Download miễn phí Các dạng toán cơ bản trong hoá vô cơ





Dạng 9:
Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3
- CO32- luôn ở trạng thái dư, phản ứng diễn ra lần lượt theo 2 giai đoạn và chưa tạo khí ngay.
HCl + Na2CO3 →NaHCO3 + NaCl
HCl + NaHCO3 →H2O + CO2 ↑+ NaCl
Cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl
- HCl luôn ở trạng thái dư, phản ứng tạo khí ngay giọt đầu tiên Na2CO3 rơi xuống.
Na2CO3 + 2HCl →2NaCl + CO2 ↑+ H2O
32. (khối A, 2007) Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thờikhuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy cóxuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V=22,4(a-b) B. V=11,2(a-b) C. V=11,2(a+b) D. V=22,4(a+b)
33. Cho từ từ 100ml dung dịch HCl x (mol/l) vào 100 ml dung dịch Na2CO3 1M. Sau khi phản ứng kếtthúc có 1,12 lít khí thoát ra (đktc). Giá trị của x là:
A. 0,5 B. 1 C. 1,25 D. 1,5
34. *Cho từ từ dung dịch chứa 0,3 mol Na2CO3 và 0,6 mol NaHCO3 vào dung dịch chứa 0,8 mol HCl. Thểtích khí CO2 thu được ở đktc là:
A.17,92 lít B.11,2 lít C.13,44 lít D.15,428 lít



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

và H2SO4 → Muối + H2 ↑
(đã biết số mol từng axit) (biết số mol H2)
Chúng ta chỉ có thể áp dụng bảo toàn khối lượng khi kiểm tra chắc chắn rằng axit đã phản ứng hết. . Nếu
ta có axit phản ứng hết.
Câu 44: (Cao đẳng, 2008) Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl
1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được
lượng muối khan là
A. 38,93 gam B. 103,85 gam C. 25,95 gam D. 77,86 gam.
III. Oxit kim loại + Axit → Muối + H2O
o Phương pháp bảo toàn khối lượng. Axit = H2SO4 thì: naxit = n H2O …
Ví dụ:
5. (khối A,2007) Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 , MgO, ZnO trong 500ml axit H2SO4
0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81 gam B. 4,81 gam C. 3,81 gam D. 5,81 gam
IV. Axit + Bazơ (NaOH) → Muối + H2O
o Axit ở đây ta thường gặp là axit hữu cơ hơn, ví dụ như axit axetic, phenol,…
Ví dụ:
6. (khối A,2008) Trung hòa 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml
dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng , thu được m gam chất rắn khan có khối lượng là:
A.8,64 gam B.6,84 gam C.4,90 gam D.6,80 gam
3. (khối B,2008) Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch
gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức
phân tử của X là
A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C3H7COOH.
Dạng 3: NaOH + hỗn hợp axit H2SO4, HCl hay H2SO4 ,HNO3 .
Cô cạn dung dịch, tính m muối khan
- Muối khan, ưu tiên tạo thành muối sunfat trước, vì khi cô cạn có thể xẩy ra phản ứng axit không bay hơi
(H2SO4 ) đẩy axit dễ bay hơi HCl,HNO3 để tạo muối sunfat.
Dạng 4:
Hỗn hợp oxit + H2 / CO → Kim loại + H2O/ CO2
Oxit KL – [O] → KL
H2 + [O] → H2O
CO + [O] → CO2
o Việc tính toán chỉ cần dựa vào các quá trình “cho nhận” nguyên tử O.
o Khối lượng chất rắn giảm hay khối lượng hỗn hợp khí tăng chính là khối lượng của nguyên tử O tham gia
vào các quá trình trên
o Nhận thấy số mol khí/ hơi sau phản ứng không đổi.
7. (khối A – 2008) Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn
gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn , khối lượng hỗn hợp rắn giảm
0,32 gam. Giá trị của V là:
A. 0,448 B.0,112 C.0,224 D.0,560
8. (Cao đẳng,2007) Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức
của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là
A. FeO; 75%. B. Fe2O3 ; 75%. C. Fe2O3 ; 65%. D. Fe3O4 ; 75%.
(Cao đẳng, 2008) Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO,
Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên
vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,120 B. 0,896. C. 0,448. D. 0,224.
Bài tập
9. Thổi một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm: CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng,
luồng khí thoát ra được sục vào nước vôi trong dư, thấy có 15 gam kết tủa trắng. Sau phản ứng, chất rắn
trong ống sứ có khối lượng 215 gam. Khối lượng m gam của hỗn hợp oxit ban đầu là:
A. 217,4 gam. B. 249 gam. C. 219,8 gam. D. 230 gam.
10. Hỗn hợp khí Y gồm H2 và CO. Toàn bộ lượng khí Y vùa đủ khử hết 4,8 gam Fe2O3 thành Fe kim loại
và tạo thành 1,08 gam H2O. Phần trăm thể tích CO trong hỗn hợp khí Y là:
Các dạng toán cơ bản trong hoá vô cơ
3 trong 11 9/8/2011 11:20 AM
A. 66,67%. B. 25,00%. C. 33,33%. D. 50,00%.
11. Cho m gam Fe2O3 tác dụng với 2,24 lít khí CO ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu được 20 gam
hỗn hợp Fe3O4 và FeO và 3,76 gam hỗn hợp khí CO và CO2. m có giá trị là:
A. 20,96 B. 22,1 gam C. 23,76 gan D.Không xác định
12. Khử hết m gam Fe2O3 bằng CO, thu được hỗn hợp A gồm Fe3O4 và Fe có khối lượng 28,8 gam. A tan
hết trong dung dịch H2SO4 cho ra 2,24 lít khí (đktc). Tính thể tích CO (đktc) đã phản ứng
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 3,92 lít D. 4,48 lít
Dạng 5:
Hỗn hợp kim loại + O2 → Hỗn hợp oxit kim loại KL + [O] → Oxit
bảo toàn khối lượng mO =moxit - mKL
Hỗn hợp oxit + dung dịch HCl → Muối + H2O
O2- + 2H+ → H2O (hay O + 2H)
(trong oxit) (nH+ = nHCl)
Có thể thay HCl bằng dung dịch H2SO4 loãng, hay H2SO4 đặc, HNO3 (nếu không có phản ứng oxihóa
khử)
13. (khối A – 2008) Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol
FeO bằng số mol Fe2O3 ), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
A. 0,23 B.0,18 C.0,08 D.0,16
14. (khối A,2008) Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn
với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,3 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để
phản ứng hết với Y là:
A. 57ml B.50 ml C.75 ml D.90 ml
Dạng 6: Phản ứng nhiệt nhôm
I. Phản ứng xẩy ra hoàn toàn.
a. Xác định thành phần chất rắn ban đầu
Hỗn hợp rắn sau phản ứng gồm Al2O3 , Fe và thường là có Al dư (Fe2O3 hết)
Chia hỗn hợp rắn sau phản ứng làm 2 phần:
Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaOH, có H2 ↑ chứng tỏ Al còn dư.
NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + H2 ↑
Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl, khí H2 ↑ là do phản ứng của Al, Fe với HCl
Al + 3HCl → AlCl3 + H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Từ 2 dữ kiện trên suy ra nFe tạo thành và nAl dư. Từ đó có thể tính được thành phần Al, Fe2O3 ban đầu.
b. Tìm công thức oxit sắt FexOy
1. (khối A, 2008) Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Giá trị của m là
A. 22,75 B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43.
1. (khối B,2007) Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phảntoàn,
thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2
(ở đktc). Giá trị của V là (Cr = 52)
A. 7,84 B. 4,48 C. 3,36. D. 10,08.
II. Phản ứng không hòan toàn. Tính hiệu suất phản ứng
- Thường bài toán sẽ cho số mol Al và oxit Fe2O3 trước. Ta cần xác định ngay chất thiếu là chất nào để
tính hiệu suất theo chất đó.
- Ví dụ : Fe2O3 là chất thiếu
Dạng 7
- Dung dịch Ca(OH)2 + CO2
- Dung dịch AlCl3 + NaOH
- Dung dịch NaAlO2 + HCl
I. CO2 + dung dịch NaOH.
Biết trước số mol CO2, NaOH, xác định thành phần muối, tính khối lượng muối.
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
Các dạng toán cơ bản trong hoá vô cơ
4 trong 11 9/8/2011 11:20 AM
Đặt nNa2CO3 = x mol , nNaHCO3 = y mol.
15. Dẫn 224 cm3 CO2 vào 50ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau khi kết thúc phản ứng, đun cạn dung dịch
sẽ thu được muối nào, khối lượng là bao nhiêu?
A. NaHCO3 0,63 g và Na2CO3 2,65 g B. NaHCO3 0,63 g và Na2CO3; 0,265 g
C. NaHCO3 0,63 g và Na2CO3 0,0265 g D. Na2CO3 0,265 g
2. (khối B,2007) Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam
chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan
thu được sau phản ứng là
A. 5,8 gam B. 6,5 gam C. 4,2 gam D. 6,3 gam.
II. CO2 + dung dịch Ca(OH)2 / Ba(OH)...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top