korea_huy

New Member

Download miễn phí Cấu trúc và biến trình nhiệt độ ở các tâm nước trồi mạnh trong vùng biển đông nam Việt Nam





Biến trình năm của nhiệt độnước ởbiển Khánh Hòa được thểhiện trên hình 4a,
Phan Thiết – trên hình 4b và đông nam Côn Đảo – trên hình 4c. Từ đó dễdàng nhận
thấy rằng biến trình nhiệt độnước ởcả3 vùng nói trên đều có cấu trúc rất phức tạp
được quyết định bởi ba nhân tốchính sau đây:
1. Biến trình nhiệt tổng cộng trao đổi qua mặt phân cách giữa biển và khí quyển,
mà trước tiên là dòng bức xạhấp thụ. Chính nhân tốnày làmcho biến trình nhiệt độ
nước tầng mặt có cực đại vào tháng 5 và tháng 9 do hai cực đại dòng bức xạhấp thụ
trong vùng nội chí tuyến gây nên [2].
2. Dòng nước lạnh cuối mùa đông. Nhân tốnày làm tăng cường cực tiểu nhiệt độ
vào tháng 2 và 3, đặc biệt tại các tầng nước dưới mặt và làm cho nhiệt độnước tầng mặt
trong những tháng này thấp hơn nhiệt độkhông khí.
3. Dòng nước lạnh trồi từdưới lên trong các tháng hè thu. Nhân tốnày gây nên
những cực tiểu sâu và rộng, làmbiến dạng rất mạnh biến trình thời gian của nhiệt độ
nước từmặt đến những độsâu lớn. Cũng chính nhân tốnày làm cho nhiệt độnước tầng
mặt trong những tháng mùa hè thấp hơn nhiệt độkhông khí.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TUYỂN TẬP NGHIÊN CỨU BIỂN IV – trang 30 – 43 (1992)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CẤU TRÚC VÀ BIẾN TRÌNH NHIỆT ĐỘ
Ở CÁC TÂM NƯỚC TRỒI MẠNH
TRONG VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM VIỆT NAM
Võ Văn Lành, Phạm Văn Huấn,
Hà Xuân Hùng
Biến động theo thời gian và các đặc trưng cấu trúc của trường nhiệt độ nước biển
là những vấn đề cần nghiên cứu trước khi đi đến kết luận về tính chất của môi trường
nước biển và các quá trình vật lý xảy ra trong lớp trên của nó. Lớp tựa đồng nhất bề mặt
và lớp nhảy vọt nhiệt độ là những đặc trưng quan trọng của cấu trúc nhiệt. Thông qua
độ dày của lớp tựa đồng nhất ta có thể biết được mức độ xáo trộn nước theo phương
thẳng đứng. Lớp nhảy vọt nhiệt độ là lớp có gradient nhiệt độ theo phương thẳng đứng
cực đại. Nơi đây thường tập trung sinh vật phù du và các chất lơ lửng làm cho độ trong
suốt của nước biển trở nên nhỏ nhất. Lớp nhảy vọt nhiệt độ (mật độ) còn là lớp có tác
dụng làm lệch các tia âm nhiều nhất. Chính vì vậy lớp này thường là đối tượng nghiên
cứu của các nhà vật lý, thủy âm học và sinh vật biển.
Đối với vùng biển đông nam Việt Nam nói riêng cũng như biển Đông nói chung,
các đặc trưng cấu trúc nhiệt và biến động theo mùa của trường nhiệt độ nước trước đây
chỉ được nghiên cứu ở mức rất sơ lược [1, 3]. Trong phạm vi bài viết này, chúng tui
trình bày một số kết quả nghiên cứu của mình về các vấn đề nói trên, đặc biệt ở những
vùng nước trồi mạnh. Ở đây chúng tui xem lớp tựa đồng nhất nhiệt độ là lớp có gradient
nhiệt độ thẳng đứng không lớn hơn 0,02 oC/m và lớp nhảy vọt nhiệt độ là lớp có biên
trên trùng với biên dưới của lớp tựa đồng nhất và có biên dưới trùng với độ sâu nơi mà
đường cong phân bố nhiệt độ thẳng đứng có độ cong lớn nhất.
Nhìn vào các bản đồ phân bố độ dày lớp tựa đồng nhất bề mặt (hình 1) chúng ta
thấy rằng: về mùa đông toàn bộ vùng thềm lục địa nước nông phía nam đều bị xáo trộn
mạnh từ mặt đến đáy. Ở vùng nước sâu phía bắc độ dày của lớp tựa đồng nhất H
thường lớn hơn 40 m và nhiều nơi hơn 80 m. Trên toàn bộ đới ven bờ phía bắc từ Phan
Rang trở ra lớp tựa đồng nhất phát triển mạnh ( m) (hình 1a). Nguyên nhân
chính gây ra điều đó là do ở đây mùa này tồn tại dòng chảy mạnh ép sát bờ, tạo ra dòng
rối thẳng đứng lớn cộng với hiện tượng nước chìm do gió dồn mùa đông gây ra. Ở ngoài
khơi tồn tại vùng rộng lớn với
80H
H nhỏ hơn nhiều ( 40H m). Đây có thể là vùng nước
31
trồi đối diện với vùng nước chìm kể trên. Ở gần bờ Thuận Hải cũng tồn tại một vùng
hẹp với H tương đối nhỏ ( m) trùng với vùng nước trồi mùa đông phát hiện thấy
qua kết quả điều tra trên tàu NCB-03. Đối diện với vùng này, ở ngoài khơi, tồn tại một
dải xáo trộn mạnh.
50H
Hình 1. Độ dày lớp tựa đồng nhất nhiệt độ (mét)
tháng 12-1 (a) và tháng 6-7 (b)
32
Về mùa hè, trên phần lớn vùng biển đông nam Việt Nam H nhỏ hơn 40 m. Tồn
tại những tâm với m ở Bình Thuận – Khánh Hòa, Côn Đảo, m – ở Bình
Định – Phú Yên và m ở vùng khơi đông Côn Đảo. Những tâm này thường trùng
với các tâm nước lạnh (nước trồi) phát hiện thấy khi xem xét phân bố nhiệt độ theo mặt
rộng [2]. Giữa các tâm nước trồi ven bờ và ngoài khơi tồn tại một dải vòng cung với
10H
30H
20H
H
khá lớn (50–70 m) chắc chắn do hiện tượng nước chìm gây nên. Như vậy khu vực
nghiên cứu tuy không lớn lắm, trên đó cường độ gió trung bình giữa các vùng nước
khác nhau không nhiều (không quá 3 m/s), nhưng lại có độ bất đồng nhất khá lớn về độ
dày lớp tựa đồng nhất nhiệt độ (hình 1). Điều đó có thể giải thích là do ảnh hưởng của
hiện tượng nước trồi, nước chìm (hay hoàn lưu thẳng đứng nói chung). Nước trồi có tác
dụng nâng lớp nhảy vọt nhiệt độ lên gần mặt hơn, còn nước chìm – hạ thấp lớp nhảy vọt
nhiệt độ. Nước trồi càng mạnh, độ dày lớp tựa đồng nhất càng nhỏ. Trên cơ sở đó có thể
nói rằng những tâm nước trồi mạnh tồn tại ở vùng biển Khánh Hòa – Bình Thuận và
đông nam Côn Đảo. Sau đây chúng ta sẽ xét biến thiên theo thời gian của trường nhiệt
độ và các đặc trưng cấu trúc nhiệt ở các tâm này.
Từ hình 2 thấy rằng ở vùng Khánh Hòa (hình 2a, đường cong 1) từ tháng 3 đến
tháng 10 m, đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 9 20H 10H m. Ở Phan Thiết (hình 2b)
khoảng thời gian có m là từ tháng 2 đến tháng 9, còn ở đông nam Côn Đảo
(hình 2c) thì từ tháng 4 đến tháng 8.
20H
Nguyên nhân làm cho H nhỏ trong mùa hè – thu, như đã nói ở trên, là do hiện
tượng nước trồi gây nên, còn trong mùa xuân do lớp mặt bị nung nóng nhanh chóng
trong khi cường độ gió (cường độ xáo trộn gió) yếu đi rõ rệt, lớp nước trên bị phân tầng
mạnh. Trong tháng 5–6 cường độ xáo trộn gió tăng lên làm cho lớp tựa đồng nhất phát
triển ít nhiều.
Cũng trên hình 2, trình bày cả độ sâu có gradient nhiệt độ thẳng đứng cực đại (tâm
của lớp nhảy vọt nhiệt độ, đường cong 2) và độ sâu của biên dưới lớp nhảy vọt nhiệt độ
(đường cong 3). Nếu lấy đường cong 3 trừ cho đường cong 1 ta sẽ có độ dày của lớp
nhảy vọt nhiệt độ. Từ đó thấy rằng độ dày của lớp nhảy vọt nhiệt độ thường nhỏ nhất
vào các tháng mùa đông và hè. Điều này dễ hiểu vì mùa đông lớp trên bị xáo trộn mạnh,
H tăng nhanh trong khi nhiệt độ các lớp nước dưới sâu không thay đổi nhiều, lớp nhảy
vọt nhiệt độ như bị co hẹp lại. Trong mùa hè hiện tượng nước trồi ép lớp nhảy vọt nhiệt
độ về phía mặt. Trong mùa chuyển tiếp, đặc biệt từ đông sang hè (tháng 4 – 6) độ dày
lớp nhảy vọt nhiệt độ trở nên khá lớn, có thể đạt gần 100 m và bản thân lớp này có vẻ
như bị mờ nhạt hơn: gradient nhiệt độ trung bình theo phương thẳng đứng suy giảm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều đó là do vào mùa này trong lớp nhảy vọt nhiệt độ
xảy ra quá trình cấu trúc lại hệ dòng chảy, tạo thành gradient vận tốc theo phương thẳng
đứng khá lớn làm cho độ ổn định động lực học (số Ri) giảm đi rõ rệt, như được thể hiện
trên hình 3.
33
Hình 2. Biến trình năm của độ dày lớp tựa đồng nhất (1), độ sâu có gradient
nhiệt độ thẳng đứng cực đại (2) và độ sâu biên dưới của lớp nhảy vọt nhiệt
độ (3) ở biển Khánh Hòa (a), Phan Thiết (b) và đông nam Côn Đảo (c).
34
Hình 3. Biến trình năm của số Ri trung bình
trong lớp nhảy vọt nhiệt độ ở biển Khánh Hòa
35
Hình 4a. Biến trình nhiệt độ nước biển Khánh Hòa
Z độ sâu, at nhiệt độ không khí
36
Hình 4b. Biến trình nhiệt độ nước biển Phan Thiết
Z độ sâu, at nhiệt độ không khí
37
Hình 4c. Biến trình nhiệt độ nước biển đông nam Côn Đảo
Z độ sâu, at nhiệt độ không khí
38
Biến trình năm của nhiệt độ nước ở biển Khánh Hòa được thể hiện trên hình 4a,
Phan Thiết – trên hình 4b và đông nam Côn Đảo – trên hình 4c....
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Cấu trúc nghiệm của một số lớp phương trình vi phân khoảng và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Trắc nghiệm CẤU TRÚC, ĐẶC TÍNH, CHỨC NĂNG CỦA CÁC ĐẠI PHÂN TỬ SINH HỌC (ADN, ARN và PROTEIN) Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số hợp chất chứa vòng furoxan Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số dẫn xuất của quinolin trên cơ sở eugenol từ tinh dầu hương nhu Y dược 1
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp và tính chất quang học của hạt nano cấu trúc lõi - vỏ chấm lượng tử Si-polystiren Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu hình thái cấu trúc và đặc tính điện hóa của polyaniline tổng hợp bằng con đường điện hóa Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số hydroxide cấu trúc lớp kép ứng dụng trong xử lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của vật liệu Fe-Ti-Hydrotanxit và ứng dụng làm xúc tác xử lý Metylen xanh trong môi trường nước Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top