Kort

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Năm 1975 đánh dấu mốc sự kiện lịch sử quan trọng mang tính bước
ngoặt đối với toàn dân tộc, đất nước thống nhất, đời sống dân tộc có những đổi thay
to lớn trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hóa văn nghệ. Mọi
hoạt động được chuyển từ thời chiến sang thời bình, ý thức dân tộc, ý thức cá nhân
và ý thức văn hóa mới hình thành. Con người phải đối diện với những vấn đề thế sự,
nhân sinh và cả những chuyện rất riêng tư, văn học tất yếu phải đổi mới theo tinh
thần thời đại. Mỗi chuyển biến của lịch sử đều tác động sâu sắc, tạo nên những
chuyển động và để lại những dấu ấn sâu đậm lớn trong đời sống văn học, bởi, một
trong những chức năng cơ bản của văn học là phản ánh hiện thực.
1.2.Văn học trước 1975 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, tạc nên những
bức tượng đài bất hủ về con người Việt Nam anh hùng bất khuất, dân tộc Việt Nam từ
trong máu lửa “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Sau năm 1975, đặc biệt là sau đổi mới
(1986), trên tinh thần “đổi mới toàn diện” mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề
ra, văn học thực sự được “cởi trói”. Không khí dân chủ tạo đà cho những chuyển động
mạnh mẽ của văn học, biểu hiện rõ trong sự chuyển đổi về tư duy nghệ thuật. Nhờ nỗ
lực đổi mới và dân chủ hóa đời sống văn hóa văn nghệ, các nhà văn đã hăng hái lao
động nghệ thuật, có ý thức đổi mới ngòi bút của mình để bắt kịp với những biến chuyển
của đời sống. Đó là cơ sở để văn học Việt Nam đương đại nói chung, văn xuôi Việt Nam
đương đại nói riêng mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, đi sâu khám phá những vấn
đề cốt lõi của đời sống xã hội, phản ánh một cách đa diện về con người. Từ đó, trong
văn xuôi xuất hiện nhiều nguồn cảm hứng mới như cảm hứng đời tư thế sự, cảm hứng bi
kịch, cảm hứng tha hóa, cảm hứng cô đơn… Kéo theo là các kiểu dạng nhân vật bi kịch,
nhân vật tha hóa, nhân vật sám hối, nhân vật cô đơn,…
1.3.Có thể thấy, khoảng mười năm đầu thời kì hậu chiến (1975 – 1985), cảm
hứng sử thi trong văn xuôi vẫn tồn tại theo quán tính. Nhưng được thổi lửa từ sau đổi
mới, đặc biệt là nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về văn hóa, cảm hứng sử thi mờ nhạt
dần, cảm hứng đời tư thế sự nổi đậm và dần trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo.
Theo đó, những vấn đề của đời sống cá nhân, số phận riêng tư với những nỗi niềm,
tâm trạng, khát vọng sống, khát vọng hòa nhập cộng đồng, khát vọng hạnh phúc. Cái
thiện – cái ác, cái xấu – cái tốt, cái cao cả - cái thấp hèn, cái bi – cái hài,… vốn còn
khuất lấp ở thời kì văn học trước, thì nay, tất cả đều đi vào trang viết với tinh thần
dân chủ, cởi mở nhất. Con người cá nhân trở thành mối quan tâm hàng đầu của người
cầm bút với đầy đủ tính chất đa dạng, phức tạp trong tính cách, suy nghĩ, biểu hiện
và trong nhiều tầng quan hệ. Trên khuynh hướng chung đó, rất nhiều tác phẩm mang
“hơi gió lạ” của các cây bút tên tuổi trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước như Nguyễn Khải, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, ... đến những
tác giả gây “chấn động” từ thời kì đầu của văn học đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp,
Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Chu Lai, Bảo Ninh, Nguyễn Trí Huân, Dạ Ngân,
Nguyễn Quang Lập,... và những cây bút trẻ thuộc thế hệ 7- 8x như Phan Thị Vàng
Anh, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Danh Lam,… đã phản ánh chân
thực, kịp thời tinh thần thời đại, thể hiện số phận con người với những cảm xúc riêng
tư nhất, góp phần mang lại diện mạo mới cho văn xuôi đương đại. Từ những chuyển
đổi cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người, các kiểu dạng nhân vật trong
văn xuôi cũng phong phú đa dạng, trong đó, con người cô đơn là một kiểu dạng
nhân vật phổ biến: Cô đơn từ trong bản thể, cô đơn do không có khả năng hòa nhập
với cộng đồng với những “vết dập xóa”, “va đập” tâm hồn, trước những bi kịch của
đời sống, của mối quan hệ gia đình và xã hội. Trên cái nhìn đa diện, đa chiều của văn
xuôi đương đại, cái cô đơn ấy được bộc lộ rõ nét và sâu sắc, tạo nên một dấu ấn
riêng, đậm nét.
Vì lẽ đó, rất cần có những công trình nghiên cứu, đánh giá, tổng kết những
dấu ấn nổi bật đó của văn xuôi thời đổi mới. Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi
cho đến nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề “Các kiểu dạng nhân vật cô đơn
trong văn xuôi Việt Nam đương đại” mới chỉ dừng lại ở một số ít bài viết chung về
tác giả, tác phẩm hay một nhóm tác giả, tác phẩm. Đó là lý do chúng tui chọn
nghiên cứu đề tài “Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương
đại (qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và
Nguyễn Danh Lam) nhằm khẳng định nỗ lực và đóng góp của các cây bút trong việc
đổi mới văn xuôi Việt Nam đương đại. Từ đó có cơ sở, góp phần khẳng định sự đổi
mới văn xuôi đương đại nói riêng và rộng hơn của văn học Việt Nam đương đại.
1.4. Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam là
những cây bút tiêu biểu, có phong cách sáng tạo đặc sắc và những đóng góp đáng kể
để tạo nên thành tựu chung của văn xuôi đương đại Việt Nam. Trong thế giới nhân
vật đa dạng của các nhà văn, con người cô đơn là kiểu dạng nhân vật nổi đậm, thực
sự tạo được ám ảnh đối với người đọc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.Việc đổi mới tư duy nghệ thuật đã đưa đến những cú “vượt rào” quan
trọng về cảm hứng, đề tài, về các kiểu dạng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… Là
điều kiện để tạo nên những tác phẩm văn xuôi có giá trị, phản ánh đúng tinh thần thời
đại, đúng người, đúng việc. Sự chuyển hướng về quan niệm nghệ thuật trong văn
xuôi đương đại đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình.
Qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tui nhận thấy đã có khá nhiều công trình, bài
viết nghiên cứu chung về văn xuôi đổi mới, trong đó cũng đã đề cập đến sự đổi mới
về tư duy nghệ thuật, sự đa dạng về nguồn cảm hứng, về các kiểu dạng nhân vật
trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
Trong bài Mấy nhận xét về nhân vật của Văn xuôi Việt Nam sau 1975, tác
giả Nguyễn Thị Bình đã đưa ra nhận định về sự đa dạng của văn xuôi từ góc độ quan
niệm nghệ thuật: “Từ năm 1986 trở đi, sự đổi mới văn xuôi mới thật sự diễn ra ở bề
sâu với một quan niệm đa dạng, nhiều chiều về đời sống.”[56].
Trong bài viết Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt
Nam giai đoạn từ sau 1975, tác giả Nguyễn Văn Long đã xác định những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975: “Văn học vận động theo hướng dân chủ
hóa”[39, tr. 14] “Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên cơ sở tinh thần nhân bản là nền
tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo, bao trùm văn học từ sau 1975” [39, tr.15] “Văn
học phát triển phong phú, đa dạng, hướng tới tính hiện đại.” [39, tr.16]. Người viết
đã đề cập đến sự đa dạng của văn học ở các bình diện “đa dạng về đề tài, phong phú
về thể loại, nhiều tìm tòi về thủ pháp nghệ thuật, đa dạng về phong cách và khuynh
hướng thẩm mĩ.” [39, tr.16]. Từ đó, chỉ rõ hơn về đặc điểm của văn xuôi sau 1975 có
“khuynh hướng nhận thức lại”, “Khám phá đời sống trong cái muôn vẻ hằng ngày,
trong các quan hệ thế sự, đời tư” và cuối cùng người viết đi đến nhận định về những
đổi mới của văn xuôi đã “mở rộng quan niệm hiện thực đi liền với đổi mới quan
niệm nghệ thuật về con người, đổi mới nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ, giọng
điệu”[39, tr.18-19].
PGS. La Khắc Hòa trong bài Nhìn lại những bước đi, lắng nghe những
tiếng nói tiếp tục khẳng định: “Đổi mới văn học suy cho cùng là đổi mới quan niệm:
quan niệm về con người, về đời sống và quan niệm về bản thân văn học nghệ
thuật”[39, tr.57]. Bên cạnh đó, bài viết đã đã so sánh, chỉ ra sự khác biệt giữa văn
học trước và sau 1975.
Tác giả Mai Hương trong Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số
cây bút văn xuôi đã chỉ ra những chuyển đổi cơ bản trong tư duy nghệ thuật của văn
xuôi đổi mới “Từ tư duy sử thi với một khoảng cách khó vượt giữa nhà văn và đối
tượng” chuyển sang kiểu tư duy mới: suy ngẫm về hiện thực, suy ngẫm về cái đương
đại đang diễn ra, “cái đương đại chưa hoàn thành”.[23, tr.3-4]. Trên cơ sở đó, tập
trung khảo sát những chuyển đổi tư duy nghệ thuật qua sáng tác của những cây bút
như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Huy Thiệp,
Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài.
Còn nhiều bài viết như: Văn xuôi nghiên cứu đời sống hôm nay, Thử nhìn
lại văn xuôi mười năm qua và Văn xuôi 1975 – 1985 – Diện mạo và vấn đề của Lại Nguyên Ân; Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam của
Trần Đình Sử; Một cách nhận diện thời kì văn học vừa qua của Đỗ Lai Thúy; Văn
xuôi trước yêu cầu cuộc sống mới của Nguyễn Khải; Một số hiện tượng văn học
nổi bật thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thanh Tâm; Một vài suy nghĩ về con người
trong văn xuôi thời kỳ đổi mới của Tôn Phương Lan; Bàn thêm về vấn đề con
người trong văn học của Trần Thanh Đạm; Văn xuôi gần đây và quan niệm con
người của Bùi Việt Thắng; Nhân vật tự ý thức trong văn xuôi sau 1975 của Dương
Thị Hương,… đã đề cập đến những đổi thay của tư duy văn học và quan niệm của
nhà văn về con người trước thời đại mới.
Như vậy, qua việc sơ lược một số ý kiến đánh giá, nhận định trên đây, chúng
tui nhận thấy, mặc dù sự đổi mới của văn xuôi đương đại về tư duy nghệ thuật, kiểu
dạng nhân vật sau1975 đã được quan tâm đánh giá tổng quát theo nhiều hướng tiếp
cận khác nhau, sự đa dạng về cảm hứng sáng tạo cũng đã được đề cập đến, song, hầu
như các bài viết đều chưa trực tiếp bàn đến đặc trưng các kiểu dạng nhân vật cô đơn
cụ thể.
2.2.Cũng theo khảo sát của chúng tôi, các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Chu
Lai, Tạ Duy Anh, Nguyễn Danh Lam và các sáng tác của họ đã được đông đảo giới
nghiên cứu, phê bình quan tâm. Trong đó cũng đã có những ý kiến đề cập đến thế
giới nhân vật của các cây bút này.
Về Nguyễn Huy Thiệp - sự xuất hiện của ông vào cuối năm 1987 đã thực sự
làm nên một “chấn động” lớn và nhanh chóng trở thành “hiện tượng lạ” trong văn
học cùng với việc khẳng định sức viết dồi dào.
Trong bài viết Truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp vài cảm nghĩ Giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét, khái quát như sau: “Nguyễn Huy Thiệp có một thế
giới nhân vật cũng độc đáo. Toàn những con người góc cạnh, gân guốc. Người nào
dường như cũng sống đến tận cùng cá tính của mình. Có loại chui lên từ bùn lầy, rác
rưởi, tâm địa đen tối, có loại lại như những bậc chí thiện, có thể bao dung cả kẻ xấu,
người ác, thậm chí sẵn sàng chết vì đồng loại.”
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
I một hướng tiếp cận lai để nhận dạng các ứng viên kiểu hình trong văn bản sinh học. Luận văn ThS. Côn Công nghệ thông tin 0
D Các kiểu hô hấp của Động vật cấu tạo hoạt động và thích nghi Nông Lâm Thủy sản 0
D Thiết kế hộp giảm tốc 2 cấp kiểu đồng trục với các dữ liệu ban đầu như sau Khoa học kỹ thuật 0
C Thiết kế cầu trục hai dầm kiểu hộp để nâng vật có tải trọng 12.5 tấn, dùng để nâng chuyển các vật, c Luận văn Kinh tế 2
M Các kiểu bộ máy quản lý và các chỉ tiêu đánh giá Luận văn Kinh tế 0
M Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xa kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Na Luận văn Kinh tế 0
L Nghiên cứu các kiểu vỏ phong hóa và đất phục vụ quy hoạch và phát triển bền vững khu vực hành lang đường mòn Hồ Chí Minh trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các kiểu câu điều kiện trong tiếng Việt Luận văn Sư phạm 0
T Tổng hợp và nghiên cứu xúc tác oxit kim loại kiểu spinen trong các phản ứng chuyển hóa Hiđrocacbon t Luận văn Sư phạm 0
C Giá trị phong cách của các kiểu trật tự từ trong thơ mới Việt nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top