Nếu là một người thường xuyên sử dụng Internet thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sở hữu cho mình ít nhất 01 tài khoản Google phải không? Đơn giản vì ta sử dụng rất nhiều các sản phẩm từ Google trên Internet như Google Search, Gmail, Chrome,...



Với một tài khoản Google, bạn có thể sử dụng được hầu hết các sản phẩm của Google như Gmail, Play, Youtube,.. Do đó, tài khoản Google rất quan trọng và bạn cần nền biết cách bảo mật tài khoản để tránh bị mất cấp hay rò rỉ thông tin trên Internet.


Google cũng hiểu rõ điều này và luôn cung cấp các giải pháp để người dùng tăng tính bảo mật cho tài khoản. Bài viết này sẽ nêu lên những thay đổi quan trọng mà bạn có thể làm để cải thiện tính bảo mật cho tài khoản Google của mình.


1. Xác minh 2 bước (2-Step Verification)


2-Step Verification là chức năng bảo vệ 2 lớp cho tài khoản Google. Kẻ xấu không thể làm gì khi chỉ có một tài khoản và mật mã riêng của bạn vì phải vượt qua thêm một “lớp” bảo mật thứ 02 gắn liền với thiết bị cầm tay của bạn.


chức năng này đòi hỏi người sử dụng phải khai báo số điện thoại thật của người sử dụng, vì thế nó sẽ gắn liền với tính riêng tư của người dùng. Và nếu không thích, bạn có thể bỏ qua.


Lời khuyên: Nên kích hoạt nó


2. chức năng chia sẻ gợi ý người dùng (Shared Endorsements)



chức năng Shared Endorsements của Google kết hợp chặt chẽ mọi sinh hoạt của người sử dụng dịch vụ của Google để quảng cáo cho công ty. Vì thế, nếu bạn “+1”, theo dõi, review hay chia sẻ một sản phẩm hay công ty, bạn có thể là tạm thời là một “posterboy” mới cho sản phẩm hay công ty đó.


Lời khuyên: Nên tắt nó đi


3. Email từ Google+



chức năng mới này của Google cho phép những người đang theo dõi bạn trên Google+ có thể gửi email trực tiếp đến chính địa chỉ Gmail của bạn.chức năng này có thể khá hữu ích nếu như bạn muốn liên lạc với một người nào đó mà bạn thích trên Google+. Song, ngược lại, bất kì ai giờ cũng có thể gửi mail thẳng tới Gmail của bạn, miễn là họ theo dõi bạn trên Google+.


Lời khuyên: Nên tắt nó đi


4. Lịch sử duyệt web (Google Web History)



Google Web History sẽ lưu lại tất cả mọi thứ mà bạn tìm kiếm hay duyệt trên Chrome. chức năng này có lẽ hữu ích nếu bạn muốn xem lại lịch sử các địa chỉ duyệt mà bạn đã lướt qua trước đó. Tuy nhiên, nếu lo ngại về tính riêng tư của mình, bạn cũng có thể tắt nó đi


Lời khuyên: Nên tắt nó đi


5. Quyền về tài khoản (Account Permissions)



Google cung cấp cho người dùng một trang thiết lập riêng về các quyền khai tác tài khoản Google có tên là The Account Permissions. Điều này cho phép người dùng cấp phép sử dụng tài khoản cho các dịch vụ và ứng dụng của Google hay đã đăng ký.


Bạn có thể sử dụng trang web này để kiểm tra các ứng dụng, dịch vụ và các thiết bị có thể truy cập vào tài khoản Google của bạn, và cũng thu hồi truy cập một lần nữa.


Lời khuyên: Bạn nên kiểm tra thường xuyên


6. Các hoạt động gần đây (Recent activity)




Trang Recent activity sẽ thống kê các hoạt động có liên quan đến tài khoản của bạn như tạo, thay đổi hay xóa mật khẩu.


Lời khuyên: Bạn nên kiểm tra thường xuyên


7. Ứng dụng mật khẩu (App Passwords)



App Passwords của Google cho phép người dùng sử dụng một mật khẩu phụ khi chương trình hay ứng dụng nào đó không hỗ trợ chức năng 2-Step Authentication. chức năng này cho phép người dùng thiết lập và tạo ra những mật khẩu phụ để có thể sử dụng khi cần.


Lời khuyên: Bạn nên kiểm tra thường xuyên và loại bỏ nếu không cần thiết nữa


8. Vô hiệu hóa Google+




Nếu bạn không sử dụng dịch vụ mạng xã hội của Google, bạn có thể muốn vô hiệu hóa nó. Google sẽ tạo sẳn cho bạn một tài khoản trên Google+ khi bạn tạo mới một tài khoản Google.


Lời khuyên: Nếu không sử dụng, hãy vô hiệu nó


9. Thay đổi mật khẩu



Việc làm khá cần thiết cho bạn khi ai đó lừa bạn cung cấp mật khẩu tài khoản hay bạn có nghi ngờ về thống kê các hoạt động gần đây của tài khoản.

Lời khuyên: Thay đổi ngay khi cần thiết
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
L một số vấn đề cần lưu ý của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng t Luận văn Kinh tế 0
N Cơ sở khoa học xác định các loại tài liệu có giá trị của các trường đại học cần nộp vào lưu trữ Lịch sử Thế giới 0
N Chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ: nội dung, những điểm cần lưu ý và giải pháp cho các doanh n Tài liệu chưa phân loại 0
G Hỏi báo cáo thực tập Tiền lương và các khoản trích theo lương !?! Tư vấn giúp các vấn đế cần lưu ý Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 7
H Cần tìm nhà cung cấp giá sỉ các mặt hàng: văn phòng phẩm, quà lưu niệm? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
V Cần tìm nhà cung cấp giá sỉ các mặt hàng : văn phòng phẩm , quà lưu niệm ? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 9
H Các vấn đề cần lưu ý trong quá trình Chuẩn bị mang thai và Mang thai? Đối nhân xử thế 1
C Một số vấn đề cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ Tài liệu chưa phân loại 0
R Chính sách quản lý hàng nhập khẩu của Mỹ và một số điều cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top