danhtcb

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan về khái niệm cái nghịch dị; cái nghịch dị trong văn học và quan niệm của Hugo về cái nghịch dị. Nghiên cứu về cái nghịch dị trong “nhà thờ Đức Bà Pais” qua một vài phương diện về nhân vật (Qusimodo: cái khủng khiếp và cái hài, Esmeralda: cái đẹp, cặp Phoebus/ Esmeralda, Frollo/ Esmeralda, cái chết của Esmeralda, Qusimodo ) và cảnh huống (lế hội cường đãng, Pais dưới đáy, xử án)
Mở đầu.............................................................................................................................. 6
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................... 6
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................................... 8
3. Phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 14
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 14
5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................... 14
Chương 1. Cái nghịch dị và quan niệm của Victor Hugo............................................... 15
1.1. Xác định khái niệm cái nghịch dị..................................................................................... 15
1.2. Cái nghịch dị trong văn học ............................................................................................. 18
1.3. Quan niệm của Hugo về cái nghịch dị ............................................................................. 22
Tiểu kết: .................................................................................................................................. 32
Chương 2. Nhân vật nghịch dị........................................................................................ 34
2.1. Quasimodo: cái khủng khiếp và cái hài ........................................................................... 34
2.2. Esmeralda: cái đẹp ........................................................................................................... 41
2.3. Cặp Phoebus / Esmeralda................................................................................................. 48
2.4. Cặp Frollo / Esmeralda..................................................................................................... 51
2.5. Cái chết của Esmeralda , Quasimodo............................................................................... 57
Tiểu kết ................................................................................................................................... 69
Ch.3. Cảnh huống nghịch dị ........................................................................................... 71
3.1. Lễ hội cuồng đãng............................................................................................................ 71
3.2. Paris dưới đáy................................................................................................................... 79
3.3. Xử án................................................................................................................................ 87
Tiểu kết ................................................................................................................................... 92
Kết luận........................................................................................................................... 93
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 94
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Victor Hugo tên đầy đủ là Victor Mari Hugo, sinh năm 1802, khi
“thế kỉ này đã lên hai tuổi” ở Besançon, một thành phố thuộc Tây Ban Nha
thời cổ và mất năm 1885. Cậu bé Hugo lúc mới sinh ra quặt quẹo và ngay
thời đó đã phải chịu cảnh sống “nếu có cha thì không có mẹ” ở bên mình.
Hoàn cảnh éo le trong cuộc sống gia đình đã ảnh hưởng không nhỏ đến suy
nghĩ cũng như lối sống của một cậu bé Hugo. Victor Hugo là một tài năng
hiếm có và tài năng đó đã bộc lộ từ rất sớm.
Ông sáng tác ở nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch... Thơ ông trải dài
suốt cuộc đời, tiêu biểu là Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840),
Trừng phạt (1853). Tuy nhiên ở Việt Nam bạn đọc hầu hết biết đến và yêu
mến ông ở thể loại tiểu thuyết. Ông đã để lại nhiều tiểu thuyết nổi tiếng
được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới và đã quen biết ở Việt Nam như:
Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi
ba (1874),... Ở một lĩnh vực không phong phú bằng hai thể loại trên là kịch,
Victor Hugo vẫn có những tác phẩm gây sóng gió trên sân khấu như
Hernani (1830). Tên tuổi của Hugo đã được thế giới ngưỡng mộ, không chỉ
do những kiệt tác của nhà văn mà còn do những hoạt động không ngừng vì
sự tiến bộ của con người. Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp khi mất
được đưa vào chôn cất ở điện Panthéon, nơi vinh danh những người con vĩ
đại của nước Pháp. Năm 1985, vào dịp một trăm năm ngày mất của ông,
thế giới đã làm lễ kỉ niệm Hugo – Danh nhân văn hoá thế giới.
Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) là một công trình kiến
trúc nổi tiếng nằm bên bờ sông Seine ở quận 5 của Paris. Lịch sử của Nhà
thờ được bắt đầu từ thế kỉ XII, dưới thời Louis VII, giám mục Paris lúc đó
là Maurice de Sully đã cùng với các tu sĩ có một quyết định quan trọng: xây
dựng trên quảng trường Saint-Etienne một nhà thờ mới lớn hơn nhiều so
với nhà thờ cũ. Nhà thờ sẽ thờ Đức Mẹ và theo phong cách kiến trúc mới,
về sau được gọi là kiến trúc Gothic. Được khởi công từ năm 1163 mà đến
tận năm 1350 Nhà thờ Đức Bà Paris mới hoàn thành, nghĩa là chỉ còn 13
năm nữa là vừa tròn 2 thế kỉ xây dựng! Các thế hệ kiến trúc sư danh tiếng
đã lần lượt được ghi danh: Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Pierre de
Chelles, Jean Ravy và Jean le Bouteiller.
Một kiệt tác bằng đá, sỏi, ximăng, sắt thép, gạch ngói,… nguy nga đã
ra đời từ thế kỉ XIV, để 5 thế kỉ sau đó, thế kỉ XIX, một kiệt tác khác bằng
giấy cũng không kém vĩ đại, cũng đã ra đời, như một tiếng vọng, một công
trình lớn lao song đôi cùng soi bóng bên dòng sông Seine thơ mộng, đó là
tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo. « Nhà thờ Đức Bà
Paris – cuốn sách bằng đá, chị em sinh đôi của những khúc dân ca – sẽ dần
dần bị thay thế bằng cuốn sách bằng giấy « Cái này sẽ giết chết cái kia…
Báo chí sẽ giết chết nhà thơ… Một nền văn minh đều bắt đầu từ thần trị và
kết thúc bằng dân chủ » : đó chính là kinh nghiệm xương máu của những
thế kỉ đã qua và của thời đại Hugo » [37; 496].
Tiểu thuyết của Victor Hugo đã thể hiện niềm khát khao tự do, bình
đẳng, bác ái, khao khát hạnh phúc đối với những người khốn khổ,... mà
ngày nay nó vẫn còn giá trị thời sự. Tác phẩm của Victor Hugo đã đến
được với đông đảo bạn đọc ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung. Điều đó thể hiện được vai trò nhất định của Hugo trong sự phát
triển của nền văn học thế giới.
1.2. Ở Việt Nam, tác phẩm của Hugo đã được đánh giá cao khi Bộ
Giáo dục và Đào tạo quyết định việc đưa tác phẩm của ông vào giảng dạy
trong trường Trung học phổ thông qua đoạn trích Người cầm quyền khôi
phục uy quyền trích tiểu thuyết Những người khốn khổ. Điều này có vai trò
rất lớn trong việc giúp lứa tuổi bạn đọc thanh thiếu niên tiếp cận với một tài
năng thiên bẩm, một nhân vật đã dày công khổ luyện đóng góp sức nhỏ bé
của mình trong công cuộc khôi phục nền tự do, bình đẳng, khát vọng đem
đến cho con người hạnh phúc chính đáng cho con người trong cuộc sống
như Victor Hugo.
1.3. Những điều trên là những lí do đã thôi thúc chúng tui tìm hiểu vẻ
đẹp của Nhà thờ Đức Bà Paris qua sáng tạo của Hugo từ góc độ cái nghịch
dị. Trong phạm vi luận văn, chúng tui muốn bước đầu tìm cách tiếp cận và
khám phá một khía cạnh về cái nghịch dị như một nguyên lí sáng tác trong
tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris. Vì thế, chúng tui chọn tên luận văn là
“Cái nghịch dị trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo”.
Đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn, một nhân tố quan trọng đóng góp thành
công cho tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
Suốt gần hai thế kỉ qua kể từ khi Nhà thờ Đức Bà Paris (1831) xuất
hiện, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về tác phẩm này. Mỗi
công trình, mỗi bài viết đều khai thác, khám phá từ những cái chung nhất
đến những vẻ đẹp riêng của tác phẩm. Dưới đây là một số công trình tiêu
biểu mà chúng tui có được:
2.1. Nước ngoài: Các nghiên cứu thường đánh giá Nhà thờ Đức Bà
Paris (1831) như là tiểu thuyết lịch sử thuộc về thị hiếu của công chúng
vào đầu thế kỉ XIX và thịnh hành như là mốt đối với các nhà văn, nhà thơ
xung quanh những năm 20 của thế kỉ XIX (Chateaubriand, Bà de Staël).
Chương “Paris dưới tầm chim bay” thực chất là tái hiện lại Paris vào năm
1482. Nhưng xét cho cùng thì đây không hẳn là một tiểu thuyết lịch sử mà
đến nay người ta vẫn công nhận sự ảnh hưởng của Walter Scott đối với
phương pháp sáng tác của các nhà văn lãng mạn khi đề xướng khuynh
hướng lịch sử cho tiểu thuyết thế kỉ XIX và biến nó thành một ẩn dụ, một
phỏng đoán về cuộc sống hiện tại. Trong Về Walter Scott (1823), Hugo viết:
“tui thích tin ở tiểu thuyết hơn là lịch sử, bởi vì tui thích tin ở sự thật đạo
đức hơn là sự thật lịch sử” [Tài liệu tiếng Pháp do người hướng dẫn cung
cấp: 23; 150].
Bởi thế, dù Hugo đã tốn công sức cho việc sưu tầm tài liệu lưu trữ về
thế kỉ XV, dù những hiểu biết về nghệ thuật, văn hoá quá khứ của Hugo là
uyên bác, dù thi sĩ Pierre Gringoire là một nhân vật có thật được nhắc đến
như một nhà sáng tác kịch Xoti (tức là hề kịch) xuất sắc nhất, một nhà thơ
cung đình, nhà đạo diễn kịch và là một trong những hội viên chính của hội
thanh niên “Vô tư”, nhưng cũng không ai đánh giá cao sự chính xác về tư
liệu lịch sử ở đây. Hơn thế nữa, nhà nghiên cứu Lukacs còn cho rằng ý thức
về tính lịch sử bị mất đi, do chỗ Hugo sử dụng lịch sử để trình bày những
bài học chính trị, đạo đức và tinh thần có ý nghĩa muôn thuở, dùng lịch sử
để hoá trang những suy nghĩ chủ quan về đương thời. Hugo đã có những
suy tư triết học giữa sự tiến bộ của lịch sử với thảm kịch của số phận dân
chúng. Tiểu thuyết lịch sử theo như Hugo nhận thức thì nó cũng còn mang
một phần những suy tư về triết học và đạo đức [43; 44-49]. Cảnh tượng của
thế kỉ XV cùng những biến cố trong đó có cảnh cứu Esmeralda của công
chúng đã khôi phục lại chính xác thời kì dưới chế độ quân chủ của Charles
X vào thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết đã đề xuất ra một kiểu triết học về lịch
sử và một lí thuyết về tiến bộ được triển khai trong Chương “Cái này giết
chết cái kia”. Còn về số phận của các nhân vật trung tâm, Hugo đã cung
cấp một hướng suy tưởng về định mệnh qua khái niệm Anankè (cái tất yếu,
định mệnh, tiền định). Ngoài ra, thời đại cũng cung cấp cho Hugo những tư


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Top