
Thực nghiệm
14
35,9
23
59,0
2
5,1
0
0
Học kỳ II
5B
40
Đối chứng
5
12,5
19
47,5
11
27,5
5
12,5
5A
39
Thực nghiệm
17
43,6
14
35,9
8
20,5
0
0
Kết quả học tập của học sinh giữa hai lớp đối chứng và hai lớp thực nghiệm đã khẳng định ưu thế của quy trình dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Bản thân các giáo viên dạy thực nghiệm và các giáo viên dự giờ đều cho rằng : Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên làm việc ít hơn, học sinh làm việc nhiều hơn do đó mà các em tự mình chiếm lĩnh được tri thức và nhớ nhanh, nhớ lâu hơn. Không khí lớp học sôi nổi, kích thích được hứng thú học tập của các em.
Về phía giáo viên, sau khi phân tích, đánh giá các tiết học kết quả đạt được như sau :
Tiết dạy lớp 4D xếp loại : Chưa đạt yêu cầu ( 10 điểm ).
Tiết dạy lớp 5B xếp loại : Đạt yêu cầu ( 13 điểm ).
Tiết dạy lớp 4E xếp loại : Tốt ( 19 điểm ).
Tiết dạy lớp 5A xếp loại : Tốt ( 18,5 điểm ).
Các tiết dạy ở hai lớp thực nghiệm được đánh giá tốt hơn, giáo viên chủ động, tự tin trong tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh. Học sinh tự giáctích cực tìm ra kiến thức mới của bài học. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn.
3.6- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đại trà.
Thấy được hiệu quả các giờ dạy theo hướng đổi mới ( qua chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo diện ) ban chỉ đạo tổ chức tập huấn thêm về phương pháp cho các giáo viên khối 4 - 5. Khuyến khích, động viên mọi người tự giác, tích cực dạy học theo hướng đổi mới. Ban chỉ đạo tạo mọi điều kiện nhằm hỗ trợ để giáo viên có thể áp dụng tốt phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy. Các tổ chức đoàn thể cũng nhiệt tình hưởng ứng, động viên các giáo viên. Toàn trường dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy học.
3.7- Những hoạt động hỗ trợ khác.
Ban chỉ đạo nhận thấy, cùng với việc chỉ đạo giảng dạy cần lưu ý đến một số hoạt động hỗ trợ khác thì biện pháp chỉ đạo mới nhanh có kết quả tốt.
3.7.1- Song song với việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, ban chỉ đạo chịu trách nhiệm thu thập, xem xét và phân loại các tài liệu có liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học. Sau đó thông báo và chuyển đến tận tay các giáo viên ( thông qua tổ chuyên môn ). Một số các tài liệu như : Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1996 - 2000, các bài viết tham luận về đổi mới phương pháp dạy học của các giáo viên ưu tú trong tỉnh và ngoài tỉnh, tạp chí giáo dục tiểu học..... đều đựơc giáo viên đọc và tổ chức thảo luận theo tổ, khối chuyên môn để vận dụng có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
3.7.2- Phát động thao giảng theo tổ lấy thành tích chào mừng ngày 26 tháng 3, ngày 19 tháng 5..... 3.7.3- Có kế hoạch cử giáo viên đi tham gia các lớp tập huấn phương pháp
dạy học do phòng, sở tổ chức ; Có biện pháp yêu cầu giáo viên toàn trường tham gia nhiệt tình các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do trường, phòng tổ chức Khuyến khích, động viên mọi người tích cực, tự giác trong công tác tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ qua dự giờ học hỏi đồng nghiệp, qua tham khảo sách báo và tự học. Đặc biệt, ban chỉ đạo rất coi trọng các hoạt động của tổ chuyên môn nhất là hoạt động chuyên
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Vai trò báo chí trong việc góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thời kỳ đổi m Văn học 0
R Biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông quận Ngô Quyền thành Luận văn Sư phạm 0
C Các biện pháp tổ chức chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy - học các môn khoa học cơ bản theo học chế tín Luận văn Sư phạm 0
S [Free] Đề tài Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của người quản lý các trường Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Đề tài Đổi mới chỉ đạo hoạt động sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn ở trường THCS số Tài liệu chưa phân loại 0
T Giáo án Đạo đức lớp 2 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 10 - Bài: Chăm chỉ học tập Luận văn Sư phạm 0
R biện pháp quản lý, chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các trường THPT đáp ứng yêu cầu Luận văn Sư phạm 0
D Sự Chuyển Hướng Chỉ Đạo Của Đảng Và Cao Trào Cách Mạng Đến Đỉnh Cao Cách Mạng Tháng Tám Vĩ Đại (1939 Văn hóa, Xã hội 0
B Phương pháp lập hồ sơ hiện hành tại Văn phòng Chính phủ và các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn Văn hóa, Xã hội 0
M Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở ở Thành phố Bắc Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top