blogbuon_thiu

New Member

Download miễn phí Báo cáo Thực tập tại Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn





MỤC LỤC

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HẠT KIỂM LÂM HUYỆN VĂN BÀN 2

I. Lịch sử hình thành và phát triển của Hạt Kiểm Lâm huyện văn bàn: 2

1. Tổng quan về Huyện Văn Bàn: 2

2. Lịch sử hình thành và phát triển của hạt Kiểm Lâm huyện văn bàn: 2

II. Chức năng, nhiệm vụ: 4

1. Chức năng: 4

2. Nhiệm vụ: 5

III. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các đơn vị, cơ quan: 7

1. Biên chế và tổ chức: 7

2. Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo, các bộ phận nghiệp vụ, tổ công tác và các trạm Kiểm Lâm cụm xã: 7

2.1. Ban lãnh đạo: 8

2.2. Các bộ phận nghiệp vụ, tổ công tác, trạm Kiểm Lâm cụm xã: 10

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ BỘ PHẬN QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG 11

VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 11

I. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên: 11

1. Chức năng của bộ phận: 11

2. Nhiệm vụ cơ bản của bộ phận: 11

II. Tổ chức, biên chế của bộ phận: 12

1. Tổ chức, biên chế: 12

2. Phân công nhiệm vụ: 12

III. Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hoạt động sử dụng đất và tài nguyên rừng ở xã Nạm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai: 14

1. Đặt vấn đề: 14

2. Những nhiệm vụ cơ bản của công tác giao đất giao rừng: 16

3. Nhận xét ưu, nhược điểm giao đất giao rừng xã Nậm Tha: 19

III. Đánh giá chung năng lực của Hạt Kiểm Lâm huện Văn Bàn: 20

1. Về năng lực: 20

2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật: 20

3. Nguồn kinh phí hoạt động chính của cơ quan: 20

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHO GIAI ĐOẠN THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ 21

I. Định hướng thứ tự ưu tiên, lý do chọn đề tài: 21

II. Những tài liệu sơ bộ đã thu thập được: 22

KẾT LUẬN 22

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n lý lâm sản trên địa bàn. Mối quan hệ được thể hiện theo sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ
Mối quan hệ giữa các đơn vị
với cơ quan Hạt Kiểm Lâm Văn Bàn
Uỷ ban nhân dân
Huyện Văn Bàn
Chi cục Kiểm Lâm
tỉnh Lào Cai
Uỷ ban nhân dân
Các xã, thị trấn
Các phòng ban
Huyện liên quan
Hạt Kiểm Lâm
Huyện Văn Bàn
2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp Huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng phương tiện khác của đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;
- Phối hợp với các cơ quan nhà nớc có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn:
Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại rừng;
Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về
quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. Tổ chức tuần tra truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn.
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; Xây dựng lực lượng quần chúng và huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng và giao đất giao rừng.
Phối hợp với Hạt Kiểm Lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm Lâm rừng phòng hộ trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn.
Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phân công.
- Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Lâm nghiệp:
Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền các xã, Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên, tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn, tổ chức theo dõi, cập nhật số liệu diễn biến rừng hàng năm để kịp thời báo cáo.
Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc xây dựng các chương trình, đề án phát triển kinh tế Lâm nghiệp trên địa bàn, tổ chức việc khuyến lâm, chuyển giao khoa học công nghệ trong việc phát triển rừng, các mô hình kinh tế trang trại, vườn rừng.v.v.
Chỉ đạo cán bộ Kiểm Lâm địa bàn xã tham mưu đắc lực cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc phát triển rừng, giao đất giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng.
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc xét duyệt khai thác, tỉa
thưa gỗ rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng khoanh nuôi, hưởng lợi.v.v.
- Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ:
Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật; Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn
biến rừng và đất lâm nghiệp;
Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các trạm kiểm lâm;
Xử lý hay trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác rừng;
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc trong việc quản lý nhà
nước về rừng và đất lâm nghiệp, tổ chức việc giao đất giao rừng, công tác khuyến lâm;
Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện nhiệm vụ khác do Chi cục trởng Chi cục Kiểm Lâm và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
III. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các đơn vị, cơ quan:
1. Biên chế và tổ chức:
Tổng biên chế của đơn vị gồm 33 cán bộ công chức, viên chức có tuổi đời từ 24-55; Có 03 dân tộc, Kinh 27 người chiếm 82%, Tày 5 người chiếm 15%, Nùng 01 người chiếm 03%.
Trình độ văn hoá trung học cơ sở 05 người chiếm 15%, trung học phổ thông 28 người chiếm 85%; Trình độ chuyên môn trung cấp 14 người chiếm 42%, đại học 19 người chiếm 58%; Trình độ lý luận chính trị trung cấp 02 người chiếm 6%, cao cấp 03 người chiếm 9%.
2. Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo, các bộ phận nghiệp vụ, tổ công tác và các trạm Kiểm Lâm cụm xã:
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn gồm:
Ban lãnh đạo Hạt có 01 Hạt trưởng và 02 Phó hạt trưởng;
Bộ phận giúp việc gồm 03 bộ phận đó là Bộ phận lý bảo vệ và Bảo tồn thiên nhiên; Bộ phận thanh tra pháp chế; Bộ phận hành chính tổng hợp hậu cần;
Tổ Kiểm Lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng có 01 tổ;
Trạm Kiểm Lâm cụm xã có 05 trạm.
Mối quan hệ được thể hiện theo sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ
Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo, các bộ phận nghiệp vụtổ công tác và các trạm Kiểm Lâm cụm xã:
Hạt trưởng
Phó hạt
Trưởng
Phó hạt
Trưởng
Tổ K.Lâm
cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng
Các
trạm kiểm
lâm
cụm

Bộ
phận thanh
tra
pháp
chế
Bộ
phận
tổng
hợp
hậu
cần
Bộ phận quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn
thiên nhiên
2.1. Ban lãnh đạo:
* Hạt trưởng:
Là công chức lãnh đạo đứng đầu Hạt Kiểm Lâm phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Kiểm Lâm tỉnh và trước pháp luật, về sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý toàn diện đơn vị thực hiện nhiệm vụ được pháp luật quy định, có nhiệm vụ:
- Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ đối với toàn thể cán bộ công chức thuộc quyền;
- Quản lý công tác tổ chức, bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ đúng năng lực sở trường; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức. Nắm vững tình hình cán bộ công chức về xuất thân, điều kiện, hoàn cảnh hiện tại, thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ công chức; Quản lý, sử dụng các phương tiện, công cụ được trang bị theo quy định và thực hiện chế độ đối với công chức;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chuyên môn của đơn vị và tổ chức triển khai công tác của đơn vị; ra quyết định xử lý công việc theo thẩm quyền
- Đề xuất về tổ chức các trạm, tổ công tác phù hợp với phạm vi yêu cầu quản lý; kiểm tra chấn chỉnh toàn bộ hoạt động của cán bộ, công chức theo quy định;
- Tổ chức công sở, xây dựng quy chế làm việc của cơ quan và tổ chức thực hiện theo quy định về chế độ công vụ, công sở; thực hiện chế độ thống kê báo cáo;
- Tổ chức và phát động các phong trào thi đua của đơn vị;
- Xây dựng mối quan hệ công tác với chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, các ban ngành đoàn thể để triển khai nhiệm vụ thuộc thẩm quyền;
- Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan và địa phương.
* Phó ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top