daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ LÝ
THUYẾT BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN....................................................................................................................13
I.1. Sơ lƣợc về Chứng khoán và Thị trƣờng chứng khoán: ................................13
I.1.1. Khái niệm Chứng khoán (Securities):........................................................13
I.1.2. Sơ lược về Thị trường chứng khoán: .........................................................14
I.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán:
............................................................................................................... 14
I.1.2.2. Thị trường tài chính và chức năng của Thị trường chứng
khoán: ................................................................................................... 16
I.1.2.3. Các chủ thể tham gia Thị trường chứng khoán: ...................... 18
I.2. Vai trò của thông tin tài chính trên Thị trƣờng chứng khoán:....................18
I.3. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Ansymmetric Information):..................20
I.3.1. Giới thiệu sơ lược về lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric
Information: .........................................................................................................20
I.3.2. Các khái niệm về bất cân xứng thông tin:..................................................21
I.3.3. Những nghiên cứu đầu tiên về bất cân xứng thông tin trên thế giới :........22
I.3.3.1. G.A. Akerlof (1970): “Thị trường những quả chanh”:............ 22
I.3.3.2. Michael Spence (1973): Phát tín hiệu...................................... 22
I.3.3.3. Joseph Stiglitz (1975): Cơ chế sàng lọc................................... 23
I.3.4. Hệ quả của bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán .............24
I.3.4.1. Lựa chọn đối nghịch (Adverse Selection): ............................... 24
I.3.4.2. Rủi ro đạo đức (Moral Hazard):.............................................. 24
I.3.5. Những tác động của bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán:
.............................................................................................................................25
I.3.5.1. Tác động đến các nhà đầu tư:.................................................. 25
I.3.5.2. Tác động đến các Doanh nghiệp:............................................. 26
I.3.5.3. Tác động đến sự phát triển của Thị trường chứng khoán: ...... 26
I.3.6. Giải pháp lý thuyết hạn chế bất cân xứng thông tin...................................26
I.3.6.1. Phát tín hiệu (Signaling):......................................................... 27
I.3.6.2. Sàng lọc (Screening): ............................................................... 27
I.3.6.3. Cơ chế giám sát:....................................................................... 28
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...........................................................29
II.1. Sơ lƣợc về TTCK Việt Nam:..........................................................................29
II.1.1. Các thành phần tham gia TTCK VN: .......................................................30
II.1.2. Bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam: .........................................31
II.2. Khung pháp lý quy định về việc công bố thông tin đối với các công ty đại
chúng tại Việt Nam..................................................................................................32
II.2.1. Những văn bản pháp luật liên quan đến quy định công bố thông tin đối
với các công ty đại chúng tại Việt Nam ..............................................................32
II.2.2. Đánh giá chung về khung pháp lý ............................................................35
II.3. Công bố thông tin của các công ty đại chúng:..............................................37
II.3.1. Thực trạng công bố thông tin theo quy định:............................................37
II.3.1.1. Thông tin định kỳ: ................................................................... 37
II.3.1.2. Thông tin bất thường: ............................................................. 40
II.3.1.3. Thông tin theo yêu cầu:........................................................... 40
II.3.1.4. Công bố thông tin về giao dịch của các cổ đông nội bộ......... 41
II.3.2. Một số những tồn tại khác ........................................................................42
II.4. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty ( Corporate
Governance) nhằm tăng cƣờng minh bạch thông tin:.........................................43
II.4.1. Khái niệm và những nguyên tắc về quản trị công ty: ...............................43
II.4.2. Giai đoạn hình thành và phát triển:...........................................................44
II.4.3. Thực trạng về chế độ quản trị công ty của các công ty đại chúng Việt
Nam......................................................................................................................45
II.4.3.1. Hiện các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam vẫn thường áp
dụng theo kiểu truyền thống: ................................................................ 46
II.4.3.2. Nhiều vi phạm trong công tác quản trị doanh nghiệp còn tồn
tại: ......................................................................................................... 47
II.4.3.3. Vai trò của Ban kiểm soát chưa thực tế, mới chỉ mang tính
hình thức:.............................................................................................. 47
II.4.3.4. Một số ví dụ điển hình: ........................................................... 48
II.4.4. Nguyên nhân: ............................................................................................48
II.5. Thực trạng về hoạt động kế toán và kiểm toán của các công ty đại chúng:
...................................................................................................................................49
II.5.1. Thiếu minh bạch từ tổ chức kế toán của DN: ...........................................50
II.5.1.1. BCTC sai lệch: ........................................................................ 50
II.5.1.2. Hợp nhất BCTC: ..................................................................... 53
II.5.2. Kiểm toán vẫn chứa đựng sai phạm:.........................................................55
II.6. Thực trạng sử dụng thông tin của nhà đầu tƣ: ............................................56
II.6.1. Kiến thức nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam qua các giai đoạn:..........56
II.6.2.Thực trạng sử dụng thông tin chứng khoán trong việc ra quyết định đầu tư
ở Việt Nam: .........................................................................................................59
II.6.2.1. Đa số nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư dựa trên những
nguồn thông tin không có nguồn gốc rõ ràng, ít dựa trên những thông
tin chính thức:....................................................................................... 59
II.6.2.2. Tâm lý bầy đàn và tìm kiếm lợi nhuận:................................... 60
II.6.2.3. Đa số nhà đầu tư cá nhân chưa đủ trình độ và kiến thức để
phân tích các nguồn thông tin chính thức để đầu tư:........................... 61
CHƢƠNG III...........................................................................................................62
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ BẤT CÂN XỨNG
THÔNG TIN VÀ BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN TTCK VIỆT NAM ............62
III.1. Kinh nghiệm hạn chế bất cân xứng thông tin và bảo vệ nhà đầu tƣ của
TTCK Mỹ: ...............................................................................................................62
III.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả thông tin
trên TTCK Việt Nam:.............................................................................................67
III.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin. Tăng cường cơ chế giám
sát và xử lý vi phạm công bố thông tin: .............................................................67
III.2.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin:................... 67
III.2.1.2. Tăng cường cơ chế giám sát:................................................. 68
III.2.1.3. Xử phạt nghiêm khắc các vi phạm về công bố thông tin:...... 70
III.2.2. Tăng cường nhận thức và tính tự giác minh bạch thông tin của các công
ty đại chúng: ........................................................................................................72
III.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin trên TTCK:.............................................74
III.2.4. Hoàn thiện cơ chế kế toán, kiểm toán: ....................................................74
III.2.5. Hoàn thiện các nguyên tắc về quản trị công ty (Corporate Governance)
trong các công ty đại chúng nhằm tăng cường minh bạch thông tin:..................76
III.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiến thức nhà đầu tư: ..............78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................82
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Lý thuyết thông tin bất cân xứng được biết đến lần đầu tiên vào những năm
1970 (A.G.Akerlof) và đã được Micheal Spence (1973), Joseph Stiglitz (1975) bổ
sung và hoàn thiện. Thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết
hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không
có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của
hàng hóa khi đó dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho nhà đầu tư. Mặt
khác, thông tin bất cân xứng còn gây ra rủi ro đạo đức (moral hazard) sau khi hợp
đồng đã được giao kết nhưng một bên có hành động che đậy thông tin mà bên kia
khó lòng kiểm soát, hay muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém chi phí. Trong công
trình nghiên cứu nổi tiếng được công bố đó, ba nhà kinh tế học đã cho rằng bất cân
xứng thông tin có thể làm thị trường dần biến mất.
Đối với TTCK Việt Nam, sự ra đời và chính thức đi vào hoạt động cách đây hơn
9 năm đã đánh dấu một bước phát triển mới có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
hoàn thiện hệ thống thị trường tài chính, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế
đang không ngừng chuyển đổi vận hành theo cơ chế thị trường. Có thể nói TTCK
hiện tại tuy không thật sự lớn, nhưng cũng đã phát huy được vai trò là kênh huy
động vốn tích cực của Chính phủ. Ngoài ra, việc hình thành TTCK cũng đã làm cán
cân lãi suất trên thị trường tín dụng điều chỉnh ngày càng phù hợp hơn với tình hình
phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh những thuận lợi do việc huy động vốn từ TTCK đem lại cho các doanh
nghiệp niêm yết, cũng đã tạo cơ hội đầu tư cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước. Tuy nhiên những khó khăn gần đây đã phần nào làm cho thị trường chậm
phát triển và chưa phát huy được hết vai trò thực thụ là những vấn đề như hệ thống
luật pháp chưa bao quát, chính sách điều hành còn mang tính mệnh lệnh – hành
chính, chất lượng của người điều hành còn yếu…và lý do quan trọng nhất là mức độ
minh bạch thông tin còn thấp.Có ý kiến cho rằng trên một thị trường còn mới như ở
Việt Nam, khi mà các nguồn thông tin không bắt buộc hay thông tin thay thế khác
chưa xuất hiện thì người đầu tư chỉ có thể dựa vào thông tin báo cáo tài chính mà
doanh nghiệp niêm yết công bố để xác định chiến lược đầu tư. Tuy nhiên với với
còn nhiều bất cập trong việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp niêm yết sẽ
gây nên tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra
các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và
tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường.
Thực tế, các thực trạng về bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam hoàn
toàn có thể khắc phục bằng những giải pháp thích hợp. Do đó, nhóm tác giả đã lựa
chọn và nghiên cứu đề tài: “Bất cân xứng thông tin trên Thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp” với mong muốn góp phần làm
TTCK Việt Nam công khai và minh bạch thông tin hơn. Từ đó, TTCK Việt Nam sẽ
phát triển nhanh chóng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Vấn đề bất cân xứng thông tin đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu
trước đó cả trên thế giới. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của G.A.Akerlof
(1970), M.Spence (1973) và J.Stiglitz (1975), đây là những công trình đã đặt nền
móng cho lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information) hiện đại. Giải
Nobel Kinh tế 2001 dành cho 3 học giả này đã khẳng định vị trí của lý thuyết bất
cân xứng thông tin trong kinh tế học hiện đại.
Tại Việt Nam, các học giả đã bắt đầu quan tâm đến lý thuyết bất cân xứng thông
tin và đã xuất hiện những đề tài mang tính chất chuyên sâu. Điển hình là Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2008, mã số B2007-08-23, “Mối liên hệ giữa
thông tin BCTC và giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam”, do TS. Nguyễn Việt Dũng
(ĐH Ngoại Thương) chủ nhiệm; hay luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2008, “Ảnh
hưởng của thông tin bất cân xứng đến nhà đầu tư trên TTCK Tp. HCM”, của Lê An
Khang, ĐH Kinh tế Tp. HCM.
Các đề tài trên đã chỉ ra những mối liên hệ giữa thông tin và thị trường, lượng
hóa những bất cập còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường.
Tuy nhiên, do đặc thù của các đề tài, các tác giả mới chỉ tập trung vào các khía cạnh
chi tiết, ví dụ như TS. Nguyễn Việt Dũng mới phân tích những tác động của thông
tin BCTC, Lê An Khang mới chỉ phân tích những tác động đến nhà đầu tư ở thị
trường Tp. HCM.
Trong khi đó, Sinh viên Việt Nam các ngành kinh tế - tài chính vẫn chưa có đề
tài nào có tính hệ thống khoa học về vấn đề bất cân xứng thông tin.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào 3 thành phần tham gia TTCK Việt Nam: các
công ty đại chúng, các cơ quan nhà nước liên quan và nhà đầu tư. Từ đó, nhóm tác
giả sẽ chỉ rõ ra những thực trạng về bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam và
những nguyên nhân từ 3 đối tượng này.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu những công ty đại chúng và các nhà đầu tư
hoạt động trên TTCK Việt Nam. Trong đó, đề tài tập trung nhiều hơn vào nhóm các
công ty đại chúng đang niêm yết trên Sở GDCK Tp. HCM và Sở GDCK Hà Nội.
Về thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả tổng hợp, phân tích, đánh giá kể từ khi
TTCK Việt Nam chính thức giao dịch năm 2000 đến tháng 7/2009.
5. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích những thực trạng bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt
Nam, nhóm tác giả đưa ra những giải pháp về phía nhà nước, doanh nghiệp và nhà
đầu tư nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam.
6.Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử
dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống như sau: diễn giải, quy nạp,
phân tích, tổng hợp, so sánh,… để rút ra những những luận cứ logic nhất, từ đó tổng
hợp và luận giải những đối tượng nghiên cứu.
7. Kết quả nghiên cứu dự kiến:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bất cân xứng thông tin trên TTCK;
 Phân tích và luận giải thực trạng bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt
Nam;
 Đề xuất những giải pháp cụ thể, hiệu quả và có tính ứng dụng cao nhằm hạn
chế bất cân xứng thông tin và thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển.
8. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
 Chương I: Cơ sở lý luận về Thị trường chứng khoán và lý thuyết Bất cân
xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán
 Chương II: Thực trạng bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán
Việt Nam
 Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế bất cân xứng thông tin
và bảo vệ nhà đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam
CHƢƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ LÝ THUYẾT
BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
I.1. Sơ lƣợc về Chứng khoán và Thị trƣờng chứng khoán:
I.1.1. Khái niệm Chứng khoán (Securities):
Theo Frederic S.Mishkin (1992), Chứng khoán (còn được gọi là Công cụ tài
chính – Financial Instruments) là những trái quyền (quyền được hưởng) đối với thu
nhập tương lai của người vay.
Đối với người bán (các tổ chức phát hành như các doanh nghiệp, tập đoàn,…),
chúng là tài sản nợ. Đối với những người mua, chúng là tài sản có.
Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng
một bút toán ghi sổ (book-entry) hay dữ liệu điện tử.
Chứng khoán có 4 loại1:
 Cổ phiếu (Stock): là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng
chứng chỉ hay bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu cổ phiếu với tài sản hay vốn của CTCP.
 Trái phiếu (Bond): là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ trả nợ của
người phát hành (người vay tiền) phải choc ho người nắm giữ chứng
khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những
khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó
đáo hạn.
 Chứng khoán có thể chuyển đổi (Conversational Securities): là những
chứng khoán cho phép người nắm giữ, tùy theo lựa chọn và những điều
kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác.
 Chứng khoán phái sinh (Derivatives): là những công cụ tài chính có giá
giao dịch được dựa trên các tài sản khác (được gọi là Tài sản gốc –
Underlying assets). Bốn loại chứng khoán phái sinh cơ bản là Hợp đồng
tương lai (Futures), Hợp đồng kỳ hạn (Forwards), Hợp đồng quyền chọn
(Options) và Hợp đồng hoán đổi (Swaps).
I.1.2. Sơ lƣợc về Thị trƣờng chứng khoán:
Theo TS. Nguyễn Đình Thọ (2008), phó trưởng khoa Tài chính Ngân hàng, ĐH
Ngoại Thương, TTCK là một cơ chế thông qua đó người mua và người bán có thể
tiến hành tìm kiếm, giao dịch, trao đổi và mua bán chứng khoán.
I.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán:
Lịch sử ra đời của TTCK có thể được coi là bắt đầu từ thế kỷ 12 ở Pháp khi
những nhà môi giới chứng khoán đầu tiên tiến hành giao dịch chứng khoán của
chính phủ.
TTCK phi chính thức hình thành và phát triển ở khắp châu Âu từ thế kỷ XV cho
tới thế kỷ XVII và là tiền đề cho sự ra đời của các Sở GDCK ở Châu Âu. Họat động
môi giới và giao dịch chứng khoán thường được thực hiện tại các quán café mà các
nhà môi giới hẹn gặp mặt nhau.
Năm 1460, Sở GDCK đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Antwerp, Bỉ. Sở
giao dịch này được xây mới lại vào năm 1531 và tồn tại suốt từ thời gian đó tới khi
bị cháy vào năm 1858. Sau vụ cháy, Sở giao dịch Antwerp đã được xây dựng lại với
một kiến trúc hoàn toàn mới và tồn tại từ đó đến nay.
Sau sự ra đời của Sở giao dịch Antwerp, các sở giao dịch khác bắt đầu được
hình thành từ năm 1602 (Bảng 1.1). Và mặc dù ra đời sau Antwerp, Sở GDCK
Amsterdam lại được coi là Sở GDCK lâu đời nhất trên thế giới: đây là nơi những cổ
phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới được giao dịch.
TTCK22, những bản tin này được công chúng đầu tư rất hoan nghênh. Tuy
nhiên, một số không ít nhà đầu tư cá nhân, cũng như CTCK (ví dụ như
CTCK Thăng Long) đã có ý kiến phản đối khá gay gắt.23 Thực tế, những bản
tin đó đã góp phần giúp nhà đầu tư nhận được nhiều thông tin hơn, phần nào
nâng cao kiến thức của nhà đầu tư và cần được khuyến khích hơn nữa.
 Cập nhật và chuẩn hóa các chương trình đào tạo về chứng khoán ngắn hạn và
các chương trình giảng dạy trong các trường ĐH khối Kinh tế theo những
chuẩn mực quốc tế. Trước hết, những người giảng dạy và những người đang
làm việc tại các tổ chức như UBCKNN, 2 Sở GDCK, các CTCK, cán bộ lãnh
đạo các doanh nghiệp,… cần cập nhật thường xuyên những kiến thức theo
chuẩn quốc tế. Điều này sẽ nâng cao chất lượng nhà đầu tư, nâng cao trình
độ quản lý của Nhà nước về TTCK, chất lượng và hiệu quả các hoạt động
kinh doanh chứng khoán và nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.
 Tận dụng, khai thác có hiệu quả sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và những
kinh nghiệm của các nước phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong lĩnh vực Tài chính Chứng khoán và nâng cao kiến thức nhà đầu tư.
Những giảng viên, cũng như những người trẻ tuổi hoạt động trong ngành có
kiến thức, trình độ ngoại ngữ cần được cử đi học tập, đào tạo và thực tập ở
các TTCK tại các nước tiên tiến.
Việc đưa những biện pháp trên vào thực tế không phải là một việc dễ dàng và
nhanh chóng, cần có một khoảng thời gian nhất định. Để đạt được hiệu quả
thông tin trên TTCK nhanh chóng, Nhà nước cần chủ động đưa ra những biện pháp
tác động tới TTCK. Theo TS. Nguyễn Việt Dũng (2008), trưởng bộ môn Tài chính
doanh nghiệp – khoa Tài chính Ngân Hàng – ĐH Ngoại Thương, Nhà nước có thể
thực hiện một số những biện pháp tác động sau:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
W Tác động của sở hữu nhà nước lên thông tin bất cân xứng - Nghiên cứu thực nghiệm tại Sàn chứng khoán Luận văn Kinh tế 2
H Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Tài liệu chưa phân loại 2
D Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TPHCM Luận văn Kinh tế 0
T Thảo luận: CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG Luận văn Kinh tế 0
B Thảo luận: CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ KHÁI NIỆM THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG Luận văn Kinh tế 0
N Mô hình kinh tế lượng xác định mức độ thông tin bất cân xứng: Tình huống thị trường chứng khoán thàn Tài liệu chưa phân loại 0
P Thực trạng và giải pháp bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
I Thông tin bất cân xứng và các quyết định tài chính của các công ty cổ phần ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
V Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Tài liệu chưa phân loại 0
V Mối quan hệ giữa lí thuyết bất cân xứng thông tin và lí thuyết thị trường hiệu quả trên thị trường c Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top