Download dáng nhà tâm lý học- Sigmund Freud và học thuyết phân tâm

Download miễn phí dáng nhà tâm lý học- Sigmund Freud và học thuyết phân tâm





Trong cái thế giới của Freud thì, tuy nhiên vẫn có những sự ngẫu nhiên, nhưng tất cả chúng đều là những hậu quả không được dự báo trước của các nguyên cớ giao thoa. Không có hệ quả nếu chẳng có nguyên nhân. Điều đó có nghĩa là tất cả các quá trình tâm linh như giấc mơ, rối loạn và các triệu chứng, dù như chúng có vẻ kỳ lạ và vô nghĩa thế nào chăng nữa, đều có nguyên nhân cả.
 
 
Đồng ý rằng, tất cả các mối liên hệ nhân quả này hoàn toàn chẳng có ảnh hưởng lơn như nhau. Để nói lời có cánh nổi tiếng mà có lẽ Freud chưa bao giờ thốt ra: Đôi khi điếu xì gà. Chúng đã phát hiện được một cái như là một bản đồ để giải mã cái mê cung này và nó có thể chỉ ra con đường để từ sự không thể hiểu được đến sự dễ hiểu. Khi đó thì công việc của nhà phân tâm học chẳng phải là cho cái vô nghĩa một ý nghĩa nào đó, bởi vì cái gì lúc đầu còn có vẻ như là vô nghĩa, sau này vẫn có nhiều ý nghĩa; nhưng trước hết phải dụ nó đi từ chỗ trốn của nó ra đã. Dù cho chẳng thể phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả trong cuộc sống tâm linh, thì nó vẫn phải ẩn mình ở đâu đó, và Freud dùng kết luận này làm một dẫn chứng - không phải duy nhất - cho tiêu đề của ông mà cho tới nay vẫn còn tranh cãi, của một vận động nội tâm là cái không biết, là cái mà con người xô đẩy những ý tưởng và ham muốn khó chịu và gây lo hãi này ra khỏi ý thức, và bằng cách này thử từ bỏ chúng. Từ chuyên môn của Freud dành cho điều đó là: “Verdranhung - sự chèn ép”.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

dáng nhà tâm lý học: Sigmund Freud và học thuyết phân tâm
Cuộc đời Freud cũng mâu thuẫn như thuyết của ông. Ông sinh ngày 6/5/1856 tại Freiberg thuộc Đức, nay là Pribor thuộc Cộng hoà Séc. Bố ông là một người Do thái buôn vải nhưng không có nhiều vốn, chỉ sau 1860, khi gia đình rời về Viên, kinh tế gia đình mới khấm khá lên. Vì truyền thống gia đình là không trọng tín ngưỡng nên ngay từ thời trẻ, Freud đã là một người vô thần nhiệt thành. Chỉ khi ở Đức dấy lên phong trào chống Do Thái, vào năm 1962 ông mới tuyên bố: “Ngôn ngữ, văn hoá, giáo dục của tui đều là Đức, tui luôn coi mình là người Đức, chỉ có điều bây giờ ở Đức co phong trào bài Do Thái, tui mới tự nhận mình là người Do Thái mà thôi”. Ông học giỏi ngay từ nhỏ, rồi khi học đại học (Đại học Tổng hợp Viên 1873, đầu tiên học luật, sau học y), ông vẫn luôn là sinh viên giỏi. Từ môn y, ông đi sâu vào tâm linh, rồi sau mở được phòng mạch riêng về ngành này. 1886, ông lấy vợ. Ở phòng mạch của mình, ông cố gắng tìm hiểu bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân cũ với các giấc mơ của họ. Ông nghiên cứu ý nghĩa của nó, dùng phân tâm học để giải thích giấc mơ và hiểu bệnh thần kinh phân lập. 1900, ông công bố một trong các tác phẩm đầu tay: “Ý nghĩa của giấc mơ” và lây đó làm khuôn mẫu để giải thích giấc mơ theo góc độ phân tâm học, rồi điều trị các chứng bệnh phân liệt. Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, ông đã phát hiện rằng: những ham muốn và lo hãi tình dục có thể ảnh hưởng đến bệnh tình của bệnh nhân; thậm chỉ ông còn lập giả thiết rằng, việc lạm dụng tính dục trẻ em gây ra bệnh phân liệt. Năm 1897, ông phải từ bỏ giả thiết này, đây cũng là thất bại của ông, nhưng ông cố gắng tìm ra cái mới. Ông lấy những người tiên phong là Montaigne, Rousseau, Goethe; nhưng Freud là người đi xa nhất trong việc kiểm nghiệm chính bản thân mình, vì ông làm việc một cách rất có hệ thống. Vật liệu cho sự phân tích này cũng chính là những thất bại của bản thân ông: Các giấc mơ, các bước tư duy mập mờ nhất của ông. Tác phẩm đầu tay này cũng là một trong những cuốn quan trọng nhất, dù khi đó ông đã là một nhà thần kinh học nổi tiếng. Năm năm sau, cuốn tiếp theo về phân tâm học: “Ba luận văn về lý thuyết tình dục” cũng là đề tài đã được ông theo đuổi từ lâu. Sách được tái bản nhiều lần, lần nào cũng có chỉnh lý. Ông giải thích các “sai lệch” không qua góc độ đạo đức học, mà đưa nó vào các thành phần của đời sống tình dục “bình thường”. Đó cũng là cái giá mà Freud trả cho dục năng (libido). Kể từ đó, ông không còn sao nhãng các đề tài tình dục nữa. Cũng vào lúc này, Freud bắt đầu có các môn đồ. Họ tụ tập lại để thảo luận về các ý tưởng của Freud dựa trên những giải thích cho các tiểu thuyết, và những nghiên cứu các ca lâm sàng. Từ đấy, ông cũng đưa ra các nghiên cứu những ca lâm sàng trên chính bản thân ông. Năm trong số các trường hợp này - dĩ nhiên phải kể cả trường hợp Dora, hay “kết cục dang dở của một phân tích về hystery” - cho đến hôm nay vẫn được coi là mẫu mực và được thảo luận rất kỹ ở mọi viện nghiên cứu về phân tâm học. Ông nỗ lực ứng dụng phân tâm học như một ngành của tâm lý học đại cương. Cũng vậy, số môn đệ của ông lan ra toàn thế giới, đặc biệt là Anh, Mỹ Thuỵ Sỹ… và đã đến thời điểm phải tổ chức hội thoả và phát hành các tạp chí. Nhưng ngay trước thế chiến II, nhiều đệ tử của Freud đã tách khỏi ông và lập trường phái riêng cho mình. Trong số đó, nổi tiềng nhất là vị bác sĩ ở Viên và cũng là người theo Phái chủ nghĩa xã hội Alfred Adler. Với “Tâm lý học cá thể” đầy lạc quan của mình, Adler chống lại ý nghĩa trung tâm của Freud về tình dục và tính hung bạo gắn với bản năng. Còn nhà tâm lý trị liệu học Zuyrich Carl Gustav Jung lại lấy khát vọng của con người để tiến tới sự hoà trộn với một cái “siêu bản ngã” làm tiêu điểm cho “Liệu pháp phân tích” của riêng ông. Freud không tiếc Adler, nhưng sự “đảo ngũ” của Jung vào năm 1912 là một tổn thất nặng nề, hết sức bi ai đối với ông, bởi vì Freud đã coi ông này là “Thái Tử”, người kế tục chính thức của mình. Cũng còn đặc biệt bởi vì khác với các môn đệ. Do Thái của ông ở thành Viên, Jung không phải là người Do Thái, nên Freud rất coi trọng ông này để khoa học tâm linh của ông không bi coi thường đến mức là một ngành khoa học Do Thái. Nhưng ông cũng khó hy vọng rằng, ngay trong lĩnh vực nan giải nhất của nghiên cưu tâm linh - nơi người ta có thể thảo luận không phải giữ ý về những vấn đề riêng tư nhất - mọi việc lại có thể tiến triển một cách hiền hoà! Đời sống tình dục của con người là lĩnh vực mà ngay những chuyên gia giỏi nhất, thậm chí đôi khi chính Freud, cũng phải mò mẫn trong bóng tối. Kỳ vọng có sự nhất trí là không tưởng. Mâu thuẫn giữa các nhà phân tâm học không chỉ là ở lý luận, mà cả trong thực tiễn trị liệu. Ngay từ đầu, với Freud, phân tâm học đã không chỉ là học thuyết tâm linh. Nó được sinh ra trong thực tiễn trị liệu, và nhận được chứng thực hay phản bác cho các vấn đề của lý thuyết ngay trong quá trình và kết quả của điều trị phân tâm. Những đề tài về thực tiễn phân tích, chẳng hạn nghiên cứu kể từ ngày điều trị đầu tiên, xử lý giấc mơ khi phân tích, cho đến “tình yêu chuyển dịch” của người được phân tích tới người tích…, Hiện nay nếu không còn được tranh cãi nữa, thì mặc nhiên vẫn còn hết sức thời sự. Sau thế chiến I, thậm chí, ông còn tiến hành phân tích con gái rượu của mình là Anna. Đó là một sự vi phạm thô thiển tới quy tắc cơ bản là không được phép phân tích bạn bè, nói chi người thân, vì qua đó không còn khoảng cách cần thiết phải có giữa người phân tích và người được phân tích. Trong hai luận văn: “Ở phía bên kia của nguyên tắc khoái cảm” (1920) và “Cái tui và cái ấy” (1923), ông trình bày cấu trúc của tâm linh. Theo Freud, nó gồm 3 thẩm cấp: “Cái ấy” là cái bể chứa bí mật, khó tiếp cận, gồm cái bẩm sinh cũng như cái bị chèn ép, hoàn toàn thoát khỏi ý thức con người và chỉ nhận biết gián tiếp qua giấc mơ, triệu chứng… Trái lại, “cái tôi” mặc dầu cũng phần nào là không có ý thức, lại bao gồm sự tiếp xúc có lý trí với thế giới bên ngoài và gồm các cơ chế phản vệ để bảo vệ con người trước những kích thích có tính áp đảo. Không có “cái tôi” thì cũng không có sự tự kiểm soát, và không có văn minh. Cuối cùng, cái thứ ba là “cái siêu tôi”, nó tương tự như tương tự như lương tâm, mặc dầu một phần của thẩm cấp này cũng là không có ý thức. Ở đây, chủ yếu xảy ra các xung đột nội tâm mà ngay cả những người khoẻ phát triển nhất cũng phải chịu đựng chúng. Cho đến tuổi 60, Freud luôn khoẻ mạnh, nhưng vào năm 1923, ông phát bệnh ung thư vòm họng. Vì nghiện xì gà, ông phải trả giá là trong 16 năm tiếp theo, ông bị hơn 30 lần mổ xẻ đau đớn. Ông hầu như không còn nói được nữa, và phải cử con gái rượu là Anna thay mặt cho ông ở các hội nghị hay các buổi lễ long trọng. Ở nhà, cô ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top