kute_0o0

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Các loại hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, giúp kết nối nước ta với thế giới bên ngoài, phát huy nội lực của đất nước, tận dụng được vốn và công nghệ của nước ngoài, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế của nước ta hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
TTQT là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh tế đối ngoại, nó là khâu cuối cùng của sản xuất và lưu thông hàng hoá, và các NHTM với vai trò là trung gian thanh toán đang ngày càng thể hiện rõ vai trò không thể thiếu của mình trong hoạt động này. cách TDCT là cách thanh toán được các doanh nghiệp ưa chuộng vì những lợi ích và thuận tiện của nó mang lại cho các bên tham gia, tuy nhiên, để nắm bắt các nghiệp vụ và sử dụng một cách sao cho có hiệu quả nhất lại là điều không dễ đối với cả ngân hàng và các doanh nghiệp XNK. Áp dụng loại L/C nào là có hiệu quả và thuận tiện nhất cho các bên tham gia là một trong những khó khăn như vậy. việc tìm ra các giải pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn đó để phát triển hoạt động TDCT nói riêng và hoạt động TTQT nói chung là hết sức cần thiết và cấp bách. Vì vậy em đã chọn đề tài “ Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong cách thanh toán TDCT tại ngân hàng VPBank” làm nội dung nghiên cứu cho đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề được chia làm ba chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về cách thanh toán TDCT và đa dạng hoá các hình thức L/C
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán TDCT và việc áp dụng các hình thức tại VPBank .
Chương 3: Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong thanh toán TDCT tại VPBank.
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ ĐA DẠNG HOÁ
CÁC HÌNH THỨC L/C
1.1 TÔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
1.1.1 Định nghĩa tín dụng chứng từ (TDCT).
Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng đa dạng và phong phú, song lại rất phức tạp. tuỳ từng trường hợp tứng đối tác, đối tượng, TTQT cũng phải đa dạng để phù hợp với xu thế đó.
TTQT gồm những cách chủ yếu như: chuyển tiền, nhờ thu và TDCT.
Trong cách chuyển tiền nhờ thu, Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán để thu phí, hưởng hoa hồng. Vì thế nếu các bên tham gia thanh toán XNK chưa thật tin tưởng, tín nhiệm nhau thì cách thanh toán TDCT là cách tốt nhất, được các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi, bình đẳng cho tất cả các bên tham gia (người mua, người bán, ngân hàng).
Tại điều 2, UCP 600 định nghĩa TDCT như sau:
Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hay mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp
Theo đó, ta có thể hiểu rằng: TDCT là cách thanh toán trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, NHPH sẽ phát hành 1 bức thư gọi là L/C (thư tín dụng), trong đó, ngân hàng sẽ cam kết trả tiền hay chấp nhận hối phiếu cho 1 bên thứ 3 khi người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho NHPH phù hợp với các điều khoản và điều kiện quy định trong L/C.
1.1.2 Các chủ thể tham gia trong TDCT
- Người đề nghị mở L/C: (Applicant) là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành 1 thư tín dụng và hoàn trả tiền cho người thụ hưởng nước ngoài. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là nhà nhập khẩu.
- Người thụ hưởng: (Benificiary) thông thường là người xuất khẩu, có quyền được hưởng số tiền ghi trong L/C khi xuất trịnh bộ chứng từ phù hợp.
- Ngân hàng phát hành: (Issuing bank) là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu.
- Ngân hàng thông báo: (Advising bank) là ngân hàng tiếp nhận L/C gốc từ NHPH, kiểm tra tính chân thật của L/C, sau đó thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng
- Ngân hàng được chỉ định: (Nominated Bank) là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán ngay hay chiết khấu hay được chấp nhận thanh toán khi đến hạn
- Ngân hàng xác nhận: (Confirming bank) là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C hay yêu cầu theo sự ủy quyển của NHPH
- Ngân hàng hoàn trả: (Reimbursement bank) là ngân hàng được phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán giá trị thư tín dụng cho NHđượcĐ thanh toán hay chiết khấu.
- Ngân hàng chiết khấu: (Negotiating bank): là một ngân hàng có tên trong tài khoản tín dụng, kiểm tra các tài liệu, chứng từ cần thiết và chứng nhận cho ngân hàng phát hàng những điều khoản được tuân thủ
1.1.3 Các văn bản pháp lý
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng cách thanh toán tín dụng chứng từ chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia; đồng thời nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế. Đó là:
- “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Custom And Practice For Documentary Credit – gọi tắt là UCP)
- Tập quán Ngân hàng tiêu chuản quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice Under Documentary Credit – gọi tắt là ISBP)
- Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The Uniform Custom And Practice Under Documentary Credit – gọi tắt là eUCP)
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C (Uniform Rules For Bank – To – Bank Reimbursements Under Documentary Credit – gọi tắt là URR)
1.2 THƯ TÍN DỤNG (LETTER OF CREDIT)- MỘT CÔNG VỤ QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT.
1.2.1 Khái niệm L/C.
Thư tín dụng (L/C) là một văn bản do NHPH mở ra dựa trên cơ sở yêu cầu của nhà nhập khẩu; trong đó, ngân hàng này cam kết trả tiền cho người thụ hưởng nếu họ xuất trình đầu đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng
Thư tín dụng là cơ sở pháp lý chủ yếu của việc thanh toán, nó rang buộc các thành phần tham gia trong cách thanh toán tín dụng chứnh từ như: người nhập khẩu, ng xuất khẩu, NHTB, NHPH…
1.2.2 Nội dung chủ yếu của L/C.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 1
Biểu đồ 2.1 2
Biểu đồ 2.2 2
So sánh doanh thu về TTQT qua các năm 2005-2009 2
LỜI MỞ ĐẦU 2
1. Tính cấp thiết của đề tài. 2
2. Kết cấu của chuyên đề. 3
Chương 3: Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong thanh toán TDCT tại VPBank. 3
CHƯƠNG 1 5
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ ĐA DẠNG HOÁ 5
CÁC HÌNH THỨC L/C 5
1.1 TÔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 5
1.1.1 Định nghĩa tín dụng chứng từ (TDCT). 5
1.1.2 Các chủ thể tham gia trong TDCT 6
1.1.3 Các văn bản pháp lý 6
1.2 THƯ TÍN DỤNG (LETTER OF CREDIT)- MỘT CÔNG VỤ QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT. 7
1.2.1 Khái niệm L/C. 7
1.2.2 Nội dung chủ yếu của L/C. 7
1.2.3. Tính chất của L/C 9
1.2.4 Phân loại L/C: 9
1.2.4.1 L/C cơ bản 9
1.2.4.2 L/C đặc biệt 10
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐA DẠNG HOÁ L/C TRONG THANH TOÁN TDCT 11
1.3.1 Khái niệm đa dạng hoá các loại L/C: 12
1.3.2. Lợi ích của đa dạng hoá L/C trong thanh toán TDCT đối với nhà XNK. 12
1.3.3 Lợi ích của da dạng hoá L/C trong thanh toán TDCT đối với NHTM. 12
CHƯƠNG 2 15
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC L/C TẠI VPBANK 15
2.1 KHÁI QUÁT VỀ VPBANK 15
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triền 15
2.1.2 Cơ cấu. 17
2.2 THỰC TRẠNG TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC L/C TẠI VPBANK 19
2.2.1 Thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. 19
2.2.2 Thanh toán thư tín dụng xuất khẩu. 20
2.2.2.1 Thông báo thư tín dụng xuất khẩu. 20
2.2.2.2 Xuất trình bộ chứng từ theo thư tín dụng xuất khẩu. 21
2.2.3 Thực trạng áp dụng các loại L/C tại Ngân hàng VPBank. 23
Dựa vào bảng thể hiện các loại L/C hiện đang được áp dụng tại Ngân hàng VPBank, có thể thấy được sản phẩm, dịch vụ thanh toán cũng tương đối da dạng. Hoạt động trên một địa bàn có nhiều doanh nghiệp XNK và các mặt hàng XNK hết sức đa dạng phong phú, khả năng ứng dụng các loại L/C đặc biệt vào trong cách thanh toán TDCT là không khó. Nhiều những khách hàng uy tín của ngân hàng có doanh số mở L/C lớn và ổn định, thay vì việc phải mở nhiều L/C cho các doanh nghiệp này, VPBank có thể áp dụng loại L/V tuần hoàn, việc này vừa rút gọn khối lượng công việc, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí... 24
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC LOẠI HÌNH L/C TẠI VPBANK. 25
2.3.1 Những kết quả đạt được 25
2.3.1.1 Hoạt động thanh toán TDCT. 25
2.3.1.2 Áp dụng các loại L/C : 26
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân. 26
2.3.2.1 Những hạn chế, tồn tại. 26
2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên. 27
CHƯƠNG 3 30
GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI L/C TRONG PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI VPBANK 30
3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA VPBANK. 30
3.2 GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI VPBANK. 31
3.2.1 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng. 31
3.2.2 Phân công mỗi thanh toán viên (TTV) phụ trách từng Doanh nghiệp. 34
3.2.3 Tăng cường công tác tài trợ XNK. 34
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động XNK, từng bước cải thiện cán cân thương mại. 35
3.2.5 Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công nghệ nhằm hỗ trợ cho hoạt động TTQT. 36
3.2.6 Chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ TTQT. 37
3.2.7 Các hoạt động hỗ trợ khác. 38
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI L/C TẠI VPBANK. 39
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước. 39
3.3.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các giao dịch thanh toán XNK. 39
3.3.1.2 Cải thiện cán cân TTQT (BOP- Balance of payment). 41
3.3.1.3. Phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ. 42
3.3.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK. 42
3.3.3 Kiến nghị đối với VPBank 43
3.3.3.1 Về việc xây dựng biểu phí 43
3.3.3.2 Phát triển quan hệ đại lý với NHTM quốc tế theo chiều sâu. 44
KẾT LUẬN 45
Thứ năm, VPBank cần chú trọng tới công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong các mặt nghiệp vụ và việc chấp hành các quy chế, quy trình TTQT để có các biện pháp xử lý kịp thời.
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI L/C TẠI VPBANK.
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước.
3.3.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các giao dịch thanh toán XNK.
Trong những năm vừa qua, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hoá, Việt Nam đã tích cực tham gia và thu được những thành không nhỏ trong lĩnh vực thanh toán XNK. Song, khi tham gia vào thương mại quốc tế, tất cả những ngành tài chính ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn do nước ta chưa có khung pháp lý chặt chẽ. Hoạt động TTQT không chỉ liên quan tới một số các văn bản pháp luật của một ngành, một lĩnh vực mà nó liên quan tới nhiều ngnàh khác như: bảo hiểm, hải quan, vận tải, ngoại hối, thương mại...;nó không liên quan tới các pháp lệnh, luật trong nước mà còn liên quan tới luật và các thông lệ quốc tế...
Trong thời gian qua, Nhà nước đã có sự sủa đổi, bổ sung, ban hành luật nhằm phục vụ cho hoạt động TTQT, mới đây nhất là Luật của các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006, đã phần nào giúp các ngân hàng nước ta thực hiện nghiệp vụ một cách trôi chảy hơn. Tuy nhiên có những văn bản luật vẫn bị đánh giá là thiếu phù hợp và đồng bộ. Do đó, khi co tranh chấp xảy ra, các ngân hàng không biết lấy luật nào làm điểm tựa cho minh để áp dụng. Do đó để các ngân hàng có cơ sở vững chắc để bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình và giảm thiểu rủi ro trong TTQT , việc làm nhà nước cần thực hiện ngay là tiếp tục, sủa đổi, bổ sung và hoàn thiện nền tảng pháp lý, cụ thể là:
- Hiện nay, nước ta chưa có văn bản nào điều chỉnh hoạt đông TTQT mà mới chỉ dừng lại ở Nghị định, nghị quyết, thông tư hướng dẫn...Trong thực tế, hoạt động TTQT thường áp dụng thông lệ quốc tế va tập quán quốc gia. việc áp dụng các thông lệ là đương nhiên song bên cạnh đó cần có văn bản pháp lý riêng của mỗi quốc gia để điều chỉnh hoạt động TTQT phù hợp với đặc thù của nước đó. Chính vì vậy, Nhà nước cần khẩn trương ban hành một văn bản thống nhất các quy chế giao dịch TTQT, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hoạt động TTQT
- Giám sát theo dõi luật về các công cụ chuyển nhượng đa được ban hành nhằm kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với hoạt động thanh toán.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho hoạt động TTQT nói riêng và các hoạt động đối ngoại khác nói chung có thể phát triển một cách thuận lợi thì một yêu cầu đặt ra cho các chính sách của nhà nước đó là phải nhất quán,có sự ổn định tương đối và phù hợp với tình hình biến động trong và ngoài thế giới.
3.3.1.2 Cải thiện cán cân TTQT (BOP- Balance of payment).
Tình trạng cán cân TTQT có liên quan mật thiết đến khả năng thanh toán và dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Bởi vì BOP chính là công cụ tổng hợp để phân tích, đánh giá hoạt động kinh tế đối ngoại là biểu hiện doanh số XNK, dịch vụ, đầu tư, vay nợ, viện trợ nước ngoài.
Để cải thiện tình trạng BOP của nước ta thì cần đẩy mạnh hoạt động XK, tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các biện pháp như: cải thiện cho môi trường đầu tư thông thoáng, hoàn thiện thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp lý đồng bộ…Đồng thời phải quản lý chặt chẽ và sự dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ của nước ngoài.
Hiện nay, sản phẩm XK của nước ta còn ít, thiếu tính đa dạng và phong phú, cán cân thương mại luôn ở tình trạng nhập siêu. Vì vậy, để tăng doanh số XK nhằm cải thiện cán cân thương mại, vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Khuyến khích XK những mặt hàng đã qua chế biến. Muốn thực hiện được điều này, trước tiên phải ưu tiên ngành công nghiệp chế bíên. Hiện nay, do ngành công nghiệp chế biến của nước ta còn kém nên hầu hết các sản phẩm XK là sản phẩm thô, hay mới chỉ được sơ chế. Do vậy, tuy số lượng XK nhiều nhưng giá trị lại thấp.
- Khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước như: khoáng sản, đất đai, động thực vật, lao động, tiềm năng du lịch…Đồng thời đầu tư thích đáng vào những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so với các nước khác như: gạo, cà phê, thuỷ hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ…
- Tích cực nghiên cứu, tìm kiếm thị trường XK mới cho mặt hàng XK của Việt Nam, làm tốt công tác Marketing hàng hoá, dịch vụ của nước ta ra thị trường quốc tế. Đồng thời, phải đẩy mạnh hoạt động đối với ngoại với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước ASEAN, Nhật Bản, Mỹ, các nước EU.
- Thực hiện hiệu quả các công cụ quản lý vĩ mô như: chính sách thuế, hạn ngạch, trợ giá…để khuyến khích XK, ưu tiên nhập khẩu những mặt hàng phục vụ cho sản xuất như: máy móc, thiết bị…
3.3.1.3. Phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ.
Khoa học kỹ thuật là một trong những tiền đề quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong sự nghiệp này, ngành ngân hàng có vai trò vô cùng to lớn, chính vì thế, hiện đại hoá ngành ngân hàng cùng với các ngành khác có liên quan để thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.3.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK.
Các doanh nghiệp XNK chính là những khách hàng thường xuyên của ngân hàng, đặc biệt là trong quan hệ TTQT. Để các ngân hàng có thể ứng dụng các loại L/C đặc biệt vào cách TDCT để da dạng hoá danh mục sản phẩm nhằm phục vụ chính các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng cần có sự quan tâm thích đáng đối với hoạt động này của ngân hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường không có sự quan tâm đúng mức đến tình hình tài chính, uy tín của bạn hàng và những thay đổi trong chính sách thương mại các nước. Điều này đã gây rủi ro lớn cho cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp nên chú ý khắc phục, đặc biệt là phải cẩn thận khi đối tác là các doanh nghiệp của Mỹ và Châu Âu, vì đây là những đối tác lớn nhưng có rất nhiều kinh nghiệm và thủ thuật trong kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp có hoạt động XNK thường xuyên, cần lập ra bộ phận chuyên trách XNK bao gồm các cán bộ chuyên nghiệp về kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luât thương mại quốc tế thanh toán XNK…Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, tìm hiều về các đối tác kinh doanh cũng như những thay đổi trong chính sách thương mại của các nước trong từng thơi kỳ. đồng thời, đây là cầu nối giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, cá TTV của ngân hàng sẽ phối hợp với bộ phận này trong suốt quá trinhg hoạt động của doanh nghiệp nhằm tư vấn cho doanh nghiệp về cách thanh toán, nên sử dụng loại L/C nào, thoả thuận về ngày giao hàng cuối cùng, về bảo hiểm…
Đối với các doanh nghiệp không chuyên về XNK hay một doanh nghiệp nhỏ chưa cần thiết phải lập ra một bộ phận chuyên trách thì có thể thuê chuyên gia tư vấn với tư cách là cộng tác viên. thực hiện như vậy doanh nghiệp có thể sẽ phải bỏ ra chi phí cao nhưng bù lại nó đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cũng cần không ngừng nâng cao trình độ cán bộ của mình, thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ ngoại ngữ của nhân viên vì điều này rất quan trọng khi tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương.
Ngoài ra, khi tham gia thực hiện thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp cần thực hiện các điều kiện, điều khoản trong L/C, khi lập bộ chứng từ cần chú ý tới những chi tiết dễ xảy ra sai sót…Nếu xảy ra tranh chấp hay bất đồng, doanh nghiệp nên phối hợp với ngân hàng để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
3.3.3 Kiến nghị đối với VPBank
3.3.3.1 Về việc xây dựng biểu phí
Hiện nay, biểu phí mà VPBank đang áp dụng là áp dụng chung cho toàn hệ thống. Điều này đôi khi cũng làm mất đi tính chủ động của một số ngân hàng trong hệ thống ngân hàng VPBank trong việc áp dụng mức phí đối với một số khách hàng đặc biệt. Do đó VPBank nên xây dựng một chiến lược gía có phần linh hoạt để điều chỉnh cho phù hợp với chính sách khách hàng trong từng thời kỳ.
3.3.3.2 Phát triển quan hệ đại lý với NHTM quốc tế theo chiều sâu.
VPBank là ngân hàng hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có uy tín cả trong nước và thị trường tài chính quốc tế, nhờ đó ngân hàng làm rất tốt việc phát triển mạng lưới đại lý của mình, mạng lưới đại lý của VPBank rất lớn, rộng khắp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong cuộc hội nhập kinh tế như hiện nay, việc mở rộng quan hệ đại lý không thôi vẫn chưa đủ mà cần hợp tác cả về chiều sâu, điều quan trọng là làm sao để các ngân hàng đại lý này gắn bó khăng khít với toàn bộ hệ thống ngân hàng VPBank.
Sau khi nghiên cứu các nghiệp vụ của các ngân hàng quốc tế, VPBank Việt Nam có thể tổ chức các buổi hội thảo hay đề nghị các ngân hàng quốc tế hỗ trợ tập huấn nghiệp vụ, hay trực tiếp mua và trao đổi các dịch vụ ngân hàng đại lý mới với ngân hàng trên.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Năng Mạng Cảm Biến Không Dây Đa Sự Kiện Công nghệ thông tin 0
D Vận tải đa phương thức Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện đa khoa khu vực bắc Quảng Bình Khoa học Tự nhiên 0
H Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHCT Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
S Chính sách của Ngân hàng Công thương Đống Đa - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
L Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nguồn phát thải Hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs) trê Khoa học Tự nhiên 0
C Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa - Ba Vì Luận văn Kinh tế 0
E Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa. làm khoá Luận văn Kinh tế 0
H Đa dạng hóa các hình thức Tín dụng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top