cuongvinh03

New Member

Download miễn phí Đề tài Bảo hiểm kinh doanh và vai trò của nó đối với quá trình táI sản xuất xã hội ở nước ta





 

A_PHẦN MỞ ĐẦU 1

B_ PHẦN NỘI DUNG

I_ Những vấn đề chung về bảo hiểm 2

1. Khái niệm bảo hiểm 2

2. Bản chất của bảo hiểm 2

3. Các loại hình bảo hiểm 3

II_ Bảo hiểm kinh doanh 3

1. Những vấn đề chung về Bảo hiểm kinh doanh 3

a. Khái niệm bảo hiểm kinh doanh 3

b. Phân loại bảo hiểm kinh doanh 4

c. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm kinh doanh 5

d. Hợp đồng bảo hiểm kinh doanh 6

e. Giá trị BH và số tiền BH 7

2. Vai trò của bảo hiểm kinh doanh đối với quá trình tái sản xuất ở nước ta 8

3. Thực trạng BHKD và giải pháp phát triển BHKD. 9

a. Thực trạng BHKD 9

b. Giải pháp phát triển BHKD 10

C_ PHẦN KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


A_PHầN mở ĐầU
Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định và luôn tự cải tiến đẻ vươn tới sự hoàn thiện. Bảo hiểm cũng vậy, đặc biệt là bảo hiểm kinh doanh là 1 ngành dịch vụ, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm kinh doanh không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà điều quan trọng là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh.Ngày nay, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm kinh doanh nói riêng đã len lỏi đến mọi cơ quan, doanh nghiệp và đã thâm nhập vào mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế càng phát triển, đời sống càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện.
Cũng chính những lý do đó mà em đã chọn đề tài: “Bảo hiểm kinh doanh và vai trò của nó đối với quá trình táI sản xuất xã hội ở nước ta”.
Bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định, em rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo để kiến thức về bảo hiểm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank !
B_ Phần nội dung
I_ Những vấn đề chung về bảo hiểm
1. Khái niệm bảo hiểm:
Có rất nhiều cách định nghĩa về bảo hiểm:
“Bảo hiểm là một phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng một khả năng gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp tạo nên”
“Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trong tong trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hay cho người thứ ba”. Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ,người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hay bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm.
2. Bản chất của bảo hiểm:
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôI phục và phát triển sản xuất, đời sống đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm.
Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân phối với số tiền như nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện bảo hiểm.
Hoạt động của bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít”. Nguyên tắc này được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như quá trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro.
Hoạt động bảo hiểm còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự ổn định, sự phồn vinh của đất nước. Bảo hiểm với nguyên tắc “số đông bù số ít” cũng thể hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắc của xã hội trước rủi ro của mỗi thành viên.
Hoạt động của bảo hiểmvừa có tính kinh tế vừa có tính xã hội, vừa mang đặc trưng của ngành dịch vụ.
3. Các loại hình bảo hiểm:
Căn cứ tính chất hoạt động, bảo hiểm chia thành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương mại( bảo hiểm kinh doanh).
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ choc và quản lý thống nhất, thường do một cơ quan quản lý Nhà nước( Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Boọ Y tế…)chịu trách nhiệm. Bảo hiểm thương mại thường do Bộ Tài chính quản lý.
Tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam có sự kết hợp hài hoà giữa quản lý Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ. Quản lý Nhà nước do Bộ Lao động thương binh và xã hội đảm nhiệm, hoạt động nghiệp vụ do bảo hiểm xã hội Việt Nam đảm nhiệm với trách nhiệm thu chi và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.
II_ Bảo hiểm kinh doanh:
1. Những vấn đề chung về Bảo hiểm kinh doanh:
a. Khái niệm bảo hiểm kinh doanh:
“Bảo hiểm kinh doanh( bảo hiểm rủi ro) được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý các rủi ro ”.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm kinh doanh mà người ta chỉ đưa ra các quan niệm khác nhau về bảo hiểm kinh doanh theo cac góc độ tiếp cận khác nhau. Nhìn nhận bảo hiểm như một cơ chế chuyển giao rủi ro, một tập đoàn bảo hiểm lớn của Mỹ cho rằng:“ Bảo hiểm kinh doanh là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tát cả những người được bảo hiểm”.
Cũng có thể hiểu :“Bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân để bồi thường tổn thất của các đối tượng bảo hiểm khi những rủi ro xảy ra”.
b. Phân loại bảo hiểm kinh doanh:
Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại BHKD. Căn cứ vào cách quản ký có BH tự nguyện và BH bắt buộc. Căn cứ vào kĩ thuật BH có BH theo kĩ thuật phân chia và BH theo kĩ thuật tổn tích. Căn cứ vào đối tượng được BH, BHKD có thể phân loại thành BH tài sản, BH trách nhiệm dân sự và BH con người. Đây là cách phân loại phổ biến nhất.
_ Bảo hiểm tài sản: có đối tượng được BH là tài sản( cố định hay lưu động ) của người được BH. Ngoài những nguyên tắc cơ bản như đã nêu, BH tài sản còn áp dụng một số nguyên tắc khác như nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền hợp pháp. Trong BH tà sản, khi thanh toán bồi thường BH, người ta thường xem xét việc bồi thường theo các chế độ: theo mức miễn thường có khấu trừ, theo mức miễn thường không khấu trừ, theo tỷ lệ số tiền BH/giá trị BH hay theo tỷ lệ số phí đã nộp/số phí lẽ ra phải nộp…
_ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: có đối tượng được BH là trách nhiệm dân sự của người được BH đối với người thứ ba theo luật định. Khác với BH tài sản và BH con người, đối tượng của BH trách nhiệm dân sự mang tính trừu tượng. BH trách nhiệm dân sự áp dụng một số nguyên tắc như: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền hợp pháp.
_ Bảo hiểm con người: Có đối tượng được BH là tuổi thọ, tính mạng, tình trạng sức khoẻ con người hay các sự kiện liên quan tới cuộc sống và có ảnh hưởng tới cuộc sống con người. Nguyên tắc khoán được áp dụng chủ yếu khi thanh toán tiền BH, Tuy nhiên, có thể áp dụng kết hợp với nguyên tắc bồi thường.
c. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm kinh doanh:
_ Nguyên tắc “ số đông bù số ít

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top